Nhân tài Việt đang ở đâu?

08:14 09/08/2018
Người giỏi đã không trở về nước với nhiều lý do, nhiều người cho rằng nếu về nước thì là một sự lãng phí khi môi trường làm việc, điều kiện nâng cao trình độ, cơ chế cứng nhắc, chính sách về lương bổng ở Việt Nam chưa thỏa đáng để cho họ phát triển...


Chỉ trong tháng 7 vừa qua, chúng ta liên tục được đón nhận những tin vui khi đoàn học sinh Việt Nam dự thi Olympic Toán học quốc tế lần thứ 59 đã đạt được thành tích xuất sắc khi cả 6 em học sinh đều đoạt giải với 1 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc và 3 Huy chương Đồng; tiếp đến 4 học sinh đều giành Huy chương Olympic Hóa học quốc tế 2018 với thành tích 1 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.

Tại Olympic Vật lý quốc tế, Đoàn học sinh Việt Nam đã giành 2 giải Vàng, 2 giải Bạc và 1 giải Đồng; còn Đoàn Olympic Sinh học Việt Nam trở về Hà Nội với thành tích số 1 thế giới khi cả 4 thí sinh tham dự đều có huy chương, trong đó 3 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc. Các em đã mang về niềm tự hào, làm rạng danh cho Tổ quốc. Chúng ta có quyền tự tin khi một đất nước có nhiều học sinh giỏi như thế, có nhiều nhân tài thì sợ gì đất nước không phát triển?

Nhưng thật buồn lòng vì ánh sáng lấp lánh của những tấm huy chương đó chỉ vụt sáng trong một khoảng thời gian ngắn rồi bị chìm vào quên lãng. Chúng ta gần như không bao giờ thấy báo chí, truyền thông nhắc tới các em nữa và không ai biết các nhân tài đất Việt đang ở phương trời nào.

Hơn 40 năm qua, rất nhiều học sinh Việt Nam đã đoạt hàng trăm huy chương các loại trong các kỳ thi Olympic quốc tế về toán học và các môn khoa học. Phần lớn các em đoạt giải cao ở các kỳ thi quốc tế đều chọn con đường du học bởi nó mở ra cho các em một chân trời mới với nhiều cơ hội tốt đẹp, hứa hẹn một tương lai tươi sáng.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ (ngoài cùng bên phải) chúc mừng các học sinh đoạt giải cuộc thi toán Olympic 2018.

Gia đình, Tổ quốc đều mong ngóng, hy vọng những nhân tài sẽ trở thành cán bộ đầu ngành trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ của đất nước và sẽ cống hiến hết mình, góp phần tạo nên sức mạnh Việt Nam. Thế nhưng, thực tế ai cũng nhìn thấy là những tài năng trẻ của chúng ta lần lượt ra đi mà không trở về. Sau khi tốt nghiệp, hầu hết họ đã ở lại nước ngoài, "đầu quân" cho các công ty lớn, các trường đại học lớn trên thế giới.

Người giỏi đã không trở về nước với nhiều lý do, nhiều người cho rằng nếu về nước thì là một sự lãng phí khi môi trường làm việc, điều kiện nâng cao trình độ, cơ chế cứng nhắc, chính sách về lương bổng ở Việt Nam chưa thỏa đáng để cho họ phát triển. Còn khi sinh sống ở nước ngoài, những người học giỏi dù trẻ tuổi, mới ra trường nhưng rất dễ tìm kiếm việc làm với mức lương rất cao.

Thực tế trong nước lại đang tồn tại hàng loạt hiện tượng tiêu cực trong công tác bổ nhiệm, tuyển chọn nhân lực. Điều này thực sự đang trở thành rào cản với những trí thức trẻ đã khiến không ít người băn khoăn, lo lắng, liệu mình có thể chiến thắng trong cuộc đua "không công bằng" này không? Nhưng cũng có một số bạn nói rằng, nếu ở nước nhà điều kiện làm việc tốt hơn thì sẽ sẵn sàng trở về.

Bên cạnh đó, nhìn lại bạn bè học trong nước cũng không khỏi ưu tư khi mà những kỹ sư, cử nhân phải dành quá nhiều thời gian để lo miếng cơm, manh áo và còn phải tốn quá nhiều sức lực cũng như tiền bạc để xây dựng tiền đồ, từ việc nỗ lực để có được một cái ghế Phó phòng, rồi lên Trưởng phòng, tiếp tục phấn đấu để trở thành Phó Viện trưởng, rồi Viện trưởng...

