Các trò chơi truyền hình:

Thiếu kiểm duyệt và lạm dụng câu khách

08:00 04/02/2015
Trong sự nở rộ của các chương trình truyền hình thực tế, khi sức hút của những sân chơi ca nhạc đã có phần hạ nhiệt thì gần đây những trò chơi kinh dị, quái chiêu lại được các nhà sản xuất sử dụng như một chiêu thức mới để hấp dẫn khán giả. Vì thế, những trò nguy hiểm xuất hiện trên truyền hình vào khung giờ "vàng" đã không phải là chuyện hiếm gặp. Có hay không sự kiểm duyệt của nhà sản xuất trước khi đưa các tiết mục này lên sóng truyền hình cũng như giới hạn nào của sự câu khách trong chương trình truyền hình như thế này đó là những câu hỏi đang được dư luận bức xúc đặt ra.

1. Đến giờ, có lẽ nhiều khán giả truyền hình cũng đã thở phào nhẹ nhõm khi biết thí sinh bị tai nạn nghề nghiệp trong một chương trình truyền hình thực tế gần đây không quá nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, điều không may của thí sinh ngày hôm nay dường như là kết quả đã được báo trước của một thực trạng từng được dư luận lên tiếng. Rằng, sự dễ dãi trong kiểm duyệt đã khiến cho không ít trò nguy hiểm ngang nhiên xuất hiện trên sóng truyền hình.

"Tìm kiếm tài năng Việt" có lẽ dẫn đầu danh sách chương trình có số lượng những tiết mục nguy hiểm xuất hiện thường xuyên nhất hiện nay. Ngay từ mùa đầu tiên đến nay là mùa thứ 3, "Tìm kiếm tài năng Việt" luôn “chiêu đãi”ä khán giả bằng những "tài năng" khiến khán giả thót tim. Hẳn người xem chưa quên trò rùng rợn nhảy trên thủy tinh, chọc giáo vào ngực trong khi có người đập gạch vào sau lưng của thí sinh 19 tuổi Lê Nhật Anh.

Khán giả cũng đã từng hét toáng lên, giám khảo Thúy Hạnh thì vội quay mặt đi khi chứng kiến chàng trai 17 tuổi Nguyễn Hoàng Tú lần lượt bắt từng con cá kèo còn sống rồi thản nhiên đưa vào miệng nuốt chửng. Chương trình này cũng từng dành tặng cho khán giả hâm mộ màn nuốt kiếm, nuốt rắn lục và khoan mũi của thí sinh Nguyễn Văn Hoàng. Kinh dị hơn cả có lẽ là trò "móc mắt kéo nước" của thí sinh Huỳnh Thanh Tuấn. Ngay trên sóng truyền hình quốc gia, thí sinh này đã móc những sợi xích sắt vào 2 mắt, vào cổ và 2 tay xuyên qua da thịt để nâng 5 xô nước đầy lên. Ngoài ra, còn những màn siêu nguy hiểm như của võ sư Lý Bằng khi tham dự "Tìm kiếm tài năng Việt" mùa thứ 2: giữ chậu sành trên đầu, làm cong thanh thép bằng đầu, để các học trò dùng gậy đập vào lưng, đầu, bụng và đặc biệt hơn khi dùng một cây kim xuyên thủng một tấm kính hay một bể cá… Một số trò nguy hiểm này thậm chí đã được lọt tới tận vòng chung kết.

Thí sinh Tấn Phát (bên phải) đã phải nhập viện sau khi uống nhầm ly axit.

Hàng loạt những trò nguy hiểm được phát sóng trước đó (cũng rất may là không có chuyện gì xảy ra) đã khiến dư luận dấy lên bức xúc về việc đâu là giới hạn khi đưa những trò nguy hiểm lên sóng truyền hình? Những trò nguy hiểm tới tính mạng như uống axít, nuốt kiếm liệu đó có phải là tài năng hay chỉ là may rủi. Trên nhiều diễn đàn, nhiều ý kiến đồng ý với quan điểm cho rằng ngay cả chuyện nếu Tấn Phát uống axít vào mà không sao thì đó cũng đâu phải là "tài năng"? Thậm chí, điều đó còn nguy hiểm hơn vì biết đâu sẽ lại gieo rắc vào suy nghĩ của những khán giả nhí niềm tin ngây thơ rằng uống axít cũng không sao?

