Nhiều dự án tiền tỷ “đắp chiếu”

07:52 08/03/2022

Tỉnh Thừa Thiên-Huế hiện đang có nhiều dự án được các doanh nghiệp đầu tư với kinh phí từ hàng chục tỷ lên đến hàng trăm tỷ đồng. Tuy nhiên, quá trình triển khai thi công, không ít dự án lại kéo dài qua nhiều năm, chậm tiến độ, thậm chí có dự án công trình phải “đắp chiếu” do thiếu vốn...

Tuyến đường cứu nạn, cứu hộ (CNCH) Phong Điền - Điền Lộc được triển khai xây dựng ở địa bàn huyện Phong Điền là một ví dụ. Tuyến đường được thiết kế dài hơn 16km, với tổng mức đầu tư gần 672 tỷ đồng nối từ QL1A tại thị trấn Phong Điền về bãi biển xã Điền Lộc, huyện Phong Điền. Công trình được triển khai thi công từ năm 2012 do Ban Quản lý dự án (QLDA) Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên-Huế làm chủ đầu tư.

Trong số các hạng mục thuộc dự án này có công trình cầu vượt đường sắt tại thị trấn Phong Điền có kinh phí xây dựng hơn 65 tỷ đồng. Cầu có chiều dài hơn 66m, rộng 15,5m với mục đích giảm xung đột giao thông giữa đường sắt với đường bộ ở khu vực cửa ngõ phía Nam thị trấn Phong Điền. Kể từ năm 2015, chủ đầu tư đã triển khai thi công cầu vượt đường sắt nhưng từ đó đến nay, suốt 7 năm trôi qua nhưng công trình này vẫn dang dở, bỏ ngỏ việc thi công.

Điều đáng nói, trong khi dự án ngừng thi công thì nhiều hộ dân nằm trong vùng dự án lại sống trong cảnh thấp thỏm chờ đợi được di dời, giải tỏa.  Lý giải về nguyên nhân dự án “đắp chiếu” nhiều năm, ông Nguyễn Văn Cường, Phó Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, do việc phân bổ vốn hàng năm hạn hẹp nên công trình kéo dài thời gian hoàn thành, bên cạnh đó quá trình thi công cần phải điều chỉnh một số vị trí mặt bằng dự án.

Theo ông Cường, để đẩy nhanh tiến độ dự án đường CNCH Phong Điền - Điền Lộc, mới đây tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có kế hoạch phân bổ vốn cho dự án trong năm 2022 là 94 tỷ đồng; trong đó công trình cầu vượt đường sắt Phong Điền được bố trí thêm 35 tỷ để tiếp tục hoàn thiện các hạng mục còn lại. Hiện đơn vị đang phối hợp chính quyền địa phương rà soát, thống kê để thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, thu hồi khoảng 10.000m2 đất và có khoảng 20 hộ dân trong khu vực bị ảnh hưởng sẽ được đền bù thỏa đáng. Sau khi hoàn thành các phần công việc này, công trình cầu vượt sẽ thi công trở lại trong thời gian sớm nhất có thể.

Tương tự, năm 2010, tỉnh Thừa Thiên-Huế cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu cho Công ty CP Điện tử Tin học Viễn thông thực hiện dự án khu dịch vụ cao cấp Tam Giang. Dự án tọa lạc trên đường Lê Sĩ, tổ dân phố Hải Thành, phường Thuận An, TP Huế, có tổng mức đầu tư 36 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2016. Sau khi được cho thuê đất, nhà đầu tư đã hoàn chỉnh các thủ tục. Thế nhưng, khi xây dựng xong các căn nhà riêng biệt thì bỏ hoang, không đưa vào sử dụng. Do chậm tiến độ nên năm 2018, Thanh tra Sở KH&ĐT tỉnh Thừa Thiên-Huế đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ đầu tư dự án. Hiện nay, chủ đầu tư dự án này đang tiếp tục xin điều chỉnh và bổ sung chức năng lưu trú.

Đối với dự án khu đô thị, nghỉ dưỡng Vinconstec - Huế kết hợp với khu đô thị cao cấp Cồn Sơn (xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) sau hơn 13 năm kể từ ngày khởi công rầm rộ, cũng rơi vào tình trạng “đắp chiếu”. Dự án này do Công ty CP Xây dựng và Phát triển Công nghệ Việt Nam làm chủ đầu tư, được UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cấp phép năm 2008, xây dựng trên tổng diện tích hơn 70ha, với tổng kinh phí đầu tư trên 600 tỷ đồng. Qua một thời gian thi công, dự án hoàn thành 10 khung nhà kiểu mẫu trong tổng số 54 khung nhà và sau đó dừng thi công từ năm 2012 cho đến nay. Hiện các công trình tại dự án này đều trong tình trạng xuống cấp, hư hỏng.