Đây thực sự là vấn đề cần được xem xét vì đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người giỏi không muốn quay trở về nước.

Vậy, không ai về thì đất nước sẽ tự tốt hơn hay sao? Điều này đòi hỏi các du học sinh, các tài năng trẻ phải về sống, hiểu đất nước để biết mình phải làm gì, đừng đứng ngoài cuộc mà so sánh thiệt, hơn và nếu muốn cơ chế thay đổi thì chính họ phải về để thay đổi chứ đừng mong chờ đất nước có chính sách ưu đãi, đón tiếp nồng hậu, các bạn mới trở về. Vấn đề đặt ra ở đây chính là sự lựa chọn giữa lợi ích bản thân và lợi ích của đất nước, giữa được và mất của mỗi người.

Nhưng để nhiều người giỏi ra nước ngoài học tập và làm việc đúng là sự lãng phí chất xám, chảy máu chất xám. Khi chúng ta không ngăn được dòng chảy này thì lấy đâu nguồn chất xám chất lượng cao phục vụ mục tiêu phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ của đất nước.

Chính phủ, các cơ quan chức năng phải có chiến lược dài hạn, cơ chế, chính sách đặc biệt thu hút, sử dụng, đãi ngộ xứng đáng, tạo môi trường làm việc sáng tạo, đúng sở trường thì việc nhân tài "ra đi là để trở về" cống hiến tài năng, trí tuệ cho quê hương, đất nước chứ không phải đắn đo, trăn trở như hiện tại.

"Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu". Mong mỏi của Bác Hồ kính yêu cũng chính là mong mỏi của dân tộc Việt Nam vào thế hệ trẻ ngày hôm nay.

Xin đừng để "cầm được vàng rồi… lại để vàng rơi". Đây thực sự là vấn đề mà tất cả người Việt Nam chúng ta cần suy ngẫm.

Cù Tất Dũng

Tại bản án sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn giai đoạn 1, Hội đồng xét xử TAND TP Hồ Chí Minh đã yêu cầu nhiều doanh nghiệp nộp hàng ngàn tỷ đồng về Cục Thi hành án dân sự TP Hồ Chí Minh để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bị cáo Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trong toàn bộ vụ án.

Ngày 13/5, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, khoảng 15h chiều nay tại khu vực khai thác thuộc Công ty than Quang Hanh (TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) đã xảy ra vụ tai nạn lao động khiến 3 công nhân tử vong và 1 công nhân bị thương.

Tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Sơn La, chiều 13/5, Đoàn Công tác của Bộ Công an do Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc với Công an tỉnh về công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng, công tác bảo đảm ANTT.

Phần mềm phòng chống lừa đảo cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được Hiệp hội an ninh mạng quốc gia đặt kế hoạch hoàn thành trong 6 tháng đầu năm 2024. Đây là dự án mang tính cộng đồng, phi lợi nhuận, không sử dụng ngân sách nhà nước, kinh phí được huy động từ nguồn tài trợ xã hội.

Ngày 13/5, Viện KSND huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai đã ra cáo trạng truy tố bị can Lê Dương (SN 1991) Phó giám đốc Công ty TNHH Thành Bưởi về tội “Điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”, đồng thời truy tố tài xế Hoàng Văn Tính (SN 1986) về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”…

Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Công an tỉnh, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An vừa chủ trì, phối hợp cục nghiệp vụ Bộ Công an, phòng nghiệp vụ Công an tỉnh và Công an các đơn vị, địa phương phá chuyên án, bắt giữ 21 đối tượng sử dụng công nghệ cao để đánh bạc bằng hình thức đánh lô, đề.

Ngày 13/5, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh thông tin vừa có văn bản khẩn yêu cầu các bệnh viện công lập và ngoài công lập, các trung tâm y tế và phòng y tế quận, huyện, TP Thủ Đức rà soát, cung cấp thông tin về lịch khám chữa bệnh (nếu có) của 3 người trong vụ án hình sự loạn luân ở Tịnh thất Bồng Lai - Long An.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文