Cùng bước qua khó khăn!

14:08 21/10/2021

Giữa thời điểm miền Trung đang chật vật chống chọi với mưa gió, chuyến bay VN1400 của Vietnam Airlines từ  TP. Hồ Chí Minh đã hạ cánh xuống Cảng hàng không Đồng Hới (Quảng Bình) lúc 18 giờ 15 phút tối 15-10.

Một chuyến bay nội địa của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam thì chẳng có gì để nói, nếu đây không phải là chuyến bay chở đoàn khách chỉ có 6 người theo chương trình tham quan trọn gói đã được UBND tỉnh Quảng Bình cho phép. Đó là chương trình của Công ty TNHH MTV Chua Me Đất (Oxalis Adventure) kéo dài trong 3 ngày 2 đêm với các hoạt động như chèo kayak, đạp xe, trải nghiệm các dịch vụ tại Chày Lập Farmstay và khám phá một hang động tùy tình hình thời tiết.

Bảo đảm giao thông thông suốt là một trong những biện pháp cấp bách để phục hồi nền kinh tế sau đại dịch.

Chuyến bay này của Vietnam Airlines, và cả chương trình này của Oxalis Adventure là tín hiệu tốt đẹp cho sự hồi phục của giao thông vận tải và kinh tế du lịch - 2 huyết mạch của hoạt động kinh tế không chỉ của riêng miền Trung mà là của hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước. Đây cũng chính là 2 hoạt động đã có những thời điểm tắc nghẽn, đứt gãy hoàn toàn do các địa phương phải thực hiện giãn cách để đối phó với đại dịch Covid-19 vừa qua. Nhiều doanh nghiệp không chỉ của 2 lĩnh vực này mà là của tất cả các lĩnh vực kinh doanh - sản xuất khác cũng đã đứng trước bờ vực của phá sản do hệ lụy từ sự tắc nghẽn, đứt gãy của hoạt động giao thông vận tải và du lịch, đặc biệt là giao thông vận tải.

Đấy là nói về thời điểm căng thẳng với dịch bệnh, mà thời điểm đó thì chúng ta đã vượt qua rồi. Bây giờ là lúc phải nói đến những sự vượt khó để phục hồi kinh doanh - sản xuất, nói rộng hơn là phục hồi hoạt động kinh tế - xã hội. Ngay cả ở những tỉnh, thành từng là điểm nóng mà dịch bệnh Covid-19 hoành hành ở phía Nam như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… những ngày qua, nhân lực cho guồng máy sản xuất công nghiệp cũng đã hồi phục dần do lao động đã trở lại sau hành trình vất vả về quê tránh dịch.

Nhưng muốn hồi phục hoạt động kinh tế mà giao thương trong nội địa, giữa tỉnh nọ với tỉnh kia, giữa khu vực này với khu vực kia cũng nơi thông nơi tắc thì mơ gì đến chuyện giao thương quốc tế, xuất nhập khẩu hàng hóa? Mà ngay cả tối thiểu là việc đi lại của người dân còn bị "hành" đủ cách thì làm sao nói đến chuyện lưu thông vận tải hàng hóa các kiểu. Đó không phải lỗi do dịch, mà là do tâm lý sợ dịch thái quá, cũng không loại trừ cả tâm lý muốn “chắc ăn”, sợ “trách nhiệm”… nên sinh ra tình trạng cát cứ.

Ngay cả khi ngày 11-10, Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP (Nghị quyết 128), tạm thời không áp dụng Chỉ thị 15, 16, 19 thì rất nhiều ngày sau đó vẫn còn tình trạng mỗi địa phương cho phép người dân đi lại mỗi kiểu. Một loạt tỉnh cho đến ngày 16-10 vẫn chưa áp dụng theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 128 chỉ vì lý do "đang nghiên cứu, chờ tham mưu, hướng dẫn"… Có nơi áp dụng nhưng vẫn quyết làm theo cách riêng để đòi hỏi người đến từ TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An… phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong 72 giờ.

