Nghịch lý thừa quỹ nhà tái định cư, chậm di dời dân trong chung cư hỏng nặng

08:30 25/11/2023

Theo Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh, thời gian qua trên địa bàn có đến 16 chung cư cấp D đã hư hỏng nặng, phải di dời khẩn cấp cho 1.194 hộ dân đang sinh sống tại chỗ. Tuy vậy, việc di dời các hộ dân tại đây được thực hiện rất chậm.

Hiện mới có 7 chung cư với 354 hộ dân được di dời xong, 5 chung cư với 566 hộ dân đang di dời dở dang, còn đến 247 hộ dân vẫn đang bám trụ lại. Ngoài ra còn 4 chung cư với 274 hộ dân vẫn chưa được di dời. Trong khi đó, từ đầu năm đến hết tháng 9, thành phố mới di dời được vẻn vẹn 24 hộ dân.

Về chương trình di dời nhà trên và ven kênh rạch, ngay từ tháng 11/2021, UBND thành phố đã ban hành quyết định, đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ bồi thường, di dời 6.500 căn. Trong đó tập trung vào 2 nhóm ưu tiên thuộc 17 dự án, gồm 3 dự án thực hiện mục tiêu kép: Vừa giải quyết nhu cầu thoát nước để chống ngập, vừa phục vụ chỉnh trang đô thị. Còn lại 14 dự án đều là các dự án đã được triển khai các bước đầu tư trong giai đoạn 2016-2020, hiện đã có 5 dự án được bố trí vốn phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Nhà nằm trên mặt kênh nước đen tại TP Hồ Chí Minh.

Riêng đối với 3 đề án thí điểm chỉnh trang đô thị, di dời nhà trên và ven kênh rạch trên địa bàn quận 7, Sở Xây dựng đã phối hợp với UBND quận 7 thành lập tổ công tác liên ngành, đề xuất, kiến nghị với UBND thành phố theo hướng mở rộng biên giải tỏa ngoài ranh hành lang bảo vệ sông rạch ở một số khu vực để tạo quỹ đất mời gọi vốn đầu tư xây dựng nhà tái định cư tại chỗ. Nhưng theo ông Trần Hoàng Quân, Giám đốc Sở Xây dựng thành phố, đến hết quý 3 vừa qua mới chỉ có 657 trong tổng số 6.500 căn nhà trên và ven kênh rạch được di dời. Do đó, từ nay đến hết năm 2025, số lượng nhà thuộc diện này phải di dời còn rất lớn.

Nghịch lý là trong khi thành phố đang có sẵn quỹ nhà tái định cư rất lớn, đã bỏ không nhiều năm thì việc di dời các hộ dân thuộc diện trên lại rất chậm. Cụ thể, TP Hồ Chí Minh đã có 12.500 căn nhà, nền đất tái định cư phục vụ Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm được hoàn thiện nhiều năm không có người nhận. Đến giữa năm nay, thành phố mới phân bổ được 5.228 căn nhà và nền đất cho các quận, huyện và TP Thủ Đức để phục vụ tái định cư cho 263 dự án đầu tư công, chỉnh trang đô thị có giải phóng mặt bằng; dành 1.448 căn hộ và nền đất, gồm 525 căn hộ và 919 nền đất dự phòng phục vụ tạm cư, di dời khẩn cấp các hộ dân chung cư hỏng nặng, cháy nổ, sạt lở bờ sông. Đến nay TP Hồ Chí Minh còn đến 4.967 căn hộ và nền đất đã có chủ trương bán đấu giá và nhiều lần được đưa ra đấu giá từng phần nhưng không thành công. Số căn hộ này chủ yếu tập trung tại 2 khu tái định cư lớn sát cạnh Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức và xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh.

