Phim hoạt hình Việt Nam: Phải bứt phá để chinh phục khán giả

08:10 01/08/2017
"Chat & Bop" là series phim mới nhất mà Hãng phim hoạt hình Việt Nam giới thiệu trên kênh Youtube hè 2017, với mong muốn sẽ đem lại những giờ phút thư giãn sảng khoái cho các em nhỏ trong dịp hè về. Cùng với một số bộ phim được đầu tư lớn trước đó như "Cậu bé cờ lau", "Người anh hùng áo vải", "Người con của rồng"... khán giả nhí vẫn hy vọng vào sự bứt phá của phim hoạt hình Việt Nam.


1.Được biết, "Chat & Bop" là tập hợp các câu chuyện nhỏ, vui vẻ xung quanh mối quan hệ giữa hai "hàng xóm" là chú chim sâu tên Chat và chú sâu tên Bop. Bop có vẻ ngoài hiền lành nhưng lại thường xuyên nghĩ ra những trò nghịch ngợm, tinh quái, gây phiền phức cho cuộc sống của Chat. Chat có vẻ ngoài dữ dằn, tưởng như luôn bắt nạt Bop nhưng thực ra lại luôn bị Bop đáp trả.

Cuộc sống của hai bạn hàng xóm luôn diễn ra với đủ mọi trò "ăn miếng trả miếng" nhưng Bop và Chat vẫn là láng giềng thân thiết và luôn tạo ra những tình huống khiến người xem phải bật cười. Series phim "Chat & Bop" được chia làm 4 phần, mỗi phần 50 tập với thời lượng khoảng 3 phút/ tập. Điều bất ngờ là kịch bản phim do các nhà biên kịch trẻ, các cây viết hiện đang là sinh viên các Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Văn hóa... và các cộng tác viên chắp bút. Chính vì thế, mỗi tập phim luôn mang đậm màu sắc trẻ trung, tươi tắn và hài hước rất hợp với tâm lý các em nhỏ.

Series phim có sự tham gia với vai trò tư vấn, cố vấn, thẩm định của nhiều nghệ sĩ tên tuổi và có nhiều kinh nghiệm trong nghề như đạo diễn, họa sĩ, NSƯT Lê Bình, nhà biên kịch Phạm Thanh Hà, đạo diễn, họa sĩ Vũ Duy Khánh...

Chat & Bop mở ra một hướng mới cho phim hoạt hình Việt Nam.

Từ kịch bản của các nhóm nhỏ, trước khi đưa vào sản xuất đều được biên tập kỹ lưỡng và thông qua thẩm định của Hội đồng thẩm định. Các nhà sản xuất "Chat & Bop" cũng cho biết, ở loạt phim này, yếu tố giáo dục và giải trí đều được tập trung đề cao.

Thay vì thiên về giáo dục sẽ khiến bộ phim khô cứng, khó thu hút các em, yếu tố giải trí hóm hỉnh, hài hước đúng lứa tuổi được đặc biệt chăm chút. Các nhà làm phim nắm vững phương châm, khi yếu tố giải trí được làm tốt thì các nội dung giáo dục sẽ được ngấm vào các em một cách tự nhiên, bền vững. Ngược lại, yếu tố giáo dục được làm tốt cũng khiến các nội dung giải trí sâu sắc, ý nghĩa hơn.

Hãng phim Hoạt hình Việt Nam kết hợp với một số đối tác sản xuất và phát hành rộng rãi bộ phim này trên tất cả các phương tiện truyền hình IPTV, trên nền tảng truyền hình OTT và trên hệ thống Youtube vào thứ 3 và thứ 5 hàng tuần sẽ cập nhật các tập phim mới. Những người làm phim cho biết, trong tương lai, bộ phim sẽ được đầu tư sản xuất tiếp, số lượng tùy thuộc vào hiệu ứng và nhu cầu của khán giả xem phim.

Đây thực sự là series phim hoạt hình dài hơi, với mong muốn đáp ứng được nhu cầu thưởng thức phim hoạt hình của đông đảo khán giả trẻ. Đặc biệt, "Chat & Bop" được thực hiện không chỉ với mong muốn đáp ứng được nhu cầu thưởng thức phim hoạt hình của khán giả trong nước mà còn hy vọng có thể tiếp cận khán giả nước ngoài. Vì thế, các yếu tố văn hóa, truyền thống đặc trưng được chọn lọc thể hiện trong phim không chỉ có mục đích giáo dục cho khán giả nhỏ tuổi mà còn cơ hội để giới thiệu và thu hút khán giả nước ngoài.

