Hiện đại nhưng lại… lạc hậu

07:24 19/07/2024

Trong nhiều năm trở lại đây, sự kiện ra mắt sản phẩm mới của các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới luôn là tâm điểm theo dõi của công chúng. Cơ bản, xu thế xã hội hiện đại là luôn muốn cập nhật, luôn muốn bắt kịp thời đại và lo sợ mình sẽ bị lạc ngoài dòng chảy tốc độ.

Trong khi đó, các tập đoàn công nghệ lại cập nhật ứng dụng, sản phẩm một cách liên tục và cùng với kỹ nghệ truyền thông tiên tiến, họ đã nâng tầm các đợt ra mắt đó trở thành những sự kiện nóng mang tính toàn cầu.

Hộp thoại Adobe hiển thị trong buổi livestream sự kiện Galaxy Unpacked. (Ảnh chụp màn hình)

Trong xu thế đó, livestream đã dần dà biến hình trở thành một dạng “tổ chức sự kiện online” nhằm đáp ứng nhu cầu theo dõi toàn cầu. Các sự kiện được tổ chức theo kiểu cổ điển thường chỉ thu hút sự chú ý tại chỗ của một số lượng khán giả chắt lọc hạn chế. Với công cụ livestream, khán giả có thể lên tới con số hàng trăm triệu, nếu không nói có thể lên tới hàng tỷ. Chính vì vậy, sự kiện ra mắt của các tập đoàn công nghệ lớn nhỏ nhiều năm qua đều được tổ chức livestream nhằm lan tỏa mạnh mẽ và nhanh chóng. Từ đó, các nhãn hàng khác nằm ngoài lĩnh vực công nghệ cũng đi theo con đường này, tận dụng sức phủ sóng của internet để tiếp cận khách hàng mục tiêu sâu và rộng hơn.

Sự kiện livestream ra mắt bộ đôi Galaxy Z Fold 6 và Galaxy Z Flip 6 mới được tổ chức gần đây tại Paris của Samsung cũng là tâm điểm lớn của tín đồ công nghệ trên thế giới. Có tên Unpacked, sự kiện này được livestream toàn cầu, thông qua hệ thống các nhà thầu truyền thông bên ngoài của tập đoàn này. Và, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ khi Zoom Media là một trong những đối tác truyền thông tổ chức livestream sự kiện Unpacked của Samsung phát sóng tại Việt Nam. Đáng tiếc, đã có một sai lầm lớn dẫn tới việc Zoom Media phải lên tiếng xin lỗi công khai ngay sau buổi livestream và có nhiều khả năng sẽ tác động tiêu cực rất lớn tới hành trình xây dựng thương hiệu của công ty truyền thông năng động và non trẻ này.

Một trong 2 máy chủ mà Zoom Media sử dụng để livestream sự kiện Unpacked đã sử dụng phần mềm không có bản quyền của Adobe, một tập đoàn công nghệ khác. Chính vì việc sử dụng phần mềm không có bản quyền nên dẫn tới sự xuất hiện liên tục không đáng có của các bảng cảnh báo ngay trên màn hình livestream. Cứ 5 phút một lần, cảnh báo này lại được tự động gửi tới màn hình chính, buộc người vận hành máy chủ phải tắt thủ công.

Từ một sự kiện trang trọng, nghiêm túc, Unpacked phát sóng ở Việt Nam đã trở thành một trò cười cho giới yêu công nghệ. Song, trò cười đó không nhỏ chút nào mà xứng đáng là một cảnh tỉnh cho những công ty thuộc diện hiện đại nhưng lại... lạc hậu.

Sử dụng phần mềm lậu thực chất đã trở nên lạc hậu ở thời hiện đại này chứ không còn là phổ biến như cách đây 20-30 năm nữa. Khi Việt Nam tham gia khá đầy đủ nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương với các quốc gia, các tổ chức quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật sở hữu trí tuệ là một đòi hỏi cơ bản hàng đầu. Ngay cả các cơ quan nhà nước, vốn dĩ khá eo hẹp về ngân sách, cũng đã sử dụng phần mềm hợp pháp về bản quyền từ nhiều năm nay rồi. Vậy mà, thật khó hiểu khi vẫn tồn tại những công ty tư nhân, với lực đầu tư tốt hơn, độ nhạy bén cao hơn lại chơi trò lạc hậu của mấy chục năm về trước với những bản phần mềm lậu mà lẽ ra, chỉ cần chi phí từ vài trăm tới vài ngàn USD là đủ cho tiền bản quyền.

Tiếc tiền vặt hay một thói quen xấu, đâu mới là nguyên nhân cốt lõi của hiện trạng này? Câu trả lời còn tùy thuộc vào quan điểm của mỗi doanh nghiệp đang sử dụng các phần mềm lậu. Tuy nhiên, bài học lớn của Zoom Media đủ để cảnh tỉnh rất nhiều doanh nghiệp đang trong tình trạng tương tự hiện nay. Chỉ vì vài trăm USD cho một phiên bản phần mềm bản quyền mà có nguy cơ vĩnh viễn mất đi những khách hàng tiềm lực lớn. Có thể nói, dù sau này có làm tốt đến mấy đi nữa thì doanh nghiệp cũng phải mất nhiều năm may ra mới có thể lấy lại được niềm tin.

Hiện đại thực sự hay hiện đại mà lại lạc hậu? Đánh đổi nào đắt giá hơn, câu trả lời đã quá rõ.

Văn Đoàn

Trưa 12/9, chúng tôi có mặt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai. Tại các khoa điều trị, những người dân vô cùng may mắn đã sống sót sau cơn lũ dữ ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai đang được điều trị tích cực. Nỗi bàng hoàng, đau đớn vẫn vương trên những gương mặt thất thần…

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), các địa phương thống kê thiệt hại đến 12h30 ngày 12/9, bão số 3 và mưa lũ do hoàn lưu bão khiến 327 người chết, mất tích (199 người chết, 128 người mất tích), 807 người bị thương.

Để đưa thi thể nạn nhân về huyện Nguyên Bình bàn giao an toàn cho gia đình, CBCS Công an huyện Bảo Lạc phải trực tiếp đi bộ hơn 20km, khiêng thi thể vượt qua nhiều tuyến đường nguy hiểm, do quãng đường di chuyển từ Bảo Lạc sang Nguyên Bình đang bị ách tắc nghiêm trọng vì đất đá sạt lở và mưa lũ.

Chiều 12/9, tại Hà Nội, Cục Truyền thông CAND tổ chức Lễ phát động ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tham dự buổi lễ có các đồng chí trong Đảng uỷ, lãnh đạo Cục Truyền thông CAND, đại diện lãnh đạo Báo CAND, Truyền hình CAND, Nhà xuất bản CAND, các phòng chức năng và CBCS, nhân viên Cục Truyền thông CAND.

Do nước sông Bưởi lên cao, những ngày qua, hàng trăm hộ dân tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá bị ngập lụt. Chính quyền địa phương phải huy động lực lượng tại chỗ dùng thuyền cứu trợ, cấp phát nhu yếu phẩm cho người dân.

Bị can Hoàng Quốc Vượng (cựu Chủ tịch EVN, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) và bị can Phương Hoàng Kim (cựu Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công thương) đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc Bộ Công thương tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về diện đối tượng và điều kiện được hưởng chính sách giá điện ưu đãi, qua đó gây ra thiệt hại hơn 937 tỷ đồng cho EVN (tính đến ngày 28/6/2023).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文