Tiết kiệm vẫn là quốc sách

08:00 10/06/2013
Ai cũng biết, nước ta hiện so với nhiều nước còn thuộc diện nghèo. Đời sống của phần đông những người làm công ăn lương là khó khăn. Cái nghèo ấy, cái khó khăn ấy xuất phát từ nhiều lý do khách quan, nhưng cũng phải đau lòng mà thừa nhận rằng, cái nghèo ấy còn do chính bản thân chúng ta gây ra cho mình và gây ra cho nhau...

Tôi xin bắt đầu bài viết bằng một câu chuyện: Cách đây non mười năm, tôi được tham gia đoàn nhà văn trẻ Việt Nam sang Hàn Quốc giao lưu với một tổ chức nhà văn trẻ ở nước bạn. Lần đầu "xuất ngoại", lại nghe nhiều lời tụng ca về đời sống vật chất vượt trội của người dân xứ kim chi, tôi đã không khỏi ngạc nhiên khi nhận thấy, trong các buổi tiếp, phía Hàn Quốc chi tiêu rất…rón rén. Bữa ăn chỉ lèo tèo một đôi món, phần nhiều là đồ chấm. Quà lưu niệm cũng vậy, nếu có tặng họ cũng chỉ tặng một nhà văn Việt Nam nào đó mà họ yêu thích món quà vào tầm dăm, bảy USD. Đêm chia tay, tôi nhớ mãi tình tiết: Khi Bang Hyun Suk - một nhà văn trẻ Hàn Quốc, người từng nhiều lần sang Việt Nam và viết nhiều về Việt Nam - hỏi nhà văn Phạm Ngọc Tiến: "Hiện đời sống của nhà văn Bảo Ninh ra sao?" (Bảo Ninh là tác giả được bạn đọc Hàn Quốc rất quan tâm), Phạm Ngọc Tiến đã hỏi lại    Bang Hyun Suk: "Lương của ông một tháng được bao nhiêu?". Bang Hyun Suk nói đại ý 3.000 USD. Phạm Ngọc Tiến giơ một ngón tay, bảo: "Lương của Bảo Ninh là 100 USD". Thấy Bang Hyun Suk trợn mắt, tỏ vẻ…kinh hãi, Phạm Ngọc Tiến xua tay, cười, đoạn anh vớ lấy tờ giấy, viết rõ to: "100 USD > 3.000USD". Trong khi ông nhà văn Hàn Quốc tiếp tục ngạc nhiên, không hiểu sự thể thế nào thì Phạm Ngọc Tiến giả bộ làm động tác đũa gắp thả phanh, rượu tu ừng ực. Ý anh muốn nói: Tuy lương lậu thấp thế, song cánh nhà văn Việt Nam ăn uống xông xênh hơn nhiều cánh nhà văn Hàn Quốc.

Tất nhiên, ta hiểu, đó chỉ là cách nói của một nhà văn. Song thực tế, những ai có dịp sang nước ngoài nhiều (nhất là những nước có đời sống cao) sẽ thấy một hiện tượng: Đa phần người dân ở đó chi tiêu rất tính toán, chứ không bừa phứa, vung vít như không ít người Việt ta. Không phải là vì ở nước họ, thu nhập cao song giá cả đắt đỏ, lại bị đánh thuế nặng mà người ta phải chi tiêu như vậy - như giải thích của ai đó. Chuyện tiết kiệm đã trở thành ý thức của họ. Và ý thức ấy đã ngấm vào máu, trở thành một thứ "văn hóa tiêu tiền" rất đáng để chúng ta phải học tập.

