Cảm hứng thế sự trong tiểu thuyết "Giời con"

08:00 25/09/2014
Đọc tiểu thuyết "Giời Con" của Trần Văn Miều, NXB Hội Nhà văn, 2014.

Cảm hứng thế sự trong văn Trần Văn Miều đậm nét nhất là cáo trạng xuống cấp đạo đức lối sống, là hồi chuông cảnh báo về sự tha hóa, biến chất ở một bộ phận cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, huyện. Cuộc tranh giành quyền lực giữa ông Bách - Chủ tịch tỉnh đại diện cho thế lực tà và ông Khánh - Bí thư Tỉnh ủy đại diện cho thế lực chính... đặt trong mối quan hệ thông gia và công việc, luôn ngấm ngầm, luôn dữ dội, khi thỏa hiệp, lúc căng thẳng... Bàn cờ giữa hai ông quan đầu tỉnh không còn là bàn cờ giải trí, thư giãn nữa mà đã là cuộc chiến giữa được và mất, giữa xấu và tốt, giữa thiện và ác.

Nhân vật... nhân vật và cuối cùng vẫn là... nhân vật luôn là vấn đề sinh tử quyết định sự thành bại của tiểu thuyết truyền thống. Trong tiểu thuyết "Giời Con", dường như các nhân vật phụ: ông Bách, ông Kháng, Duyên - vợ Giời Con lại thành công hơn nhân vật chính Trần Trọng Yben Sơn? Ông Bách cơ mưu, quyền biến, vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, ông dùng mọi thủ đoạn lúc cương lúc nhu... nhồi nhét, chăn dắt, "đun" bằng được đứa con rể - Giời Con vào quy hoạch; từng bước từ phó phòng lần lượt lên đến Phó Chủ tịch tỉnh. Nhưng, ông Kháng lại điển hình cho lớp cán bộ kinh qua chiến đấu, trưởng thành bằng bề dầy thành tích thực sự, mẫu mực trong sạch, không bao giờ tư lợi, nhất nhất làm theo tiếng gọi lương tâm và lợi ích tập thể. Cái cách ông Kháng nhiều lần từ chối, không đồng ý đề bạt con trai làm lãnh đạo và cú sốc đột quỵ chỉ có ở loại cán bộ lãnh đạo ngay thẳng, cương trực.

Nhân vật Duyên điển hình cho loại nhân vật nổi loạn, ý chí quyết liệt, muốn làm cái gì là làm bằng được bất chấp dư luận. Cha nào con nấy, Duyên cũng khôn ngoan đáo để, ghê gớm như cha mình - ông Bách, đưa Giời Con vào bẫy tình như người thợ săn lọc lõi bẫy con thỏ non tơ. Thực tình, tôi rất muốn nhân vật chính Giời Con có sức sống bằng xương bằng thịt, bằng cá tính, bằng ngôn ngữ riêng... rõ nét hơn, sinh động hơn, ám ảnh hơn. Tuy vậy, tôi vẫn nhận ra các nhân vật của Trần Văn Miều đều có thân phận buồn.

Tạng văn của Trần Văn Miều không hợp với thứ văn chương du dương, bóng bẩy, hoặc kỳ khu đẽo gọt chăm chút đến từng câu từ. Xét đến cùng, viết tiểu thuyết là nhà văn kể một hoặc những câu chuyện bằng ngôn từ. Người kể có duyên, có giọng, có thủ pháp thì hấp dẫn, người kể vô duyên, rề rà... thì nhạt nhẽo, làm khổ người đọc. Thủ pháp kể biến hóa vô cùng, kể hay thì được gọi là... viết nội dung; kể dở thì bị gọi là thô giản, vụng về.

Trần Văn Miều thiên về kể câu chuyện, kể sự kiện, kể hành động nhân vật hơn là miêu tả khắc họa tính cách, cá tính nhân vật... một cách chân thật, giản dị. Trần Văn Miều rất ít khi dùng thủ pháp miêu tả để tạo dựng các sự kiện, hình ảnh, tình huống nghệ thuật, và cũng hiếm khi ông triết lý nhân sinh; lại càng không phân tích tâm lý nhân vật. Có nghĩa là văn Trần Văn Miều thiên về tạo dựng hành động, qua sự kiện và hành động, mâu thuẫn để xây dựng nhân vật; chứ không mổ xẻ xung đột, giằng xé nội tâm. Chuyện thế sự đời sống, đời người từ quá khứ đến hiện tại cứ đan xen hiện lên bằng giọng kể nhẩn nha, khúc chiết, rõ ràng, rành mạch chứ không ẩn dụ hay gợi mở gợi cảm. Âu cũng là một cách riêng chinh phục người đọc bằng sự giản dị, chân thành, mộc nhưng không thô vụng.

Có lẽ bất ngờ nhất và gây sững sờ cho người đọc là nhân vật Thương bằng da bằng thịt trở về làng, khiến người thân kinh hoàng như thể cô đội mồ sống lại. Nhà văn Trần Văn Miều "đánh lừa" người đọc từ... yên tâm rằng Thương thất tình, tự tử và an phận dưới mồ, để rồi căm giận, nguyền rủa Giời Con phụ tình, để rồi xót xa, thương cảm cô gái trẻ bạc mệnh... đến vỡ òa khi cô trở về, và tha thứ cho người tình - bố của con mình.

"Giời Con" là một thiên tiểu thuyết dạt dào cảm hứng thế sự…

Sương Nguyệt Minh

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp Công an tỉnh Nam Định triệt xóa thành công nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản cá nhân, dữ liệu người dùng trên địa bàn toàn quốc và các quốc gia trên thế giới, bắt giữ 22 đối tượng.

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 6/5, ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Ninh Thuận cho biết, cơ quan này đang phối hợp UBND, Công an huyện Ninh Hải và Đồn biên phòng Vĩnh Hải tiến hành kiểm tra, xác minh, xử lý vụ việc nữ du khách đến từ Hà Nội bị hành hung tại bãi Kinh ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Trong lúc đang đánh cá trên biển, do lốc xoáy, sóng to đã làm 4 tàu cá ở Quảng Bình gặp tai nạn, trong đó có 3 tàu bị chìm, 1 tàu mất liên lạc. Hiện 11 ngư dân vẫn còn mất tích. Công tác tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân mất tích đang được triển khai rất khẩn trương

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文