Ông Nguyễn Đại Vui, Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế có hơn 140 dự án với tổng mức đầu tư hơn 114 nghìn tỷ đồng đang triển khai thực hiện. Ngoài các dự án kể trên, mới đây, tỉnh đã tiến hành rà soát lại 79 dự án chậm tiến độ trên địa bàn. Trong số đó, có 24 dự án cần rà soát xem xét thu hồi, 29 dự án cần giám sát đặc biệt và 26 dự án cần đôn đốc tiến độ thực hiện. Đến nay, có 17/24 dự án thuộc danh mục cần rà soát thu hồi đã hoàn thành thủ tục chấm dứt hoạt động dự án theo quy định.

Hiện, cơ quan quản lý đầu tư đã ban hành quyết định chấm dứt hoạt động 10 dự án, nhà đầu tư tự quyết định chấm dứt hoạt động của 6 dự án. Riêng 29 dự án nằm trong nhóm chậm tiến độ, giám sát đặc biệt, cơ quan chức năng đã thành lập các đoàn kiểm tra, qua đó đã thu hồi, chấm dứt hoạt động 8 dự án do nhà đầu tư không thể tiếp tục triển khai. Đồng thời, các cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên-Huế đã làm việc với nhà đầu tư để giám sát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và đề xuất phương án xử lý phù hợp đối với các dự án chậm tiến độ còn lại.

Anh Khoa

Sau hơn 15 năm xây dựng (dự án thuỷ điện Hồi Xuân có tổng mức đầu tư ban đầu hơn 3.300 tỷ đồng), đã hoàn thành hơn 90% khối lượng nhưng “đắp chiếu” từ 2018 đến nay. Đây là một trong 4 dự án trên cả nước vừa được Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đưa vào diện theo dõi…

Gần 600 loại sữa được sản xuất giả nhắm đến người bệnh, phụ nữ mang thai và trẻ em vừa bị lực lượng Công an triệt phá đã gây xôn xao dư luận. Đánh vào tâm lý của người bệnh tiểu đường, phụ nữ mang thai, trẻ em thấp còi, lại dùng người nổi tiếng để quảng cáo tràn lan trên các nền tảng, trong 4 năm qua, gần 600 loại sữa bột giả này đã tiêu thụ khắp cả nước, bán cho hàng trăm nghìn người tiêu dùng, thu lợi gần 500 tỷ đồng.

Báo CAND số 7184, phát hành ngày 29/3/2025 vừa qua có đăng bài viết “Cần hỗ trợ người dân vạn đò sông Hương an cư” phản ánh sự việc: 16 năm trước, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là TP Huế) đã thực hiện di dời gần 1.000 hộ dân vạn đò trên sông Hương lên bờ tái định cư...

Xin nói ngay đó là ở các quán bar, vũ trường mà tập trung nhiều nhất là ở các quán bar “chui”, tức hoạt động không có giấy phép. Những người bị phát hiện có người bị xử phạt hành chính, có người bị đưa đi cai nghiện bắt buộc nhưng như vậy vẫn chưa đủ sức để răn đe. Thực tế những địa điểm bị xử lý lần đầu, kiểm tra lại lần sau thì số con nghiện còn cao hơn lần trước.

Bình yên, no đủ, người dân được tự do tham gia các hoạt động tôn giáo là những điều để lại ấn tượng sâu sắc nhất với ông Siu Dok – một mục sư gốc Việt trong chuyến về thăm quê hương tại xã Ia Le, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai.

Phái đoàn Hamas hôm 14/4 rời Thủ đô Cairo (Ai Cập) sau các cuộc đàm phán với những nhà trung gian từ Ai Cập và Qatar - hai nước đã hợp tác cùng Mỹ thúc đẩy lệnh ngừng bắn ở Gaza hồi tháng 1. Trước đó, thành viên cấp cao của lực lượng này đã nêu lên điều kiện thả toàn bộ con tin Israel. 

Giữa những miền đất đầy bất ổn, người lính CAND Việt Nam mang theo lý tưởng nhân đạo và trách nhiệm quốc tế. Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, khi được hoàn thiện, sẽ là biểu tượng thể chế của một Việt Nam đang chủ động góp phần gieo những mầm xanh hòa bình giữa thế giới đầy biến động.

Liên quan đến đường dây sản xuất sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá với quy mô lớn với doanh thu gần 500 tỷ đồng xảy ra tại Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group, ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương không cấp phép và quản lý trực tiếp mặt hàng của các công ty vi phạm, đồng thời nêu rõ nguyên nhân và các giải pháp xử lý.

Để đảm bảo an ninh ở mức cao nhất chuyến thăm và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Công an TP Hà Nội đã triển khai cắm chốt làm nhiệm vụ từ sớm, nắm chắc phương án bảo vệ, phân luồng giao thông; tuyên truyền nhắc nhở nhân dân nơi đoàn di chuyển qua tuân thủ quy định, nguyên tắc bảo vệ an ninh cũng như xử lý các tình huống phát sinh...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文