Điểm tạo nên sự khác biệt của series phim "Chat & Bop" chính là phim được làm với phong cách hiện đại, chú trọng vào phần màu sắc nhân vật. Các màu sắc tươi mới được lựa chọn để phù hợp với khán giả nhí. Đặc biệt không sử dụng thoại nhằm mục tiêu thu hút được khán giả trong và ngoài nước, tạo nên sức sống bền vững cho nhân vật Chat và Bop.

2. Có thể nói, trong điều kiện trung bình mỗi tháng có một bộ phim hoạt hình của nước ngoài được công chiếu ở Việt Nam, chưa kể tới hàng trăm, hàng ngàn tập phim vẫn từng ngày, từng giờ phát trên sóng các kênh truyền hình thu hút đông đảo khán giả thì những người làm phim hoạt hình Việt Nam đang đứng trước hoàn cảnh vô cùng khó khăn.

Ở Việt Nam, thể loại phim hoạt hình được hình thành và phát triển từ khá sớm. Đã có không ít bộ phim đạt được thành công tại các Liên hoan phim trong nước và quốc tế. Hiện nay, trung bình mỗi năm vẫn có vài chục bộ phim hoạt hình với thời lượng trên dưới 10 phút được sản xuất. Tuy nhiên, không nhiều trong số đó được chiếu ở rạp vào những dịp hè, còn lại chủ yếu phát hành dưới dạng DVD.

Trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ, sự lớn mạnh như vũ bão của các hãng sản xuất phim hoạt hình lớn trên thế giới, thực sự một thời gian dài hoạt hình Việt Nam rơi vào tình trạng "thua trên sân nhà". Những bộ phim hoạt hình được giải thưởng vẫn chỉ người trong nghề biết với nhau mà chưa ra rạp để chinh phục được khán giả nhí. Trong khi thực tế có nhiều bậc phụ huynh mong muốn con em mình được xem những bộ phim hoạt hình Việt Nam với những câu chuyện Việt Nam.

Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt ấy, những nhà làm phim hoạt hình Việt Nam cũng đã cố gắng có những đổi mới để bắt kịp xu hướng, thu hút được khán giả nhí tiềm năng. Một số bộ phim có độ dài 20 - 40 phút ra đời như "Trần Quốc Toản", "Cậu bé cờ lau", "Kim Đồng"... đã được ra mắt. Tuy nhiên, những bộ phim này vẫn chưa được xem là phim đủ hấp dễn để ra rạp. Một số ít phim như: "Vào hang kiến" (60 phút), "Người con của rồng" (90 phút) cũng là những đột phá của hoạt hình Việt Nam nhưng mới mang tính thử nghiệm, chỉ được làm vào những dịp kỷ niệm vì kinh phí quá cao.

Ngoài những bộ phim của Hãng phim Hoạt hình Việt Nam, nhiều nhóm bạn trẻ đã mạnh dạn áp dụng công nghệ 3D cho ra đời một số bộ phim như "Dưới bóng cây", "Cô bé bán diêm", "Cuộc phiêu liêu của Trứng, chanh và ớt"...

Kho tàng truyện cổ tích vẫn là mỏ vàng cho phim hoạt hình khai thác.

Những bộ phim này có độ dài trên dưới 10 phút nên chủ yếu phát hành trên mạng hoặc chiếu vài kênh truyền hình dành cho trẻ em. Do được làm bởi các nhóm tư nhân, kinh phí eo hẹp nên phim chưa đủ độ dài và tiêu chuẩn ra rạp mà chỉ xuất hiện như một phần đệm trước khi chiếu phim truyện. Chính vì thế, để có được một bộ phim hoạt hình Việt vừa được sản xuất bởi công nghệ hiện đại có thể chiếu rạp, có nội dung vui tươi, hài hước hấp dẫn phù hợp với tâm lý trẻ em... vẫn là điều mong mỏi chưa thành hiện thực.

