Thời trang lùm xùm vì đánh tráo khái niệm

08:00 18/02/2017
Cuộc tranh cãi về chiếc áo trông khá giống áo dài nhưng vạt rất ngắn và mặc kèm với váy đụp hoặc váy xòe ngắn trên đầu gối đến giờ vẫn chưa có hồi kết. Cãi nhau cũng bởi chiếc áo đó dám "cả gan" mang tên "áo dài cách tân". Trước đó, cũng có lắm cuộc "ném đá" nảy lửa với những trang phục lỡ đánh tráo khái niệm, mà toàn là khái niệm to tát...


Hiểu nôm na, áo dài cách tân là áo dài theo phong cách mới, nhưng bản chất của nó vẫn là áo dài. Đó là những đổi mới nho nhỏ về kiểu dáng, về chất liệu, về tà vạt.. Chẳng hạn như trước đây là cổ thuyền, hình tim, tam giác; tay áo xòe hoặc tay lỡ, tà có thể xòe nhiều hơn so với chuẩn mực truyền thống …

Bây giờ áo dài cách tân phổ biến nhất là dạng tà ngắn ngang đầu gối mặc cùng quần âu hoặc áo dài tà rộng không chiết eo mặc kèm quần âu hay quần lụa… Nhưng đến khi mốt áo dài tà ngắn trên gối mặc cùng với váy xòe được chị em nhiệt tình lăng xê trong dịp Tết vừa rồi thì cuộc tranh cãi mới bắt đầu gay cấn. 

Người thì bảo kiểu "áo dài cách tân" đó chẳng khác gì nước mắm pha với cà phê, mắm tôm pha với ca cao, khó ngửi, khó ăn. Kẻ lại bảo đẹp, trẻ trung chứ không có gì lai căng, lố bịch cả.

Bộ trang phục gây tranh cãi vì mang tên "áo dài cách tân".

Xét ở góc độ mỹ cảm của một bộ trang phục thông thường thì bộ cánh ấy quả thật không có gì lố lăng, hở hang, phản cảm cả. Nếu nó vướng phải những xú từ như thế thì ắt hẳn nó khó trở thành mốt nở rộ trong Nam ngoài Bắc. Nhưng khi bảo đó là "áo dài cách tân" thì các nhà thiết kế tên tuổi như Minh Hạnh, Sĩ Hoàng, Đức Hùng … đều không đồng ý.

Nhà thiết kế Minh Hạnh cho rằng: "Tôi nghĩ loại trang phục kết hợp tà áo trông giống áo dài với váy xòe không nên gọi đó là áo dài. Nó không phải là áo dài thì không thể gọi là áo dài cách tân. Nó là loại áo gì đó còn áo dài thì phải xuất hiện đúng vẻ đẹp của nó, chứ sự kết hợp này đã dẫn đến sự biến dạng, phá vỡ chuẩn mực của áo dài.

Trong quá trình phát triển của lịch sử, áo dài chính là biểu trưng của một vẻ đẹp Việt Nam, là chiếc áo truyền thống có những quy tắc mặc định. Linh hồn của áo dài là sự thanh lịch, sự duyên dáng, sự thanh cao, sự gợi cảm, sự dịu dàng, sự thuần Việt …".

Nhà thiết kế Minh Hạnh ủng hộ việc cách tân áo dài vì đó là điều cần thiết để một chiếc áo truyền thống tồn tại phù hợp với mỗi thời đại. Bản thân Minh Hạnh cũng có nhiều thiết kế áo dài cách tân. Thế nhưng, muốn cách tân thì nhà thiết kế thì phải hiểu rõ cái nền tảng, quy chuẩn của thứ mà họ cách tân để tạo ra một sản phẩm đẹp, phù hợp với thời đại mà vẫn giữ được hồn cốt vốn đã được cha ông dày công xây dựng qua bao năm tháng.

Có người cho rằng, các nhà thiết kế hay những ai bài xích loại trang phục này đang cố tình gắn cái tên "áo dài cách tân" cho nó rồi đem ra tranh cãi, vùi dập. Thật ra, ngay từ đầu, trang phục này đã mang cái tên gây tranh cãi trên. Ở các trang rao bán quần áo và chính người mặc đều gọi nó là áo dài cách tân. Đây là một sự đánh tráo khái niệm.