Có tỉnh ở phía Nam còn yêu cầu người dân ra khỏi tỉnh phải có đơn, khi về phải theo dõi sức khỏe 2 tuần; đối với các tổ chức, cá nhân đến tỉnh với mục đích công tác, làm việc, học tập, đầu tư, kinh doanh… phải xuất trình thư mời, kế hoạch công tác, chương trình làm việc tại tỉnh hoặc văn bản chấp thuận của UBND tỉnh, TP nơi đi cho phép. Rồi có tỉnh đã tự xếp mình ở mức bình thường mới (cấp 1 - nguy cơ thấp) nhưng vẫn yêu cầu người lao động khi đã đi lại với các địa phương khác thì phải có giấy xét nghiệm âm tính trong vòng 7 ngày. Thậm chí, có tỉnh còn cực đoan đến mức ôtô đi qua địa bàn là bị dán giấy niêm phong cửa, người trong xe bất luận là ai cũng không được phép ra khỏi xe. Chuyện thật mà như bịa.

Tình trạng mỗi nơi quy định mỗi kiểu đã khiến không chỉ người dân mà các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tái hoạt động.

Ở thời điểm ngày 15-10, khi Nghị quyết 128 đã có hiệu lực gần 1 tuần, hoạt động vận tải nối Hà Nội với các địa phương vẫn phục hồi rất chậm. Tại TP. Hồ Chí Minh chỉ đạt khoảng 5%, nhiều địa phương khác đang trong quá trình trao đổi ý kiến. Hầu hết doanh nghiệp vận tải vẫn "ngóng" tình hình bởi có nhiều địa phương đặt ra điều kiện ngặt nghèo hơn Trung ương, ví dụ yêu cầu xét nghiệm Covid-19 dù vẫn trong thời hạn 3 ngày, duy trì các chốt kiểm soát…

Tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc tổ chức hôm 17-10 với các địa phương về những kết quả bước đầu của công tác phòng, chống dịch trong đợt dịch Covid-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ nguyên tắc: "Trong triển khai thực hiện Nghị quyết 128, phải nhất quán, thông suốt từ Trung ương xuống địa phương; cấp dưới phải phục tùng cấp trên; địa phương tuyệt đối không được ban hành các quy định trái với chỉ đạo của cấp trên; nếu thực hiện cao hơn, sớm hơn, phải báo cáo cấp trên".

Thủ tướng cũng lưu ý là Trung ương ban hành tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình nhất quán; các bộ, các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện linh hoạt, sáng tạo, phù hợp tình hình; những gì chưa phù hợp phải bổ sung, điều chỉnh ngay.

Như vậy là người đứng đầu Chính phủ đã nhất quán trong chỉ đạo. Không hề có việc cản trở các bộ, các ngành hay các địa phương "tổ chức thực hiện linh hoạt, sáng tạo" để phù hợp tình hình. Nhưng linh hoạt, sáng tạo đến mức nào thì cũng phải hướng tới sự kết nối với các địa phương khác để tạo ra sự liên thông, thông suốt.

Chỉ có nắm tay nhau, sẻ chia, đoàn kết mới cùng nhau bước qua được khó khăn.

Lương Duy Cường

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động 100% lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai.

Sáng 30/4, Công an huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, lực lượng chức năng vừa dập tắt vụ cháy lớn xảy ra tại Cửa hàng điện tử - điện lạnh Ninh Trang (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn). Vụ cháy không gây thiệt hại về người, song đã thiêu rụi nhiều tài sản có giá trị trong cửa hàng.

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra một tuyên bố cho biết, Kiev đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình cho Ukraine, được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 6 tới tại Thụy Sĩ.

Cả nước ghi nhận 207 ca mắc sởi, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nếu như 4 tháng đầu năm ngoái, Hà Nội không ghi nhận ca ho gà nào thì năm nay số mắc tăng 8 lần. Theo nhận định của chuyên gia dịch tễ, thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ có nguy cơ tăng cao.

Nhà đầu tư cho rằng do địa phương chưa được Thủ tướng phê duyệt dự án này vào trong danh mục dự án ưu tiên đầu tư thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; trong khi chính quyền thì báo cáo do nhà đầu tư chưa hoàn thành thủ tục bổ sung mục tiêu hoạt động kinh doanh đặt cược đua chó. Do vậy, từ năm 2016 đến nay, trường đua chó trị giá 300 tỷ vẫn phơi sương cùng tuế nguyệt.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文