Những thử thách trước vận hội mới

15:59 29/10/2015
"Mọi lý thuyết đều là màu xám/ Chỉ cây đời mãi mãi xanh tươi". Nhiều người thuộc hai câu thơ ấy của đại thi hào Goethe, và nhiều khi vẫn vận dụng chúng trong đời sống. Đúng là nhắc đến lý thuyết, triết thuyết…, con người ta luôn cảm giác thấy sự khô khan của lý luận và họ cảm thấy những sức sống của đời mới quan trọng hơn cả, cuốn hút hơn cả, hấp dẫn hơn cả. Nhưng để sống, chúng ta vĩnh viễn không thể nào thiếu những lý thuyết, hoặc triết thuyết.

Việt Nam đang đứng trước những thử thách rất lớn. Thế giới hôm nay dường như đang đi theo một định hướng rõ rệt rằng nó sẽ vươn tới định dạng của những quốc gia vô hình chồng lấp trên những quốc gia hữu hình. Đó là những đế chế kinh tế, sẽ tồn tại như những quốc gia riêng của nó, mà lãnh thổ chính là tầm ảnh hưởng của nó trên thị trường quốc tế.

Trong khi đó, những quốc gia hữu hình lại đang trong một cuộc vặn mình chuyển đổi rất mạnh mẽ, khi dường như các nước lớn đang có những động thái ngõ hầu phân chia lại trật tự dựa trên những mâu thuẫn ở các điểm nóng khác nhau. Hoàn cảnh của Việt Nam thì ai cũng hiểu. Chúng ta không giàu tiềm lực; chúng ta không có sức mạnh kinh tế; chúng ta vẫn còn lạc hậu ở nhiều điểm. Vậy mà áp lực cạnh tranh thì mỗi ngày mỗi khốc liệt hơn, đặt các doanh nghiệp Việt vào vị thế khó khăn hơn.

Lễ tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân văn hóa (ảnh chỉ có tính minh họa).

Nếu phải nhìn thẳng vào sự thật, có thể nhận thấy rằng, chúng ta vẫn có một vài doanh nghiệp có tài lực mạnh mẽ, dồi dào, đủ sức để cạnh tranh với đối thủ nước ngoài. Nhưng vấn đề không nằm ở vốn có bao nhiêu, nhân sự như thế nào mà nó nằm ở chính cái tầm vóc của bộ máy doanh nghiệp có ở tiêu chuẩn thế giới (world class) hay không? Và rất buồn khi phải thừa nhận rằng, chúng ta không có những doanh nghiệp ở đẳng cấp tiêu chuẩn thế giới ấy. Còn trong công cuộc xây dựng, hoàn thiện mình để đạt tiêu chuẩn ấy, trong số các doanh nghiệp có khả năng, bao nhiêu doanh nghiệp sẽ đạt được mục đích đây? Con số ấy, chắc cũng không nhiều.

Một trong những điều cản trở các doanh nghiệp Việt Nam lớn nhất hiện nay chính là vấn đề xây dựng một triết lý chung của cả doanh nghiệp. Trong lịch sử loài người, ta từng chứng kiến mỗi thể chế, đảng phái chính trị, tôn giáo… đều phải có một chủ thuyết riêng của mình. Nó sẽ là xương sống, là bản ngã để cộng đồng trong nó xây dựng nên nền tảng văn hóa đặc thù riêng. Và mỗi doanh nghiệp cũng cần một chủ thuyết, hay một triết lý riêng là vậy. Đơn giản, từ chủ thuyết đó, doanh nghiệp sẽ tạo ra môi trường hoạt động của nó, kiến tạo ra một nền văn hoá đặc trưng, một nền văn hóa mà khách hàng của doanh nghiệp cũng sẽ cảm thấy tự hào khi mình chính là một phần của nó.

Một câu chuyện rất hay, nhưng không nhiều người chú ý tới, dù nhân vật của câu chuyện là thần tượng của rất nhiều tín đồ trên thế giới. Đó là câu chuyện giữa Steve Jobs và Apple, doanh nghiệp mà ông khởi lập. Steve Jobs là một người yêu cái đẹp, thích mỹ thuật nói riêng và nghệ thuật nói chung. Ông khởi sự với Apple dựa trên quan điểm vững chắc của mình là công nghệ đi từ vẻ đẹp, và đi từ trái tim. Ông muốn kiến tạo ra một thế giới riêng của Apple, một thế giới công nghệ mẫn cảm và hấp dẫn. Nhưng đã có những đồng sự không thấu hiểu được triết lý ấy của ông, họ chỉ nghĩ công nghệ đơn thuần chỉ cần tân tiến là đủ. Và đã có một thời gian Steve Jobs buộc phải rời Apple, để khởi tạo hai doanh nghiệp khác mà một trong số đó là hãng phim hoạt hình nổi tiếng Pixar. Nhưng không có Jobs, Apple đã mất hẳn triết lý xương sống của mình, để rồi họ rơi vào cảnh lép vế trên thị trường và phải tìm cách để đưa Jobs trở lại năm 1997. Từ đó, Jobs, với lý thuyết không hề màu xám của mình, lý thuyết cho rằng ngoài sự tiên tiến bên trong, sản phẩm còn phải nắm bắt được xu hướng xã hội là ưa thích sự khẳng định về tính thời thượng dựa trên mỹ quan mà sản phẩm bạn sử dụng sẽ mang lại, ông đã đưa Apple đến với kỷ nguyên vàng: thống trị thị trường công nghệ thông tin.

Câu chuyện của Steve Jobs nêu bật bản chất của vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam đang mắc phải. Đó chính là một triết lý đủ thuyết phục, một triết lý được chắt lọc, một triết lý tinh tuyền của riêng mỗi doanh nghiệp. Nó mới chính là nguồn vốn dồi dào nhất, bởi nó không phải là "màu xám", nó chính là "cây đời", nó chính là vẻ đẹp, là văn hóa và thể hiện tầm văn hóa của những người sở hữu doanh nghiệp. Và vượt trên hết, nó là vũ khí không chỉ để tấn công, mà còn để phòng vệ cho doanh nghiệp trên thương trường.

Nhưng để tạo ra những triết lý đủ tầm vóc xây dựng nên văn hóa đặc trưng cho doanh nghiệp, rất cần những người chủ phải thực sự có văn hóa chứ không chỉ có trình độ đơn thuần. Mà văn hoá, nó thể hiện từ trong chính những hành vi của ta mỗi ngày, từ thái độ của ta với đời sống, với những di sản của dòng chảy lịch sử và cả những tài nguyên sẵn có hôm nay…

Hà Quang Minh

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文