Mặc dù với những trò nguy hiểm này, khi phát sóng, đài truyền hình cũng đã cho chạy dòng chữ khuyến cáo khán giả không nên bắt chước, làm theo nhưng điều đó chắc chắn không đủ khi đối tượng xem vào giờ vàng, ngày cuối tuần thường có cả trẻ em. Và bản tính trẻ em thì rất dễ học theo, bắt chước. Không thể phủ nhận một phần lỗi là ở Ban tổ chức, bởi đây là trò chơi mang tính may rủi, mà may rủi thì khả năng xảy ra hậu quả cao, ngoài tầm kiểm soát của mình. Và sự cố thì xảy ra bất thường, chúng ta không thể nào lường trước được tất cả các tình huống. Điều này cho thấy dường như Ban tổ chức đã quá lỏng lẻo trong việc kiểm duyệt các tiết mục trước khi phát sóng. Bên cạnh đó, còn bộc lộ sự chủ quan của đơn vị tổ chức khi sử dụng các tiết mục có tính rủi ro khá cao đến sức khỏe, tính mạng con người nhưng không hề có phương án y tế dự phòng để xử lý tình huống nếu không may xảy ra chuyện… Bởi nếu không may, hậu quả nặng hơn thì mọi việc sẽ như thế nào, trách nhiệm thuộc về ai…

2. Lý giải cho việc tại sao những người làm chương trình truyền hình lại có thể dễ dãi để những trò nguy hiểm, phi giáo dục xuất hiện trên sóng truyền hình chỉ có thể vì quá coi trọng yếu tố câu khách. Để thu hút khán giả, những người có trách nhiệm dường như đã quên đi rằng, bên cạnh tính giải trí thì một việc vô cùng quan trọng là phải ý thức được tính nguy hiểm của tiết mục để kiểm soát và hạn chế những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra tai nạn hy hữu trên sóng truyền hình.

Hẳn khán giả còn nhớ, trong liveshow 2 của chương trình "Giọng hát Việt nhí" mùa 2, khi cô bé Hà Trang đang biểu diễn ca khúc "Đóng nhanh lúa tốt" thì bất ngờ sân khấu sụp xuống một mảng. Ngay sau đó, 2 vũ công nhí tiếp tục bị rơi lọt xuống lỗ hổãng này. Sự cố này khiến người quay phim bị chảy máu ở phần tai và phải khâu 3 mũi. Hai vũ công nhí cũng được đưa đến bệnh viện để kiểm tra. Sự việc đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của bé Hà Trang và các thí sinh tiếp theo. Thậm chí, ở nhiều trường hợp, có cảm giác như các nhà sản xuất còn sử dụng những sự cố, những tai nạn nghề nghiệp từ phía người chơi như một chiêu thức thu hút sự chú ý cho chương trình. Việc thí sinh Nguyễn Thị Oanh đến từ Quảng Ninh đã ngất xỉu sau khi hoàn thành thử thách chụp ảnh chủ đề "Chuyển động với đôi giày patin", hoặc chuyện thí sinh Quỳnh Châu đã bị “bạn diễn” là chú cừu cắn vào ngón tay khi tạo dáng trong chương trình "Tìm kiếm người mẫu Việt Nam"… đã được ống kính đặc tả kỹ lưỡng.

Những trò nguy hiểm thế này vẫn còn xuất hiện nhiều trên truyền hình.

