Bảo tàng văn học Việt Nam: Muộn còn hơn không:

Nhà văn Ngôn Vĩnh: "Văn học Công an đóng góp một phần quan trọng vào nền văn học nước nhà"

08:25 11/08/2006

Tôi hoàn toàn ủng hộ việc xây dựng Bảo tàng Văn học Việt Nam và mong mỏi nó được hoàn thành từng ngày. Bây giờ mới làm, tôi e quá muộn.

Dân tộc Việt Nam có lịch sử dựng nước, giữ nước lâu dài và rất vẻ vang. Cùng với sự phát triển của lịch sử, chúng ta cũng có một nền văn học dày dặn, giàu bản sắc từ văn học dân gian tới văn học viết ngày nay. Văn học là tấm gương phản chiếu tâm hồn, tính cách của người Việt Nam. Cũng như  bao bộ môn nghệ thuật khác, nếu không nhanh chóng gìn giữ, bảo tồn thì sẽ bị mai một. Vì vậy, xây dựng một bảo tàng để lưu giữ lại những giá trị truyền thống cho các thế hệ kế tiếp là một việc làm vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên, điều mà tôi băn khoăn ở đây là xây dựng bảo tàng thì lưu ý cái gì trong sự đa dạng và phong phú của nền văn học Việt Nam? Làm thế nào để Bảo tàng Văn học thực sự là nơi giữ gìn, tôn vinh những tác phẩm và tác giả đã đóng góp công sức cho nền văn học nước nhà? Tất nhiên, tôi cho rằng, Ban tổ chức, Hội Nhà văn và rất nhiều thành viên đã có sự nghiên cứu kỹ lưỡng nhưng cũng phải hết sức thận trọng để xây dựng một bảo tàng xứng tầm với giá trị cao cả của nó.

Tôi có một kinh nghiệm xin được chia sẻ như thế này: khi tôi làm tủ sách các nhà văn công an, mặc dù đã tìm hiểu khá kỹ lưỡng nhưng rồi khi hoàn thành, nhìn lại, vẫn còn thiếu một số gương mặt văn nghệ sĩ từng làm công an và tình báo như: Nhà thơ Văn Cao, nhà văn Đoàn Giỏi, Văn Thảo Nguyên, Mạc Phi, Vũ Bằng…. Đấy, làm một tủ sách mà còn có những thiếu sót, huống hồ làm một Bảo tàng Văn học cả nước. Có những tác giả có khối lượng tác phẩm đồ sộ nhưng cũng có những người cả đời văn, người ta chỉ nhớ tới một truyện ngắn, thậm chí là một câu thơ nhưng cũng không thể bỏ qua.

Tôi nhớ, Giáo sư Hà Minh Đức, nguyên Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam có lần nói rằng: Văn học thế giới sưu tầm được rất nhiều hồi ký của các nhà văn trong khi văn học Việt Nam chưa làm được điều này. Bên cạnh việc lưu giữ đầy đủ các tác phẩm của các nhà văn thì sưu tầm hồi ký của họ cũng giúp cho bảo tàng phong phú hơn. Bên cạnh đó, trong thời đại kỹ thuật số hiện đại như ngày nay thì việc xây dựng Bảo tàng Văn học Việt Nam cần phải biết tận dụng khoa học kỹ thuật để tạo điều kiện tốt nhất cho người tham quan. Đó cũng là một cách để đưa văn học Việt Nam tới các bạn bè quốc tế.

Tôi cho rằng nếu Bảo tàng Văn học Việt Nam hoàn thiện thì đóng góp của văn học trong lực lượng vũ trang nói chung và văn học công an là một phần quan trọng. Sẽ có một lượng lớn tác phẩm của các cây bút công an góp mặt vào nền văn học nước nhà. Mỗi giai đoạn đều có những cây bút tiêu biểu với các tác phẩm phản ánh chân thực đời sống xã hội và chiến công của lực lượng công an như các nhà văn: Lê Tri Kỷ, Lương Sĩ Cầm, Văn Phan…, trẻ hơn là những nhà văn như Hữu Ước, Hồng Thanh Quang, Trần Tử Văn, Nguyễn Như Phong… Đó là chưa kể tới một số lượng không nhỏ các nhà văn không ở trong lực lượng có nhiều tác phẩm về đề tài này như Hữu Mai, Hồ Phương, Triệu Huấn, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng… Cũng như bao nền văn học khác, văn học công an chưa thật sự xứng tầm với những chiến công lừng lẫy của Lực lượng Công an nhưng tới ngày nay, “mảnh đất hoang hóa ít người khai thác” như nhiều người quan niệm thì thời gian gần đây ngày càng có nhiều tác phẩm hay, xúc động về hình ảnh người chiến sĩ công an. Những vụ án trước đây chỉ có trong hồ sơ, những đề tài lâu nay là sự ngại ngần của khá nhiều người thì đã có nhiều tác giả khai thác và rất thành công. Từ đó, hình ảnh người chiến sĩ công an cũng gần gũi, chân thực và “người” hơn.

Vừa qua, báo Công an nhân dân tiến hành lễ gắn biển tưởng nhớ và đặt tượng nhà văn Nguyễn Công Hoan tại căn nhà số 66 Thợ Nhuộm, nơi ông đã sống và viết tác phẩm văn chương để đời. Đây là một việc làm vô cùng ý nghĩa. Lâu nay, mỗi lần vào thăm Bảo tàng Công an nhân dân, tôi lại nghĩ tại sao không hình ảnh, tư liệu, hiện vật về các nhà văn công an, những người đã đóng góp rất nhiều tâm huyết, công sức làm nên sự vẻ vang và tôn vinh Lực lượng Công an

Khánh Thảo

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文