Có bình yên nào không xót xa

19:40 23/06/2016
Chủ nhật, ngày 19/6 là ngày của Cha. Rất nhiều người đã sẻ chia những hình ảnh, những bài viết, những hoài niệm xúc động về cha mình. Nhưng cũng trong ngày của Cha năm 2016, có một hình ảnh mà bất kỳ ai cũng phải ứa nước mắt khi nhìn vào đó. 


Nó đã chạm đến tận đáy cảm xúc bình thường nhất của mỗi con người. Nó đánh thức lương tri của mỗi con người. Nó gợi mở lại cho chúng ta về những gì bình dị nhất mà chúng ta vẫn vô tình bỏ quên trong những ngày dài được sống trong bình yên hôm nay. Đó là hình ảnh di hài liệt sỹ Trần Quang Khải, người phi công trên chiếc Su 30MK gặp nạn tuần trước, được đưa về đất liền, giữa hai hàng đồng đội của anh, những người lính, những người trực tiếp bảo vệ đời sống bình yên của chúng ta ngày hôm nay. Anh là cha của hai đứa trẻ 3 tuổi. Cháu bé sẽ lớn lên mà thiếu vắng bờ vai của người cha trong suốt cả cuộc đời.

Hình ảnh ấy gợi lại ký ức của 2 năm trước, cũng vào cữ mùa Hè này, cũng gần gần ngày của Cha. Đó là hình ảnh của bé gái, con một liệt sỹ trong số những chiến sỹ không quân hi sinh khi đang làm nhiệm vụ trên chiếc trực thăng Mi -171.

Con gái Đại tá phi công Trần Quang Khải tại đám tang của cha mình.

Cô bé gương mặt thẫn thờ, cầm bát nhang, bát cơm quả trứng đũa hoa, đứng như trời trồng dưới cơn mưa lặng nhìn linh cữu cha mình. Bên cạnh cô bé gái ấy, một sỹ quan quân đội, đồng đội của cha cô, khóc nức nở, bất chấp quân lệnh, anh bỏ chiếc mũ kepi của mình che mưa cho cháu. Hình ảnh 2 năm trước cũng quặn thắt lòng chúng ta, những người sống trong bình yên, để chúng ta hiểu rằng, có bình yên nào không xót xa.

Vâng, có bình yên nào không xót xa khi giữa thời bình, vẫn có những người lặng thầm hi sinh vì đồng bào của mình, hi sinh mà bất chấp mục đích hành động của họ sẽ mang lại gì cho chính họ. Họ chỉ quan niệm một cách giản đơn rằng, khi họ khoác lên mình bộ quân phục, đó là lúc họ đảm nhận mọi nhiệm vụ được giao như thể đó là sứ vụ bình thường nhất, đơn giản nhất mà họ cần phải làm khi góp mặt trên cõi đời này.

Họ có thể là người lính không quân hôm qua, hôm nay; họ có thể là người lính hải quân trên nhà giàn đảo xa quanh năm bão tố; họ có thể là người lính thông tin tiến vào vùng sâu, vùng xa hiểm nguy trắc trở; họ có thể là người chiến sỹ cảnh sát lặng lẽ đối diện với tội phạm mỗi ngày. Họ không cần một định danh rằng "Tôi là ai?" mà họ chỉ cần định danh chính tấm áo họ mặc trong mỗi sứ vụ bình thường kia, tấm áo của những người chiến sỹ.

Người xưa vẫn nói "chiến trường là của chiến binh. Chiến binh thì hi sinh còn người già thì kể chuyện huyền thoại". Nhưng thực tế vẫn luôn chứng minh, không chỉ có chiến chinh mới mang lại những hi sinh cho những chiến binh thực sự. Bởi cuộc sống này bản thân nó đã là một cuộc chiến, mà mỗi chúng ta đều phải đương đầu.

Nhưng trong cuộc chiến chung trong đời sống này, những người ở tuyến đầu vẫn luôn là những người chiến sỹ. Chỉ còn lại chúng ta, những người được hưởng thụ một đời sống bình yên, có thể còn vất vả, có thể còn lo toan, có thể còn trở trăn, có thể còn nhiều điều chưa hài lòng khác nữa nhưng ít ra, chúng ta không phải đương đầu với hiểm nguy vì chính những người chiến sỹ kia đã thay chúng ta đương đầu, và hi sinh thầm lặng.

Chúng ta sẽ nói gì với cha mình? Chúng ta sẽ nghe gì từ con của mình? Chúng ta cảm thấy hạnh phúc vì vẫn còn được tận hưởng ngày của Cha mỗi năm, một cách nhẹ nhàng và thanh thản. Nhưng họ đã mất những ngày của cha ấy rồi. Con cái họ cũng mất đi ngày của Cha trọn vẹn rồi?

Những đứa con rồi sẽ lớn. Nhưng mất mát làm sao đắp đền, khi mỗi năm, vào ngày của Cha, chúng chỉ còn lại hoài niệm. Chúng có thể có một bài tập làm văn rất xúc động, rất xuất sắc về cha mình nhưng chúng sẵn sàng đánh đổi để không bao giờ phải viết về một người cha đã mất mà thay vào đó, ngả vào lòng cha, nghe cha trách mắng rằng "Sao con học văn dở đến thế?".

Bình yên nào không xót xa. Chúng ta cần phải ghi nhớ lấy điều đó. Và trong nỗi xót xa ấy, chúng ta thấy đắng cay hơn, xót xa hơn, khi có những đồng nghiệp làm báo của mình, ngay trong giai đoạn chuẩn bị bước vào ngày vinh danh nhà báo, lại sẵn sàng viết những lời nặng nề, xúc phạm tới vong linh những chiến sỹ không quân mới vừa nằm xuống.

Không cần nhắc lại những ví dụ về những lời ma quỷ ấy làm gì nữa, bởi có những nỗi xót xa chúng ta cần phải chôn vùi. Bởi bên cạnh đó, có những xót xa chúng ta không bao giờ được phép lãng quên, là những xót xa từ hi sinh mất mát của những người đã cho chúng ta sống những ngày bình yên hôm nay, ngày mai và cả những ngày sau nữa.

Hà Quang Minh

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文