Chỉ xin lỗi thôi, chưa đủ!

09:33 09/07/2012
Có một điều lạ lùng, hiếm gặp đã xảy ra tại TAND tỉnh Vĩnh Phúc, trong phiên xét xử một số quan chức "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" tại dự án trang trại Phường Đồng Tâm, Tp Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc...

Ấy là, trong phần tranh tụng tại tòa diễn ra vào chiều 28/6/2012, thay vì cãi chày cãi cối, cãi với tinh thần "còn nước còn tát" như vẫn xảy ra ở một số bị cáo trong nhiều vụ án liên quan đến tham nhũng đất đai thời gian qua, bị cáo Nguyễn Ngọc Quyền - nguyên Bí thư, nguyên Chủ tịch UBND Tp Vĩnh Yên - đã gửi lời xin lỗi tới người dân địa phương, thừa nhận những hành vi của mình là phạm tội. Không chỉ có vậy, bị cáo Quyền còn có cách hành xử gần như chưa có tiền lệ: Yêu cầu luật sư bảo vệ quyền lợi cho mìn… không phát biểu nữa, để Hội đồng xét xử định tội bị cáo cho "xứng đáng" với những hành vi mà mình gây ra. Trước đó, bị cáo Quyền cũng thừa nhận mức án mà đại diện Viện Kiểm sát đề nghị áp dụng với mình là xác đáng.

Các bị cáo trong vụ tham nhũng đất đai tại dự án trang trại Phường Đồng Tâm, Tp Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc trong phiên xét xử ngày 28/6/2012. Ảnh: M.Quang.

Cách đây ít lâu, nhà văn, Tiến sĩ Phan Hồng Giang, trong một bài viết in trên Báo An ninh thế giới Cuối tháng liên quan đến vấn đề chống tham nhũng đã đặt câu hỏi: "Có thể chờ một vị nắm quyền quyết định về quy hoạch sử dụng đất ở địa phương mình, biết chỗ nào có thể thu hồi làm khu đô thị mới, khu công nghiệp, chỗ nào hô biến là từ đất nông nghiệp có thể thành sân golf  kiêm khu biệt thự nghỉ dưỡng sinh thái, móc nối với các vị được gọi là "đại gia bất động sản" hoặc các doanh nghiệp gia đình sân sau  để  thu về bạc tỷ tiền ăn chia trên sự bần cùng của người nông dân mất đất, mất kế sinh nhai..., một ngày sét nổ giữa trời xanh nào đó bỗng đăng đàn công khai thú nhận rằng đã trót lợi dụng chức quyền thu lợi hàng tỷ đồng tiền bất chính nay xin nghiêm túc tự kiểm điểm, nhận kỷ luật nghiêm khắc trước Đảng, Nhà nước và nhân dân thân yêu?! Có thể thế chăng?".

Và ông tự trả lời: "Xin thưa: Không bao giờ có sự sám hối ngoạn mục như vậy từ các đồng chí oai vệ may mắn chưa bị lộ!".

Nhà văn Phan Hồng Giang cho rằng loại chuyện này thuộc "thể loại viễn tưởng". Tất nhiên, việc một ông nguyên là bí thư, nguyên là chủ tịch một thành phố thừa nhận tội trạng của mình khi đã bị khởi tố, bị đưa ra tòa xét xử rất khác với việc ông ta tự nguyện đến các cơ quan bảo vệ pháp luật để "tự thú trước bình minh" (như giả thiết mà nhà văn Phan Hồng Giang đặt ra), song dẫu sao nó cũng 'tiến bộ" hơn nhiều so với một số "quan tham ăn đất" khác dù tội trạng hai năm rõ mười, và mức thiệt hại gây ra cho cộng đồng khá lớn, song khi còn cơ hội vẫn "đấu lý" tới cùng.

Nói thì nói vậy song từ việc nhận tội của bị cáo Nguyễn Ngọc Quyền, ta cũng cần nghĩ tới một vấn đề khác thiết thực hơn: Đó là ngoài chuyện "xin lỗi suông", ngoài chuyện chấp nhận mức án mấy năm tù giam thì cách bị cáo giải quyết hậu quả mà mình gây ra như thế nào? Tôi không rõ đến nay, trong vụ "ăn đất" của bị cáo Quyền và các đồng phạm của ông ta, hậu quả đã được giải quyết đến đâu, có bao nhiêu hécta đất đã được thu hồi và có bao nhiêu đã được qui đổi ra tiền để rồi bị chia chác, tiêu tán hết? Nghĩa là kẻ ăn trộm, ăn cắp, ăn cướp tài sản của Nhà nước, của nhân dân thì ngoài án tù còn phải đền bù (và đền bù được) những thiệt hại mà họ gây ra, nếu không muốn mức án nặng hơn. Dân gian ta có câu "Hy sinh đời bố, củng cố đời con". Đồng tiền suy cho cùng chính là sự tích lũy từ mồ hôi, nước mắt, từ thời gian, công sức của con người. Bởi vậy, không ít người sẵn sàng ăn cắp tiền tỉ để rồi nếu bị bắt thì chịu ngồi tù mấy năm và coi như số tiền ấy đã… bay hơi. Hãy xem, ở đời, có người sẵn sàng bán gan, bán thận, nghĩa là sẵn sàng bán bớt tuổi thọ của mình để trang trải việc gia đình. Vậy thử hỏi, nếu lừa đảo, chiếm dụng dăm bảy tỉ để rồi chỉ chịu án mấy năm tù như trường hợp một nữ nhân viên của Hãng Thông tấn AP ở Hà Nội cách đây ít lâu thì thiết nghĩ, thiếu gì người sẵn sàng nếu có cơ hội?

Cho nên, mắc tội và xin lỗi không thôi chưa đủ, phải có chế tài buộc họ thấy khi hành vi bất chính của mình bị phát hiện thì cái mất lớn hơn rất nhiều so với cái được. Có vậy chuyện tham nhũng mới phần nào thuyên giảm

Phạm Thành Chung

Chiều tối 20/9, khoảng 100 cảnh sát thuộc các lực lượng Công an tỉnh Bình Thuận do Đại tá Huỳnh Ngọc Liêm, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận trực tiếp chỉ huy đã tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc của Trần Văn Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Long Thái Việt (ở huyện Hàm Tân).

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua (20/9), khu vực từ Nghệ An đến Hà Tĩnh đã có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa tính từ 19h ngày 20/9 đến 3h ngày 21/9 nhiều nơi trên 70mm như: Khe Lá (Nghệ An) 151.6mm, Hồ Kim Sơn (Hà Tĩnh) 70.8 mm…

Thay vì trả tiền lương cho công nhân thì đối tượng quản lý xây dựng công trình lại trả bằng ma túy. Vụ việc vừa bị Công an huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang phát hiện đấu tranh, triệt phá.

Chiều 20/9, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh tiếp tục phiên xét hỏi các bị cáo liên quan đến vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan.

Cuối phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ngày 20/9, Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt bị cáo Vũ Khắc Duy (SN 1984) 13 năm tù về tội giết người. Nạn nhân trong vụ án này là Nguyễn Thị Nguyệt, chung sống như vợ chồng với bị cáo.

Tàu hàng Nam Anh 69 cuốn theo lồng bè nuôi hàu trên sông trôi ra biển, hiện tàu đang mắc cạn giữa phao số 1 và số 2 cách bờ khoảng 2 hải lý. Cùng thời điểm, tàu cá đang neo đậu tại bờ Bắc sông Gianh bị sóng đánh làm lật tàu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文