Hãy chung tay bảo vệ thiên nhiên

08:45 11/08/2023

Cùng với vụ sạt lở đèo Bảo Lộc, một số khu vực ở Tây Nguyên cũng xảy ra hiện tượng sụt lún khiến chính quyền địa phương phải tổ chức di dời khẩn cấp nhiều hộ dân.

Bên cạnh diễn biến phức tạp của khí hậu cực đoan thì hầu hết chúng ta đều nhận ra tác động thô bạo từ con người vào thiên nhiên đã dẫn đến hậu quả môi trường đau lòng. Phải chăng, đã đến lúc phải chân thành để nói với nhau, hãy vỗ về thiên nhiên trước khi quá muộn.

Trong nhiều băn khoăn xung quanh vụ sạt lở đèo Bảo Lộc, có những câu hỏi không thể không đặt ra. Tại sao lại có 1,2 ha trồng sầu riêng ở trên đèo Bảo Lộc? Diện tích rừng vốn có ở vị trí ấy đã biến mất từ bao giờ? Và dù trả lời như thế nào thì một thực tế đã phơi bày là ý thức bảo vệ rừng chưa được quan tâm. Bảo Lộc theo cách gọi của người Cơ Ho là Blao, xưa kia bao gồm cả Bảo Lâm, Cát Tiên, Đạ Tẻ và Đạ Huoai. Bảo Lộc từng là một vùng rừng núi trù phú.

Toàn cảnh vụ sạt lở nhìn từ trên cao. Khu vực sạt lở không có cây rừng mà được trồng sầu riêng (Ảnh: Hải Long).

Thế nhưng, những cuộc di cư khẩn hoang đã thay đổi diện mạo thiên nhiên Bảo Lộc, mà điều dễ thấy là đất rừng cứ thu hẹp dần. Ba loại địa hình núi cao, đồi dốc và thung lũng của Bảo Lộc dần dần bị tác động bởi nhiều toan tính khác nhau. Và những vạt rừng trên đèo Bảo Lộc cũng không thoát khỏi sự xâm hại. Khi phá rừng để trồng cây đơn canh thì hiện tượng sạt lở xuất hiện thường xuyên, từ vụ sạt lở nhỏ rồi dần dần đến vụ sạt lở lớn.

Bảo Lộc nói riêng và Tây Nguyên nói chung, vốn là vùng rừng núi trù phú. Những công trình dân sinh và những tuyến giao thông kết nối, đã giúp nơi đây gần gũi hơn với những miền đất khác. Thế nhưng, hệ lụy kéo theo là diện tích rừng mất dần và những ngọn đồi cũng bị san phẳng. Rừng vốn chở che cho con người, lại bị chính bàn tay của con người triệt hạ. Hiện nay Chính phủ đã quyết định đóng cửa rừng để bảo vệ nguồn tài nguyên báo động cạn kiệt và bảo vệ lá phổi đang bị bủa vây ô nhiễm.

Vào tháng 10/2020 từng xảy ra vụ sạt lở kinh hoàng tại khu vực thủy điện Rào Trăng 2 thuộc xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vì vậy, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học về sạt lở đất trên địa bàn toàn tỉnh và lập bản đồ đánh giá tình trạng nguy cơ sạt lở đất trên địa bàn, góp phần nâng cao năng lực cảnh báo hiểm họa thiên tai. Dĩ nhiên, trong những nguyên nhân sạt lở đất không thể không nhắc đến vai trò của rừng. Không ai tôn trọng rừng. Khi rừng bị tiêu diệt thì cây xanh không còn mà thảm thực vật cũng không còn, thì làm sao tránh khỏi sạt lở và lũ lụt.

Các chuyên gia đều có chung nhận định, xóa sổ rừng để canh tác hoặc san phẳng đồi để xây dựng, sẽ làm cấu trúc đất đá thay đổi, dẫn tới nguy cơ khi có lượng mưa lớn thì sẽ xảy ra sạt lở lớn hơn. Về lâu dài, cần xây dựng xong bản đồ phân vùng có nguy cơ sạt lở ở các tỉnh miền núi trên toàn quốc (khu vực Tây Nguyên và một số tỉnh miền núi khu vực Nam Trung bộ chưa được lập bản đồ), đồng thời xây dựng các mô hình cảnh báo sớm sạt lở đất tại các tỉnh miền núi trên cả nước để cảnh báo sớm nguy cơ.

