Đọc tập thơ " Hai bờ thời gian" của nhà thơ Hải Đường, NXB Hội Nhà văn, 2013

Hồn vẫn neo ở làng

08:00 18/11/2013

Đọc "Hai bờ thời gian", ta thấy rõ một Hải Đường với giọng thơ chân chất, mộc mạc nhưng lại giàu suy tư và man mác buồn.

Thơ Hải Đường nói những điều tưởng như giản dị, đôi khi rất đỗi bình thường, như cây ngải đắng, chỉ là: "Thứ rau trồng trong vườn, trong chậu/ thứ rau mọc hoang", nhưng: "chườm qua than nóng/ thành vị thuốc cứu người/ ngải đắng", bỗng mang ý nghĩa sâu xa, hàm chứa triết lý sống ở đời. Ngay trong một bài có cái tít bình dị "Ngoài vùng phủ sóng", nhưng lại để lại trong người đọc những suy tư, trăn trở về tình cảm giữa những người từng ra sống vào chết có nhau: "Bạn nhớ không, mai là ngày vào lính", nhưng bạn giờ thành ông nọ bà kia, thì đâu còn nhớ cái ngày sống chết có nhau, nên "mai mình tôi về thăm đơn vị cũ/ rót chén rượu cho người dưới mộ/ nỗi nhớ ngày thường phủ sóng cho nhau". Chỉ mấy dòng vậy thôi mà đủ làm nổi bật tâm thế của con người trong đời sống đương đại.

Trong tập"Hai bờ thời gian", thơ viết về nông dân, nông thôn của Hải Đường chiếm tới trên 1/3 (20 bài trên 56 bài) với nhiều cách cảm, cách nghĩ khác nhau về cùng một đề tài. "Sau mưa" có thể coi là một trong những bài thơ hay viết về nông thôn đang trên đường đổi thay mà vẫn giữ được nét tốt đẹp đã thành truyền thống, với khổ kết rất gợi: "Cánh đồng hoang vu/ chợt chiều nay bừng thức/ tinh khôi mây trắng bay về/ và chim hót, trời ơi trong trẻo quá/ có một cánh đồng rất mới sau mưa".

"Cánh đồng rất mới sau mưa" hay nông thôn sau bao ngày gian khó tìm đường, nay đã vững bước trên con đường đổi thay từng ngày, có lẽ cả hai. Thơ kìm nén mà gợi mở và rộng đường liên tưởng. Nhưng điều làm nhà thơ quan tâm, dằn vặt nhiều có lẽ là ở hoàn cảnh và số phận người nông dân trong thời kỳ mới, khi mà khu công nghiệp đã xóa sổ cả cánh đồng "thẳng cánh cò bay" và đô thị hóa đang làm biến dạng cả một làng, một xã, thì không ít người nông dân có lẽ cũng không tránh khỏi con đường ly hương, như chị nông dân trong bài "Lang thang chiều ba mươi" này: "Tôi nhà quê ra tỉnh/ nửa đời rồi chưa quen/ chiều Ba mươi ngơ ngẩn/ tiếng gọi đò mênh mang".

"Tiếng gọi đò", hay tiếng gọi về quê, có lẽ cả hai, bởi chị có ly quê đâu, mà chỉ ly hương đi làm ăn xa thôi, thì sao không canh cánh nhớ về quê hương. Vì dẫu đã ra làm thuê ngoài phố đến "nửa đời rồi" thì người nông dân ấy vẫn "chưa quen", vẫn "ngơ ngẩn" trước cảnh phố phường tấp nập, nhốn nháo, bởi một lẽ giản đơn là "hồn vẫn neo ở làng". Và đó là điều may mắn đối với chị, vì khi chị: "Lang thang con phố nhỏ/ gặp toàn người ế hàng/ ngẫm mình còn may chán/ hồn vẫn neo ở làng". Bài thơ ngắn, với bốn khổ thơ ngũ ngôn nhưng đã giúp người đọc nhận ra giá trị vĩnh hằng của quê hương. Đừng khi nào quên nghĩ đến làng.

Với tôi, ấn tượng nhất trong tập thơ của Hải Đường có lẽ là chùm thơ ba bài đặt liền nhau: "Làng", "Tiếng làng", "Nhớ làng" với ba cách thể hiện thơ gần như khác biệt. Bài "Làng" viết theo lối thơ tự do, tạo cho tác giả có dịp trải lòng với bao suy nghĩ về làng quê bộn bề qua năm tháng, mà khổ thơ này là một ví dụ: "Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm/ bữa cơm cha nhiều lần chân lấm/ nhưng lưỡi cày thì sáng quanh năm". Đến "Tiếng làng" lại mang đậm chất dân dã, với lối thơ lục bát mượt mà, rất gợi: "Hội xuân mấy độ hoa xoan/ tiếng sênh, tiếng phách, tiếng làng chông chênh/ chiếu chèo luyến láy, chênh vênh/ thang trời mây níu, mái đình mây xô". Đến bài "Nhớ làng", nhà thơ sử dụng lối thơ năm chữ súc tích, lắng đọng, rất hợp với điều tác giả cần thể hiện: "Giần sàng cùng thúng mủng/ liềm hái và cối xay/ một ngày xa bồ hóng/ son phấn trong bảo tàng/ Chợ mới trên ao cũ/ cá quẫy trong chiêm bao/ chẳng bánh đa bánh đúc/ còn đâu phiên chợ làng". Đúng là một khi đã mất đi những nét đặc trưng của làng, truyền thống và văn hóa làng, thì dẫu khang trang, to đẹp đến mấy cũng không thể gọi là làng được nữa.

Viết về nông thôn thời hiện đại, nhà thơ Hải Đường như muốn tìm một cách nói riêng cho thơ mình, khi anh không ngần ngại đưa vào thơ gần như "nguyên bản" những dụng cụ nhà nông từ giần sàng, thúng mủng. Không những thế, để tạo cách nói và giọng điệu riêng, nhà thơ Hải Đường còn để nhiều công khai thác lời ăn tiếng nói của người nông dân ở làng, và chính điều này đã làm cho thơ anh đến gần hơn với người đọc, với hiện thực đời sống, mang đến cho thơ cách cảm, cách nghĩ vừa dân dã lại vừa hiện đại.

Ở Việt Nam ta, phương ngữ lâu nay vẫn được coi là nét đặc trưng văn hóa của từng địa phương. Thế nên không có gì lạ, mỗi khi người ta xa làng quê, chỉ nghe tiếng nói của ai đó giông giống tiếng người làng mình là đã nhận ra người quen, người đồng hương ngay rồi. Thế nhưng lâu nay trong thơ, và cả văn xuôi, điều này còn ít được người viết chú ý tới. Với Hải Đường thì khác. Đây là cảnh những người lang thang kiếm việc làm giữa nơi đô hội người, nhưng chỉ nghe giọng nói là nhận ra ngay "người làng mình": "Rượu quê tha thủi giữa đàng/ kìa, như giọng nói người làng đấy ư".

"Tiếng làng" chính là sự đồng điệu, đồng tình của những người cùng cảnh ngộ, cùng chí hướng, thấm đậm tình người mà "Hai bờ thời gian" mang đến cho người đọc, và có lẽ cũng là ý nguyện của nhà thơ muốn tạo cho thơ mình một giọng điệu, một tiếng nói riêng, như "tiếng làng" chăng?

Cao Năm

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文