"Chuẩn" và "lệch chuẩn"

08:40 14/04/2016
Giữa cơn bão truyền thông về thực phẩm bẩn suốt thời gian qua, thông tin kể từ ngày 1 tháng 7 tới, một điều khoản trong Bộ Luật Hình sự mới được Quốc hội thông qua hồi cuối năm 2015 sẽ chính thức có hiệu lực khiến nhiều người cảm thấy vui. Theo đó, hình phạt dành cho những người có hành vi sản xuất, kinh doanh chất cấm sẽ khắt khe hơn rất nhiều. Bên cạnh việc bị phạt tiền gấp 10 lần, người có hành vi sản xuất, kinh doanh và tàng trữ chất cấm còn có khả năng bị ngồi tù từ 1 đến 20 năm.


Có thể nói, việc luật hóa và có hiệu lực đúng lúc điều khoản liên quan đến những vấn đề mà cả xã hội cùng vô cùng âu lo này sẽ củng cố niềm tin hơn trong cộng đồng, thứ vốn dĩ đã bị lung lay mạnh mẽ khi mà mỗi ngày, chuyện thực phẩm bẩn, thực phẩm độc hại lại xuất hiện ở những diện mạo đa dạng khác nhau, dần dần biến những âu lo của mọi người trở thành nỗi sợ hãi.

Song, có một thực tế mà chúng ta cũng không nên bỏ qua khi nhận được một tin vui như thế. Đó chính là tiêu chuẩn nào sẽ được áp dụng để xác quyết rằng chất nào là chất cấm, hàm lượng sử dụng thế nào thì bị coi là phạm vào chất cấm?

Người Việt đang tự đầu độc chính mình vì thực phẩm bẩn.

Những tiêu chuẩn ấy cần phải được công khai rộng rãi để người dân có ý thức rõ ràng về giới hạn của chính mình. Nhược bằng không, nếu không có sự công khai ấy, chắc chắn sẽ nảy sinh tình trạng có những người làm trái nhưng vẫn cảm thấy oan ức bởi lẽ họ hoàn toàn mù mờ và ngay từ đầu họ cũng không biết được mình đang làm trái.

Chúng ta vẫn thường hay nói với nhau về sự lệch chuẩn trong xã hội và có thể nói rằng, bản thân chúng ta sử dụng hai tiếng "lệch chuẩn" ấy rất tùy tiện. Khi nói đến lệch chuẩn, ta phải có cái chuẩn trước đã để so sánh biên độ của sự lệch chuẩn. Nhưng chúng ta thực sự có các tiêu chuẩn rõ ràng và minh bạch ở đủ mọi ngành nghề, lĩnh vực hay chưa?

Một ví dụ khá phổ biến chính là chuyện cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp vẫn được nêu ra như một nghịch lý trớ trêu của thời đại. Song không một ai dám khẳng định rằng với những cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp kia, ngoài tấm bằng trong tay, họ thực sự có ở trình độ của tấm bằng ấy không?

Chúng ta không thể xác quyết nổi, vì bản thân không có một tiêu chuẩn cụ thể nào để đánh giá một cách chính xác, kể cả khi họ đã vượt qua các kỳ thi mang tính bắt buộc để có thể có được tấm bằng cử nhân hoặc thạc sỹ. Trình độ chỉ có thể được kiểm chứng qua hiệu quả cuối cùng trong công việc mà con người ta thực hiện mà thôi. Và chúng ta không tránh khỏi việc đã từng gặp những người có tấm bằng cử nhân, thạc sỹ nhưng kết cục không làm nổi việc gì thuộc chuyên môn của mình. Để rồi khi chúng ta phát tán câu chuyện cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp như một bi kịch xã hội, chúng ta đã mắc phải cái bẫy là chỉ tin vào một tờ giấy (tấm bằng) thay vì cần phải tin vào năng lực và trình độ thực sự.

Trong các doanh nghiệp nước ngoài, hoặc tư nhân, chỉ số đánh giá năng lực lao động (KPI) luôn được áp dụng triệt để để đánh giá hiệu quả chuyên môn của nhân viên. Chính những chỉ số ấy là tiêu chuẩn, thước đo sát sao nhất đối với đời sống doanh nghiệp ấy. Trong xã hội cũng cần có các tiêu chuẩn cụ thể như thế, và phải được phổ biến công khai cho dân hiểu, giúp dân làm.

Chuyện đơn giản nhất là các thủ tục hành chính hôm nay cũng chưa có những tiêu chuẩn như thế và nó dẫn đến tình trạng dân luôn phải kêu ca vì sự nhiêu khê. Ở Mỹ, để xây nhà, người Mỹ cần xin đến cả chục loại giấy phép. Nhưng họ hiểu và chấp hành một cách dễ dàng bởi tất cả các thủ tục ấy đều được niêm yết cụ thể, công khai, minh bạch, rõ ràng. Đó chính là một dạng tiêu chuẩn giúp định hướng hành vi xã hội.

Thế nào là chất cấm cũng như thế nào là thực phẩm bẩn, thực phẩm sạch, tất cả những thứ đó đều phải được nâng thành các tiêu chuẩn rõ ràng. Và ở rất nhiều ngành nghề khác nữa, cũng phải luật hoá các tiêu chuẩn để không còn tình trạng người dân phải hoang mang chỉ vì một tin đồn bởi những tính từ rất chung chung kiểu như "bẩn"; "không an toàn"; "nguy hiểm"…

Hà Quang Minh

Theo báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực quý I/2024 của UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, hầu hết các cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chủ động hơn trong kiểm tra, thanh tra phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực còn chưa đáp ứng được yêu cầu, hiệu quả chưa cao; công tác kiểm tra, giám sát nội bộ chưa thường xuyên…

Bằng chiêu trò ủy quyền qua nhiều đầu mối trung gian, các đối tượng đã tạo lòng tin cho nhà đầu tư mua những mảnh đất giá rẻ, sau đó âm thầm khởi kiện hoặc đưa ra kịch bản đang tranh chấp để lấy lại đất từ chính người được ủy quyền mà không hề thông báo cho người mua cuối cùng được biết.

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文