Các nhà chuyên môn chỉ đang làm nhiệm vụ chỉ mặt, điểm tên để "trả lại tên cho áo dài" chứ không phán xét chiếc áo đó đẹp hay xấu vì lựa chọn mặc hay không mặc là quyền của mỗi người. Rõ ràng sự việc sẽ không đến mức ầm ĩ nếu người ta đặt cho bộ trang phục ấy cái tên khác chứ không lầm lẫn, ngây ngô hay cố tình ngụy biện gọi đó là áo dài cách tân.

Các bộ trang phục tham gia phần thi "national costume" tại đấu trường sắc đẹp thế giới lâu nay vẫn bị công chúng và truyền thông trong nước gắn cho mỹ từ to tát: quốc phục. Và chính vĩ từ này khiến cho các bộ trang phục dự thi quốc tế dính phải vô số điều tiếng. Mới đây nhất là bộ váy "Sen vàng Việt Nam" lấy cảm hứng từ mẹ Âu Cơ, cha Lạc Long Quân của người đẹp Khả Trang do Lê Long Dũng thiết kế để dự thi "Hoa hậu Siêu quốc gia" 2016. Người chê trang phục chẳng khác gì phục trang game online võ lâm, người chỉ trích quốc phục Việt Nam mà hở hang như thế thì quá nhục mặt quốc thể.

Các thiết kế lấy cảm hứng từ trang phục các dân tộc để tham gia đấu trường sắc đẹp quốc tế thường bị đánh đồng là "Quốc phục".

Tên tiếng Anh của phần thi được dịch là "trang phục dân tộc" cũng không có gì quá đáng. Nhưng nó không hẳn là trình diễn quốc phục. Nếu cuộc thi nào cũng lặp đi lặp lại những bộ quốc phục như thế thì rất nhàm chán.

Nếu gọi trang phục dự thi phần thi này là trang phục lấy cảm hứng từ dân tộc, đất nước thay cho vĩ từ "quốc phục" thì số lượng gạch đá thể nào cũng ít hơn mà không làm mất đi bản chất của tên gọi "national costume"  nếu các nhà thiết kế muốn bạo tay sáng tạo. Vì khi nhắc tới quốc phục người ta sẽ nghĩ ngay đến trang phục truyền thống biểu trưng cho vẻ đẹp thiêng liêng của quốc gia. Chẳng hạn như Nhật Bản thì có kimono, Hàn Quốc là hanbok…

Ở Việt Nam chưa có quy định về quốc phục nên có thể lựa chọn thêm các trang phục truyền thống khác như áo tứ thân, áo bà ba, các trang phục cổ thời Hùng Vương… Nhưng nếu bê nguyên mà đi thi thì rớt ngay từ vòng gửi xe.

Nên nhớ trang phục đi thi là trang phục trình diễn chứ không phải trang phục ứng dụng. Do đó phải làm sao để trang phục của mình nổi bật nhất, gây chú ý nhất, độc đáo nhất, thể hiện bản sắc rõ rệt nhất. Khi ấy trang phục là tác phẩm sáng tạo, lạ mắt độc đáo chuyển tải đặc trưng văn hóa, du lịch, ẩm thực, nghệ thuật… của chính quốc gia đó để khi nhìn vào người ta biết ngay thí sinh đến từ nước nào.

Do đó, mới có chuyện người đẹp Thái Lan mặc nguyên mô hình xe tuk tuk lên người trong cuộc thi "Hoa hậu Hoàn vũ 2015", hoa hậu Mỹ  biến hóa thành siêu anh hùng thường xuất hiện trong các bộ phim bom tấn Hollywood, hoa hậu Trung Quốc diện ngay bộ váy giới thiệu đồ sứ thời Minh... Mặc cho trong nước không tiếc lời nhiếc móc, tại vòng chung kết cuộc thi "Hoa hậu Siêu quốc gia 2016" diễn ra tối 2-12 ở Ba Lan, bộ trang phục "Sen vàng Việt Nam" được tôn vinh là trang phục dân tộc đẹp nhất vì sự sáng tạo đột phá và giúp người đẹp Khả Trang lọt top 25.

