Học sinh sợ môn Sử - vì sao?

08:00 31/03/2014

Mới đây trên VnExpress, GS Văn Như Cương cho biết, Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh vừa công bố tỷ lệ học sinh đăng ký môn thi tốt nghiệp tự chọn. Theo đó, Lý: 75,6%; Tiếng Anh: 56,3%; Hóa: 50,8%; Địa: 11,4%; Sinh: 5,3% và Sử: 0%.

Tình hình trên ở trường chúng tôi cũng không khác lắm, cả trường chỉ có 3 học sinh chọn môn Sử là môn thi tốt nghiệp (các em chọn vì các em đăng kí thi đại học khối C). Cứ theo đà này, không khéo tỉ lệ chọn môn Sử của học sinh năm nay chỉ dừng lại ở con số 1% như GS Văn Như Cương đã phỏng đoán cũng nên!

Nguyên nhân do đâu mà học sinh Việt Nam lại sợ Sử như thế? Lâu nay báo chí vẫn chỉ "bắt bệnh" tình hình trên qua những số liệu. Bản thân tôi cho rằng bệnh này trong thực tế còn trầm trọng hơn nhiều. Tôi tuy không phải là một thầy giáo dạy Sử nhưng từ khi đi học phổ thông, tôi đã có một tình cảm đặc biệt dành cho môn học này. Hơn thế nữa, môn học mà tôi đang đảm trách - môn Văn - cũng có ít nhiều liên quan đến môn Sử. Trong quá trình hướng dẫn các em tiếp cận những bài văn học sử cũng như tiếp cận từng tác phẩm văn học cụ thể, tôi phải liên hệ đến những kiến thức căn bản bên Sử để làm rõ bài dạy của mình.

Qua những lần liên hệ như thế, tôi đau lòng khi nhận thấy những chủ nhân tương lai của đất nước trong đầu là một khoảng trống về kiến thức lịch sử khó lấp đầy. Khi dạy văn học trung đại Việt Nam, tôi chỉ yêu cầu các em trả lời một câu hỏi rất đơn giản: Hãy kể tên những triều đại phong kiến ở Việt Nam? Trong lớp học chỉ có 2 cánh tay đưa lên và hai ý kiến ấy đều không chính xác hoàn toàn!

Một học sinh bậc THPT mà không nhớ nổi tên của các triều đại phong kiến Việt Nam thì hoàn toàn không chấp nhận được. Tôi đã phải lấn sân qua Sử, bổ khuyết những thiếu hụt ấy bằng một "sơ đồ tư duy" đơn giản khái quát các triều đại phong kiến ở Việt Nam. Tôi thấy các em thích thú với những chia sẻ của tôi.

Với lịch sử thời trung đại thì như thế, lịch sử thời hiện đại cũng không khá hơn. Học sinh lớp 12 được tiếp cận với một lượng khá lớn kiến thức lịch sử cách mạng Việt Nam. Ở môn Ngữ văn, học sinh cũng được học những tác phẩm văn học ra đời từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX. Trong quá trình giảng dạy những tác phẩm này, để tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác của từng tác phẩm, bao giờ giáo viên cũng liên hệ với lịch sử. Những lúc như thế, qua nhiều năm giảng dạy, tôi đã rút ra cho mình kinh nghiệm: Hãy chỉ độc thoại thôi vì có hỏi cũng ít khi học sinh trả lời được.

Điều đáng buồn rằng đây là những kiến thức mà học sinh đang học hằng ngày chứ không phải là những kiến thức mà các em đã học trong những năm trước. Nhiều giáo viên Sử đã ngậm ngùi thổ lộ: Các em học rồi quên ngay sau đó, quên tức thì! Đây chính là nguyên nhân căn bản dẫn đến việc học sinh sẽ không bao giờ chọn môn học này để đánh cược với tương lai của mình.

Khi hỏi thăm tình hình lớp chủ nhiệm của tôi về việc tại sao các em lại sợ Sử, không chọn môn Sử, nhiều học sinh đã thổ lộ: Với các em, Sử chỉ là môn học để trả bài thuần túy không hơn không kém. Do lượng kiến thức quá lớn, để dạy kịp chương trình, giáo viên phần nhiều là đọc - chép, ít có thời gian giảng giải. Học sinh thì chép - học và trả bài (mà trả bài Sử đối với học sinh là cả một nỗi ám ảnh). Quy trình ấy diễn ra cho đến hết năm học.

GS Văn Như Cương đã chia sẻ trên VnExpress: "Tôi rất buồn khi Bộ đề ra chủ trương cho học sinh tự chọn môn thi. Họ đã không suy xét được hậu quả sẽ như thế nào. Tôi được biết, nhiều trường khác cũng không có học sinh nào đăng ký dự thi môn Sử" và rồi ông còn nhấn mạnh thêm: "Nếu cả nước chỉ dưới 1% học sinh đăng ký thi Sử thì vô tình môn Sử lại bị giáng một đòn chí mạng".

Tôi nghĩ khác ông, chúng ta nên xem lần chọn lựa này cũng là điều tốt để những môn khoa học xã hội nhìn lại vấn đề của mình để có định hướng thay đổi. Nếu cứ ép các em thi để rồi các em sẽ quên ngay sau đó, thì việc thi cử vất vả kia phỏng có ích lợi gì?

Trầm Thanh Tuấn

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Tại dự thảo Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, đang được UBND TP Hà Nội lấy ý kiến người dân, TP lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文