Ở không ít những bộ phim hoạt hình Việt Nam, các nhà làm phim vẫn loay hoay giữa yếu tố giải trí và giáo dục. Phần nhiều, những phim hoạt hình Việt Nam còn nặng về yếu tố giáo dục nên sơ cứng, thiếu hấp dẫn.

Đến rạp vào những ngày hè này sẽ thấy hoạt hình Việt Nam đang bỏ lỡ một thị trường vô cùng tiềm năng. Những suất chiếu phim "Deep: Biệt đội biển xanh", "Doraemon: Nobita và chuyến thám hiểm Nam cực Kachi Kochi"...luôn chật kín khán giả nhí. Những mùa hè trước, các phim như "Vua sư tử", "Kỉ băng hà", "Kungfu Panda", "Sherk"... dù không còn lạ lẫm vì sản xuất nối bản nhưng vẫn đạt doanh thu khủng. Điều dễ nhận thấy những bộ phim hoạt hình ấy không chỉ hấp dẫn khán giả nhí mà ngay cả khán giả trưởng thành cũng thấy vô cùng thích thú vì phim được làm với công nghệ mới nhất, hình ảnh đẹp, âm thanh tốt và cách dựng phim, nội dung phim hóm hỉnh, nhiều tầng ý nghĩa.

Không thể phủ nhận, các nhà làm phim hoạt hình Việt Nam cũng đang nỗ lực không ngừng thay đổi để tìm lại khán giả. Tuy nhiên, những sự chuyển biến ấy so với nhu cầu của công chúng và sự phát triển mạnh mẽ của các nhà sản xuất hoạt hình thế giới thì vẫn còn nhiều hạn chế. Điều mà không ít người băn khoăn là mặc dù chúng ta có một nền văn học thiếu nhi khá phong phú, kho tàng truyện cổ tích đồ sộ, là "mỏ vàng" để giới làm hoạt hình có thể khai thác. Tuy nhiên, chúng ta vẫn rơi vào tình trạng khan hiếm kịch bản hay.

Lâu nay, phim hoạt hình Việt chủ yếu được chuyển thể từ truyện cổ tích hoặc loài vật, nặng về giáo dục, thiếu tính sáng tạo nên khó khăn trong việc tiếp cận khán giả nhí trong nước chứ chưa nói đến chinh phục khán giả nước ngoài. Với tiền đề từ "Chat & Bop", công chúng vẫn chờ đợi sự bứt phá mới của giới làm phim hoạt hình Việt Nam.

Khánh Thảo

Công an tỉnh Nghệ An và Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đồng chủ trì vừa đánh sập đường dây tội phạm xuyên quốc gia, bắt 12 đối tượng điều hành, quản lý website "Thiendia2.cc" (hơn 1,1 triệu thành viên trên toàn cầu) truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet (đã tán phát trên 19 triệu nội dung đồi trụy với hàng trăm triệu lượt truy cập). ''

Trung tá Hoàng Anh Công Minh đang làm nhiệm vụ đã ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra thì đối tượng Phạm Ngọc An (SN 2001, trú xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) điều khiển phương tiện, phía sau chở Trương Ngọc Thảo Nhi (SN 2009) tông thẳng vào Trung tá Minh khiến anh ngã xuống đường, bị thương.

Chiều 28/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa bắt tạm giam Lê Thị Thanh Nghi (SN 1985, ngụ phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) và Nguyễn Đăng Trình (SN 1983, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Chiều 28/4, thông tin từ Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5,  toàn quốc xảy ra 71 vụ tai nạn giao thông, làm chết 20 người, bị thương 68 người.Cùng ngày, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý 14.515 trường hợp vi phạm Luật giao thông và ra quyết định xử phạt 31 tỷ 830 triệu đồng.

Ngày 28/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với đối tượng Dương Minh Cường về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

“Ngày 3/8/1967, đánh CLB sỹ quan Mỹ (N.O.C) diệt trên 200 tên. Thị ủy Nha Trang đánh giá thắng lợi này rất cao. Những người tham gia trận đánh như Hoài Phong, Lê Thị Mai, Trần Kim Hùng, Bùi Chạn, Trần Thanh Châu (tức Mỹ) đã được tặng tưởng Huân chương chiến công”. Lịch sử Đảng bộ TP Nha Trang giai đoạn 1925 - 1975, trang 205 viết ngắn gọn như vậy.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文