Gần đây, bộ thiết kế mang tên "Nàng mây" của Lệ Hằng lấy cảm hứng từ chiếc đó bắt cá với chất liệu mây tre cũng tạo ấn tượng tại cuộc thi "Hoa hậu Hoàn vũ 2017".

Sự lầm lẫn khái niệm do trình độ non nớt còn xảy ra đối với dòng trang phục phi giới tính (unisex). Trong một cuộc thi thiết kế cách đây không lâu, một thí sinh cho người mẫu nam diện lên mình bộ váy cắt xẻ táo bạo của nữ giới và cho rằng đó là trang phục phi giới tính. Thí sinh này tuyên bố: "Tôi muốn trở thành một nhà thiết kế có thể dung hòa được những khoảng cách mà con người đã tạo ra bằng việc nam có thể mặc đồ của nữ và ngược lại".

Sự nhận thức sai lệch về khái niệm này khiến anh chàng nhận cái lắc đầu ngao ngán từ ban giám khảo. Giám khảo Tùng Leo khẳng định cho thí sinh này biết rằng trang phục đó không phải là unisex. Unisex là phong cách thời trang trung tính nhằm chỉ những đồ dùng hoặc cách ăn mặc thích hợp cho cả nam và nữ.

Unisex mang đến cho nam giới sự mềm mại, quyến rũ hơn cách ăn mặc của nam giới bình thường; nữ giới lại khá mạnh mẽ so với những bộ trang phục thường thấy. Đó là dòng thời trang độc lập, có các nhà thiết kế riêng để sáng tạo nên những trang phục sao cho phù hợp cả nam và nữ. Do đó, unisex có những quy chuẩn của nó chứ không phải là nam mặc đồ nữ hay ngược lại.

Ba trường hợp trên cho thấy việc định danh cho trang phục hoàn toàn không đúng với đặc trưng và bản chất của nó. Và dư luận thì cứ thích gán cho nó những khái niệm không phù hợp và tự cãi nhau với những khái niệm đó. Trả đúng khái niệm sẽ bớt dần những tranh cãi.

Đây là công việc của các nhà lý luận phê bình. Thế nhưng, sự phê bình nghệ thuật hiện nay cũng đang theo đà cảm tính của đám đông mà chưa theo những chuẩn mực học thuật. Chiếc áo có tà hơi dài mặc với váy xòe hay các thiết kế được gọi là quốc phục là những nạn nhân của tình trạng a dua này.

Phan Thi Uyên

Từ 15h ngày 2/5, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm không đáng kể, theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít; giá dầu giảm 110 đồng- 142 đồng/lít.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an, ngày 2/5, Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung điều tra, thu thập chứng cứ về vụ tai nạn lao động khiến 6 người tử vong và 5 người bị thương nặng xảy Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu…

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Đồng chí Đại tá Đậu Bá Thư, sinh ngày 26/3/1935, nguyên Trưởng phòng 2, Cục A14, Tổng cục An ninh (nay là Cục An ninh đối ngoại - Bộ Công an); huy hiệu 60 năm tuổi đảng; được tặng thưởng Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba...

17 xe chữa cháy và hơn 100 cán bộ chiến sĩ tham gia dập tắt đám cháy tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu King Fish (phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Trong lúc dập lửa, 2 cán bộ chiến sĩ chữa cháy bị ngạt khói, được đưa vào viện cấp cứu, hiện tình trạng đã ổn định…

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Do lâm bệnh nặng, mặc dù đã được các bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình quan tâm chăm sóc nhưng đồng chí Đặng Thị Cẩm Thúy đã từ trần hồi 15h 20 ngày 01/5/2024 (nhằm ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn) tại Bệnh viện 198 - Bộ Công an.

Vào khoảng 2h30 ngày 2/5, một vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi hoàn toàn một kho chứa phế liệu rộng khoảng 500 m2 tại ấp An Hoà, xã An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (TMĐT&KTS, Bộ Công Thương) đề nghị người dùng phát hiện website bán sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân thì thông báo cho Cục TMĐT&KTS để Cục có biện pháp xử lý.

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文