Ai cũng biết, nước ta hiện so với nhiều nước còn thuộc diện nghèo. Đời sống của phần đông những người làm công ăn lương là khó khăn. Cái nghèo ấy, cái khó khăn ấy xuất phát từ nhiều lý do khách quan, nhưng cũng phải đau lòng mà thừa nhận rằng, cái nghèo ấy còn do chính bản thân chúng ta gây ra cho mình và gây ra cho nhau. Mới đây, theo công bố của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội thì mức lương tối thiểu hiện nay ở khu vực công chỉ mới đáp ứng được chưa đầy 40% nhu cầu sống tối thiểu. Đây là sự thật nhiều người đã biết, đã nói, nhưng tại sao lại như vậy? Chúng ta đều biết, lương bình quân một cán bộ công chức tuy đa phần là thấp (tầm vài ba triệu), song nếu chỉ loanh quanh chuyên ăn uống, tiêu pha bình thường thì thật ra cũng không đến nỗi. Vấn đề là cùng một số tiền ấy, chúng ta phải cõng quá nhiều việc (mà chủ yếu là do con người… hành nhau mà tạo ra), như tiền cho con học thêm (chỉ để không bị thầy cô trù úm, thực ra kết quả rất thấp), tiền tham gia các cuộc hiếu hỷ do cuộc sống ngày càng "phú quý sinh lễ nghĩa", không dự không được. Phải nói, trong ngân quỹ gia đình, nhất là ở khu vực cán bộ công chức, số tiền này chiếm một khoản rất đáng kể. Tôi từng nghe một vị Phó Tổng cục trưởng của một Bộ nọ than phiền, rằng với mức lương và thu nhập tổng cộng tới hơn hai chục triệu một tháng của ông, vậy mà vẫn có tháng ông phải cầu viện… vợ, vì có thu nhập thế chứ thu nhập nữa cũng không đủ chi cho các khoản ma chay, cưới xin, giỗ chạp. Ông dở mếu dở cười: "Mình có vị trí nên có những cuộc không dự không được. Mình đi thực chất là mang tính ngoại giao giữa đơn vị nọ đơn vị kia. Đi là đi việc chung, nhưng tiền thì lại là tiền riêng. Ngẫm mới thấy, cứ sống đằng thẳng không tư túi gì thì rất dễ có lúc phải muối mặt, thất lễ với thiên hạ".

Lại nhớ, trả lời phỏng vấn báo chí ngay sau khi được Quốc hội phê chuẩn vào cương vị mới, tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết: Một trong những việc ông ưu tiên trước nhất sẽ là "rà soát để cắt bỏ những khoản chi không cần thiết, tiết kiệm kinh phí chi cho việc tổ chức hội họp, đi nước ngoài" và việc làm này sẽ được thực hiện "trên bình diện quốc gia cũng như trong từng ngành, từng địa phương". Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng lấy ví dụ từ giai đoạn ông làm Tổng Kiểm toán Nhà nước: Thay vì các cuộc họp được tổ chức theo kiểu truyền thống trước đây, ông cho triển khai họp trực tuyến, vừa đỡ thời gian đi lại, vừa tránh lãng phí tiền tàu xe. Thậm chí, cuối năm, ông còn chỉ đạo văn phòng thống kê lại xem lãnh đạo cấp vụ ở cơ quan ông một năm đi công tác bao nhiêu chuyến, vào việc gì, kinh phí hết bao nhiêu rồi gửi cho từng người, qua đó nâng cao ý thức thực hành tiết kiệm của họ.

Có người cho việc này chỉ là tiểu tiết, rằng quan trọng là phải lo sao làm được ra tiền, được nhiều tiền. Rằng có tiền mới nói đến chuyện tiết kiệm hay không tiết kiệm. Tôi lại nghĩ ngược lại: Đây không hề là việc nhỏ. Vả chăng, chúng ta đều biết, nói thì nói vậy chứ làm ra tiền ai không muốn? Nhưng đó đâu phải việc dễ, nhất là trong cuộc cạnh tranh toàn cầu hóa hiện nay? Có những việc đã và sẽ còn tiếp tục nằm ngoài tầm tay với của chúng ta. Cái mà chúng ta làm được dễ nhất để cải thiện cuộc sống của mình, trong lúc này, ấy là tiết kiệm. Phương Tây có một câu ngạn ngữ rất hay: "Gia tài có được là nhờ bàn tay phải khéo léo, bàn tay trái tiết kiệm". Trong khi "bàn tay phải" của chúng ta chưa được khéo léo, lẽ nào "bàn tay trái" của chúng ta lại không tiết kiệm? Tiết kiệm là quốc sách. Câu khẩu hiệu đó không chỉ đúng với chúng ta ngày hôm nay thôi đâu…

Phạm Thành Chung

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文