Nhà văn nữ - Gia đình và sự nghiệp:

Nhà văn Trần Thị Trường: "Hạnh phúc vì biết hy sinh một phần khát vọng"

15:15 13/03/2008
Nữ nhà văn Trần Thị Trường thành thật nói: "Vì biết hy sinh một phần khát vọng của mình nên tôi đã có được một gia đình hạnh phúc. Giờ đây không còn phải lo lắng bất cứ chuyện gì nữa, tôi sẽ dành toàn bộ thời gian, tâm sức của mình cho văn chương và sống trọn vẹn với nó...".

Trần Thị Trường là một trong số không nhiều nhà văn nữ có một gia đình hạnh phúc, đáng để nhiều phụ nữ khác mong muốn. Bà có một người chồng là họa sĩ, biết yêu thương và chia sẻ mọi vui buồn trong cuộc sống cũng như trong công việc với mình. Bà có những đứa con trưởng thành và rất tự hào về chúng. Các con của bà hiện tại đều sống ở nước ngoài.

Về kinh tế, nếu như nhiều nhà văn nữ khác chật vật hơn trong chuyện cơm áo gạo tiền thì Trần Thị Trường hôm nay không còn ở trong nỗi lo ấy, nếu không muốn nói là bà rất giàu có. Bà có biệt thự để ở, có nhà cho thuê lấy tiền hàng tháng, có căn hộ chung cư tiện ích dành riêng làm xưởng vẽ cho chồng.

Mỗi năm bà thường dành tiền để có một chuyến đi nước ngoài. Đi, không đơn thuần để du lịch, thăm thú cảnh sắc thiên nhiên, thưởng thức những món ăn ngon, mà, theo như bà nói, là để nhận biết những nét văn hóa độc đáo của nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới, cũng đồng thời là để nhìn rõ hơn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Tất cả những chuyến đi ấy được ghi chép lại như những trang nhật ký, làm tư liệu cho một cuốn tiểu thuyết dài hơi mà bà đã ấp ủ từ rất lâu.

Tôi từng nghe một người nói rằng, Trần Thị Trường mỗi ngày càng có vẻ "quý tộc hóa". Từ cách ăn mặc, ứng xử cũng xa cách với người bình dân. Rằng, trời đã cho bà quá nhiều như vậy thì văn làm sao mà hay được. Chẳng biết đó là lời khen hay chê, nhưng người viết trộm nghĩ một điều rằng, làm cho mình sang trọng, và trở nên sang trọng chẳng phải cũng là điều mà một nữ nhà văn nên hướng tới hay sao?

Và một gia đình hạnh phúc với một sự nghiệp vững vàng cũng là điều hoàn toàn có thể với một nhà văn nữ, tại sao không?

Nói về đời sống gia đình, Trần Thị Trường chia sẻ: "Người phụ nữ trong gia đình đồng thời là một nhà văn cũng có những điểm khác biệt. Đó là có những khi mình phải nhân đôi và có lúc lại phải chia đôi con người mình. Là bởi mình phải cố gắng hoàn thành tất cả công việc mà một người phụ nữ bình thường phải làm.

Khi còn trẻ người ta có thể bất chấp tất cả để thỏa mãn khát vọng cầm bút của mình. Nhưng đến một độ tuổi nào đó tôi lại phải ưu tiên cho sự hài hòa trong gia đình. Vì tôi hiểu rằng, nếu mình cứ mãi suy nghĩ như thời trẻ, thì những thuận lợi ấy có thể dẫn đến những đổ vỡ không đáng có khác, mà đời thì thường nghiệt ngã với các nữ nhà văn.

Nhiều người đã có sẵn một định kiến rằng, hễ cứ là nhà văn nữ thì dễ thất bại trong chuyện gia đình. Chúng ta cũng thường hay nhìn thấy người phụ nữ chọn sự nghiệp thì thường dở dang chuyện gia đình. Tôi nghĩ không người phụ nữ nào không mong muốn được cả sự nghiệp lẫn gia đình. Nhưng đạt được điều đó là quá khó. Bởi vậy, thái độ của tôi là hết sức trân trọng những gì mình đang có".

Và nữ nhà văn thành thật nói: "Vì biết hy sinh một phần khát vọng của mình nên tôi đã có được một gia đình hạnh phúc. Giờ đây không còn phải lo lắng bất cứ chuyện gì nữa, tôi sẽ dành toàn bộ thời gian, tâm sức của mình cho văn chương và sống trọn vẹn với nó..."

Hội Quân

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文