Trước đây, chúng ta đã khai thác rừng quá đà và sau đó phải có nhiều phương án phục hồi nhưng chưa đúng cách, mảng xanh rừng tăng lên nhưng thật sự rừng được trồng lại không hiệu quả về bóng mát và che phủ nhiều tầng. Với các rừng trồng cây độc canh thì con người còn phun thuốc diệt cỏ và các cây tạp khác để tăng năng suất, vô tình khiến đất đồi núi bị mất lớp phủ, nước mưa thấm hết vào đất. Chỉ cần mưa dai dẳng vài ngày thì sẽ xảy ra sạt lở, do nước phá vỡ mối liên kết của đất và đá ở cấu trúc địa hình sườn dốc hay dựng đứng. Ngoài ra, đất liên kết bền vững phải có sự hài hòa giữa vô cơ (đất đá) và hữu cơ (rễ cây, sinh vật sống trong đất). Khi dùng biện pháp diệt cỏ, cây tạp sẽ làm sinh vật cũng chết theo, từ đó khiến mối liên kết này càng kém đi.

Trong Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt, xác định phải xây dựng ngành lâm nghiệp thực sự trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật hiện đại, có hiệu quả cao, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần đắc lực vào phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, giữ gìn quốc phòng an ninh. Đồng thời, nhấn mạnh biện pháp phân cấp, giao quyền cho các tổ chức, cộng đồng, cá nhân, hộ gia đình trong việc quản lý, sử dụng rừng và đất rừng, để huy động tối đa các nguồn lực xã hội trong việc bảo vệ, sử dụng bền vững rừng.

Rõ ràng, đã đến lúc cả cộng đồng phải nâng cao ý thức bảo vệ rừng và bảo vệ thiên nhiên. Mọi khẩu hiệu đều trở nên vô nghĩa, nếu mỗi người vẫn giữ nguyên thói quen sống dửng dưng và ích kỷ của mình. Dù bạn đang sống ở đô thị thì cũng đừng nghĩ những vạt rừng biến mất sẽ không có liên quan gì đến mình. Một khi thiên nhiên nổi giận thì sự tồn tại của con người rất nhỏ bé và mong manh.

Lê Thiếu Nhơn

Lễ hội vật cầu nước (hay vật cầu bùn) được tổ chức 4 năm 1 lần tại làng Vân (Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) từ ngày 12-15/4 Âm lịch. Bộ Văn hoá Thể thao &Du lịch đã trao bằng công nhận lễ hội này là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2022.

Vụ cháy xảy ra tại nhà cho thuê trọ cao 9 tầng, địa chỉ số 269 phố Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Khu vực xảy ra cháy ở trong trục kỹ thuật điện thông tầng từ tầng 5 đến tầng 9 của công trình, nên đã phát sinh nhiều khói, khí độc hại.

Vào dịp nghỉ cuối tuần, dòng người đổ về TP Hải Phòng đông nườm nượp, du khách hào hứng vừa trải nghiệm “foodtour Hải Phòng”, vừa chụp ảnh “check in”, đặc biệt dưới sắc màu rực cháy của hoa phượng đỏ tháng 5.

Theo Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, thời gian qua, một số chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng tên dự án, tên các khu vực trong dự án không đúng tên đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định để thực hiện quảng cáo, rao bán bất động sản không đảm bảo quy định pháp luật.

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo dự kiến sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7. So với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, dự thảo luật có nhiều thay đổi, trong đó có nội dung về hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

Trong chuyến công tác thu thập tư liệu, hiện vật cho Bảo tàng truyền thống của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, tôi có dịp về thăm đồng chí Ngô Văn Núi – nguyên chiến sĩ Trung đoàn 600 – Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, một trong số những cán bộ chiến sĩ vinh dự được bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc giai đoạn kháng chiến chống Pháp cho đến khi Người qua đời. Ở tuổi 94, mặc dù sức khỏe không được tốt, đi lại khó khăn, nhưng người lính cận vệ năm xưa vẫn minh mẫn lạ thường khi kể về những kỷ niệm của ông với Bác Hồ trong suốt 15 năm được may mắn, vinh dự bảo vệ Người.

Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) Trịnh Xuân An cho biết, thực chất, khoản 8, Điều 8 Luật hiện hành (Luật Giao thông đường bộ năm 2008) đã cấm tuyệt đối: "cấm điều khiển ô tô, xe máy chuyên dùng mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Việc này vừa có cơ sở pháp lý, vừa có cơ sở lý luận, khoa học.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文