Có một thực tế là thời gian gần đây, khi các chương trình truyền hình thực tế nở rộ, khi khán giả bắt đầu nhàm chán với các thể loại hát hò, chọc cười thì các đơn vị sản xuất lại quay sang sử dụng dùng những tiết mục kinh dị, những trò nguy hiểm, gây sốc lên sân khấu như một cách để câu khách. Khán giả hẳn vẫn còn khiếp sợ màn chọc tay vào ổ điện của thí sinh Hoàng Nhựt trong chương trình "Tìm kiếm tài năng Việt". Thậm chí, để chứng minh khả năng tích điện của mình, thí sinh này còn mời giám khảo Hoài Linh cùng thí sinh tiếp xúc trực tiếp với dây điện để làm sáng bóng đèn neon mà không có bất kỳ dụng cụ cách ly nào.

Trong chương trình "Người bí ẩn" phát sóng trên HTV7, nữ sinh Minh Hiếu đã đập vỡ bóng đèn và nhai ngon lành. Để chân thực hơn với khán giả, micro còn được để sát để khán giả có thể nghe rõ tiếng giòn vỡ của bóng đèn trong cổ họng. Những tiết mục ấycó hữu ích không, có tính giáo dục không thì chắc chắn ai cũng có câu trả lời.

Cuộc sống vốn phong phú, và khả năng của con người cũng luôn là một điều bí ẩn. Nhu cầu được thể hiện, được khoe tài năng của mình có lẽ cũng là một điều dễ hiểu ở mỗi con người. Tuy nhiên, việc kiểm duyệt trò chơi trước khi phát sóng để không ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục cũng như tính giáo dục của các chương trình truyền hình phụ thuộc hoàn toàn vào Ban tổ chức. Những trò quái lạ, không giống ai tất nhiên sẽ được nhiều người chú ý nhưng có lẽ, chưa bao giờ các nhà sản xuất tự đặt câu hỏi những trò nguy hiểm ấy sẽ ảnh hưởng thế nào đến đời sống, đặc biệt là trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Tài năng, dù ở lĩnh vực nào cũng luôn là điều đáng quý với xã hội nhưng cần phải phân biệt rõ tài năng và những trò may rủi, nguy hiểm đến tính mạng con người. Bởi tài năng thực sự thì luôn mang lại giá trị tích cực với đời sống. 

Từ diễn biến của sự việc có thể thấy rằng các nhà sản xuất đã quá coi trọng tính hấp dẫn, câu khách mà đưa ra những trò kinh dị hơn là việc sản xuất ra một chương trình có thông điệp tích cực cho cộng đồng. Chưa kể, từ khi sự việc xảy ra, thì hầu như không có bất kỳ một sự nhận lỗi nào từ phía các đơn vị tổ chức, các nhà sản xuất. Hầu hết đều cho rằng đó là sự cố không may thuộc về cá nhân thí sinh. Trong khi, ai cũng hiểu nếu được kiểm duyệt, biên tập một cách nghiêm túc thì chắc chắn những hậu quả đáng tiếc như vậy đã không thể xảy ra.

Thảo Duyên

Chiều 28/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa bắt tạm giam Lê Thị Thanh Nghi (SN 1985, ngụ phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) và Nguyễn Đăng Trình (SN 1983, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 28/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với đối tượng Dương Minh Cường về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

“Ngày 3/8/1967, đánh CLB sỹ quan Mỹ (N.O.C) diệt trên 200 tên. Thị ủy Nha Trang đánh giá thắng lợi này rất cao. Những người tham gia trận đánh như Hoài Phong, Lê Thị Mai, Trần Kim Hùng, Bùi Chạn, Trần Thanh Châu (tức Mỹ) đã được tặng tưởng Huân chương chiến công”. Lịch sử Đảng bộ TP Nha Trang giai đoạn 1925 - 1975, trang 205 viết ngắn gọn như vậy.

Chỉ cách đây ba năm, nickel còn được coi là “ngôi sao” của ngành khoáng sản toàn cầu. Nickel, một thứ kim loại trước đây chỉ được dùng trong luyện thép không gỉ, bất ngờ tìm được vị thế mới khi thế giới đổ dồn sự chú ý vào những chiếc pin nickel-lithi (Ni-Li).

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文