Những bức đại tự ở đâu ra?

08:00 05/03/2013

Ở các đình, chùa, miếu, điện, và gian thờ cúng giữa của các gia đình thường có những bức hoành phi. Vì hoành phi chỉ có từ 3 đến 5 chữ rất to ("đại tự" có nghĩa là chữ to) cho nên cũng gọi là những bức đại tự.

Chữ trên các bức đại tự được lấy từ hai nguồn: Một là do người sáng tác nghĩ ra, hai là vay mượn trong các sách Kinh điển - sau đây xin kể về 5 trường hợp các bức đại tự vay mượn từ các sách kinh điển.

1. "Ngưỡng chi di can" và "Toản chi di kiêm": Hai bức này có ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Nó được trích từ sách "Luận ngữ", chương IX Tử Hân, nguyên văn như sau:

"Nhan Uyên vị nhiên thán viết: ngưỡng chi di cao, toản chi di kiên".

Nghĩa là: Nhan Uyên thở dài mà nói rằng, đạo của Phu tử (tức Khổng Tử), càng trông lên lại thấy càng cao, càng bắt chước lại thấy càng khó.

Người ta đã trích nguyên văn hai đoạn "ngưỡng chi di cao" và "toản chi di kiên" để làm ra hai bức đại tự nói trên.

2. "Cao sơn cảnh hành": Bức đại tự này có ở Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. Nó được trích ra từ một bài thơ trong "Kinh thi", thiên tửu nhã. Nguyên văn như sau:

"Cao sơn ngưỡng chỉ. Cảnh hành hành chữ. Tứ mẫu phi phi. Lục bí như cầm. Cấu nhĩ tân hôn. Dĩ úy ngã tâm".

Nghĩa là: Núi cao để người ta trông. Đường lớn để người ta đi. Xe bốn ngựa phi như bay, sáu dây cương căng như dây đàn. Đi đón nàng về làm đám cưới. Cho thỏa nỗi lòng ta.

Người ta chỉ trích ra hai cụm từ "cao sơn" và "cảnh hành" rồi ghép lại thành "cao sơn cảnh hành" để làm ra bức đại tự nói trên.

Bức đại tự "Cao sơn cảnh hành" ở Đền Hùng, Phú Thọ.

3. "Chỉ thị kỳ nghiêm": Bức đại tự này có ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Nó được vay mượn từ sách "Đại học", nguyên văn như sau:

"Tăng tử viết: Thập mục sở thị, thập thủ sở chỉ, kỳ nghiêm hồ".

Nghĩa là: Tăng Tử nói: Mười mắt trông vào, mười tay chỉ đấy, đáng ngại lắm thay!

Người ta trích ra các chữ "chỉ", "thị", "kỳ", "nghiêm" rồi ghép lại thành "chỉ thị kỳ nghiêm" để làm ra bức đá tự trên.

4. "Tế như tại": Bức này thường có ở các đình, đền, miếu trong các làng xã. Nó được trích từ sách "Luận ngữ" chương III Bát Dật. Nguyên văn như sau:

"Tế như tại. Thế thần như thần tại"

Nghĩa là: Tế tổ tiên như tổ tiên đang có mặt, tế thần như thần đang có mặt vậy.

Người ta chỉ trích ra 3 chữ "Tế như tại" để làm ra bức đại tự nói trên.

5. "Quang bị tứ biểu": Bức này có ở làng Đặng Xá, tỉnh Hà Nam, do cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến viết:

Làng này có nghề làm hàng xáo, quanh năm đem quang gánh, bị dó đi khắp bốn phương mua thóc về để xay giã lấy công làm lãi.

Trang bị - đại tự trên, hai chữ "quang bị" là nửa Nôm nửa Hán, hai chữ "tứ biểu" thì thuần Hán. Nếu hiểu theo chữ Nôm thì "quang" là cái quang, "bị" là cái bị. Nếu hiểu theo chữ Hán thì "quang" là sáng, "bị" là trùm lên.

Tiếp theo, chữ "tứ" là bốn, "biểu" là bên ngoài, tức bốn phương, bốn cõi.

"Quang bị tứ biểu" nghĩa là đức sáng tỏ khắp bốn cõi.

Nguyên văn bốn chữ "Quang bị tứ biểu" là trích từ "kinh thư" chương nghiêu diễn:

"Đế Nghiêu viết: phóng huân, khâm, minh, văn, tứ, an an, duẫn cung, khắc nhượng, quang bị tứ biểu...".

Nghĩa là: "Vua Nghêu xưa có công rất lớn, cung kính, thông minh, văn nhã, ý tứ, mềm mỏng, hay kính, hay nhường, đức sáng của Người tỏa khắp bốn cõi".

Đó là đoạn ca ngợi vua Nghêu, một ông vua huyền thoại cách nay trên 4000 năm trong lịch sử Trung Quốc

Nguyễn Tiến Khôi

Chiều 4/5, thông tin từ Tổng Công ty quản lý Cảng hàng không cho biết, nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) và triển khai các hoạt động của năm du lịch quốc gia, lượng hành khách đi/đến Điện Biên đã tăng mạnh trong những ngày vừa qua, có ngày khách qua Cảng hàng không Điện Biên tăng gấp 5 lần so với ngày thường.

Ngày 4/5, thông tin từ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước cho biết, trên địa bàn các xã: Lộc Thái, Lộc Hưng và thị trấn Lộc Ninh vừa có 4 nạn nhân cùng 4 con chó khác bị một con chó dại cắn bị thương, gây xôn xao dư luận.

Thời gian gần đây, qua công tác nắm tình hình, lực lượng Công an phát hiện tình trạng một số đối tượng lừa đảo đã lập các nhóm chat (group), giả danh các “chuyên gia” dụ dỗ nhà đầu tư tham gia hội nhóm kín trên mạng xã hội, cài đặt website, app, gửi tiền đầu tư chứng khoán. Khi nạn nhân không còn khả năng gửi thêm tiền hoặc phát giác, nghi ngờ, các đối tượng khóa tài khoản, chiếm đoạt số tiền của bị hại. Về vấn đề này, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an đã có những thông tin khuyến cáo đối với người dân và nhà đầu tư.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文