Thông tin về tiến độ di dời 6.500 căn nhà trên và ven kênh rạch vào ngày 16/11 vừa qua, ông Lý Thanh Long, Chánh Văn phòng Sở Xây dựng cho biết, với tình hình này dự kiến đến hết năm 2025 cũng chỉ bồi thường, di dời được 4.250 căn, đạt 65% so với chỉ tiêu đề ra. Nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ trên, theo ông Long kể từ năm 2020, Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP đã không còn quy định về hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao. Nhà đầu tư không còn được thanh toán bằng quỹ đất, mà chỉ có thể khai thác, kinh doanh trên phần diện tích đất sau khi đã di dời nhà trên và ven kênh rạch nên không hấp dẫn trong việc mời gọi đầu tư. Trong khi đó việc đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách cũng gặp khó khăn trong việc bố trí vốn. Các dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch dù đã được Sở Xây dựng đề xuất thuộc danh mục dự án trọng điểm, cấp thiết nhưng không được chọn là dự án cấp bách, cần ưu tiên như các dự án khác. Ngoài ra, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các hộ dân cũng không đơn giản. Nhất là khi đa số nhà, đất đều có pháp lý phức tạp, không có quyền sử dụng đất, nhà lấn chiếm một phần trên đất hành lang, một phần trên mặt nước kênh rạch.

Thông tin về khó khăn, vướng mắc trong di dời, giải tỏa nhà trên và ven kênh rạch tại hội thảo về vấn đề này vào ngày 13/11 vừa qua, TS Dư Phước Tân, Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh cho biết, sau 5 năm triển khai, thành phố mới chỉ bồi thường, di dời được 2.479 căn trong tổng số 20.000 căn phải di dời. Để đẩy nhanh tiến độ, TS Dư Phước Tân cho rằng thành phố cần xem xét, vận dụng Nghị quyết 98 của Quốc hội để tạo nguồn kinh phí đầu tư cho việc giải tỏa, di dời nhanh số lượng nhà ở còn rất lớn nêu trên.

Bảo Sơn

Thực hiện Chương trình Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80, chiều 26/12, Bộ Công an tổ chức 6 Tổ thảo luận nhằm đánh giá tình hình, kết quả các mặt công tác Công an năm 2024. Với phương châm "đề cao tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, với tinh thần nêu gương, nhìn thẳng vào sự thật, nói thẳng, nói thật, nói hết" mà Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an đã chỉ đạo tại phiên khai mạc hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, bàn giải pháp khắc phục, phát huy thời gian tới.

Với vai trò là đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Phó Trưởng ban Dân nguyện, tuy nhiên thay vì “công, chính, liêm, minh” nói lên tiếng nói của các cử tri, ông Lưu Bình Nhưỡng đã lợi dụng vị trí, quyền hạn của mình để “bảo kê” cho một số đối tượng kiểu “xã hội đen” cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp. Sự đan chéo lợi ích nhuốm mùi tiền giữa các đối tượng đã khiến cựu ĐBQH trên bất chấp quy định, bẻ cong luật pháp để trục lợi cá nhân.

Chiều 26/12/2024, tại Họp báo thông báo tình hình kết quả công tác Công an năm 2024 do Bộ Công an tổ chức, Thượng tá Vũ Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu thông tin về xử lý vụ việc liên quan quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước tại Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba).

Nga sẵn sàng hợp tác với chính quyền sắp tới của Tổng thống Mỹ Donald Trump để cải thiện quan hệ nếu Washington có ý định nghiêm túc thực hiện điều đó và Mỹ phải là người hành động trước, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 26/12 nhấn mạnh.

Chiều 26/12, thông tin tại buổi họp báo do Bộ Công an tổ chức, Đại tá Trần Xuân Ánh, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, cho biết: Liên quan đến vụ án tại Tạp chí Môi trường và Đô thị, ngày 25/12, đơn vị đã khởi tố thêm 9 bị can, đồng thời triệu tập 20 đối tượng để mở rộng điều tra.

Chiều 26/12, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã phối hợp với Công an huyện Đức Trọng bắt giữ B.V.L (SN 1994), để điều tra, làm rõ các loại hóa chất dùng để chế tạo pháo nổ trái pháp luật.

Chiều 26/12, thông tin tại buổi họp báo do Bộ Công an tổ chức, Thiếu tướng Phan Mạnh Trường, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an cho biết: Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố 16 đối tượng, trong đó có 12 đối tượng là nhân viên, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Đồng Nai về hành vi môi giới, đưa và nhận hối lộ.

Chiều 26/12, tại họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác Công an năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ công tác Công an năm 2025 của Bộ Công an, Thượng tá Vũ Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an cho biết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa khởi tố thêm 5 bị can nguyên là lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ liên quan vụ án Phúc Sơn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文