Nghệ sĩ có nghèo không?

15:22 27/04/2024

Nghệ sĩ có nghèo không? Đây là một câu hỏi cũ rích, thực sự cũ rích nhưng đáp án thì lại rất khác nhau.

Trong mắt công chúng, nhìn vào những hào nhoáng của showbiz, những hàng hiệu sang trọng, những tiệc tùng xa hoa, khán giả thường nghĩ rằng nghệ sĩ mặc nhiên không nghèo. Thậm chí, có người nổi tiếng còn nhận được tin nhắn riêng của “người hâm mộ” đại ý trình bày hoàn cảnh khốn khó và... hỏi xin tiền.

Nhưng, ở chiều ngược lại, chúng ta cũng chứng kiến không ít câu chuyện trên truyền thông nói về những nhân vật đình đám trong làng giải trí một thời bỗng dưng lâm vào cảnh khốn khó, thậm chí còn sống khổ hơn cả người lao động bình dân. Nhiều đợt quyên góp tiền ủng hộ đã được vận động cũng đủ để chứng minh cho điều đó. Vậy thì để trả lời câu hỏi kể trên, ta cần cách tiếp cận khác.

Trước tiên, phải rạch ròi đâu là nghệ sĩ và đâu là nhân vật giải trí. Nghệ sĩ gắn liền với thực hành nghệ thuật nhiều hơn và nhân vật giải trí gắn liền với công nghiệp giải trí, với văn hóa đại chúng hơn. Cái gì thuộc đại chúng thường có tính ngắn hạn và có khả năng mang lại doanh thu thương mại cao. Còn những gì thuộc về chiều sâu nghệ thuật lại có tác động cảm thụ tới một số lượng khán giả ít hơn nhiều và đòi hỏi thời gian thẩm thấu cũng lâu hơn.

Hoạt động nghệ thuật bởi thế cũng đòi hỏi công phu hơn, đầu tư nhiều hơn. Và, người làm nghệ thuật thường bay bổng, xem nhẹ giá trị vật chất nên họ cũng không mơ tưởng nhiều tới doanh thu. Nếu có chút mơ tưởng nào, họ cũng ý nhị hơn, tinh tế hơn và tác phẩm của họ cũng vì thế đứng trước nhiều rào cản khi bước ra thị trường hơn. Bởi thế, người nghệ sĩ thường có doanh thu ít ỏi, nhiều khi chưa bằng một phần trăm của những người làm giải trí.

Nhưng, dứt khoát, nghệ sĩ không thể nghèo. Đây gần như là một khẳng định chắc nịch nếu chúng ta nhìn vào những nhân tố trẻ đang tràn trề sinh lực và khát vọng trở thành nghệ sĩ. Đơn giản, để đầu tư cho một tác phẩm, họ phải cần rất nhiều tiền. Con nhà nghèo ngày càng xa hơn với cơ hội phát triển nghệ thuật một cách đầy đủ nhất về chuyên môn.

Một ví dụ điển hình nhất chính là tình trạng của những sinh viên năm cuối Khoa Lý luận, sáng tác, chỉ huy của Nhạc viện TP Hồ Chí Minh. Để có thể tốt nghiệp, các em phải có tác phẩm báo cáo, giống như công trình nghiên cứu, luận văn của các sinh viên khoa học khác. Ngặt một nỗi, tác phẩm báo cáo không thể thành hình nếu không có tiền. Sáng tác xong trên giấy, demo bằng máy tính, các em cần thuê nhạc công dàn nhạc trình diễn. Mấy chục nhạc công cho một buổi diễn báo cáo và nhiều buổi tập có thể ngốn của các em cả trăm triệu đồng. Chưa hết, muốn diễn báo cáo ở khán phòng của Nhạc viện, các em phải trả tiền thuê. Nói thẳng, không kiếm đủ 200 triệu, một tác phẩm báo cáo tốt nghiệp không thể thành hình.

Đây cũng là tình hình tương tự với sinh viên khoa đạo diễn ở Trường Sân khấu - Điện ảnh. Dựng một vở kịch, làm một bộ phim tốt nghiệp, các em cần phải có tiền. Bởi vậy, đã không ít trường hợp giàu tiềm năng nhưng đành bỏ học từ sớm để đi làm nghề nuôi thân với giấc mơ học cho lành nghề càng ngày càng xa dần.

Làm nghệ sĩ dứt khoát không thể nghèo, vì nghèo thì không thể ra nghề mà thành nghệ sĩ được. Điều đó đang trở thành nghịch lý của thời đại hôm nay. Ngày xưa, hỗ trợ của Nhà nước cho sinh viên các ngành đặc thù này là rất lớn. Vậy mà hôm nay, các hỗ trợ ấy đã không còn nữa dù ngân sách Trung ương và địa phương cho phát triển văn hóa nghệ thuật đang được đầu tư nhiều hơn.

Chẳng lẽ, giấc mơ nghệ thuật không còn dành cho những người không có điều kiện kinh tế nữa hay sao?

Văn Đoàn

Sáng 20/5, TAND tỉnh Lào Cai mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Văn Vịnh (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai), bị cáo Doãn Văn Hưởng (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai) cùng 15 bị cáo khác trong vụ án: “Rửa tiền”, “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” và “Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến hành vi khai thác trái phép hơn 1,5 triệu tấn quặng Apatit .

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa song Người để lại cho hậu thế những di sản vô cùng quý giá. Di sản Hồ Chí Minh luôn sống mãi trong sự nghiệp cách mạng, là kim chỉ nam dẫn đường, chỉ lối cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Di sản ấy là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do chính Người sáng tạo, để lại cho Đảng, dân tộc Việt Nam.

Với việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) theo kiểu “bò ngang”, các chuyên gia cho rằng mục tiêu nâng dư nợ TPDN đạt tối thiểu khoảng 20% GDP đến năm 2025, và đạt 25% đến năm 2030 là rất thách thức.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo luật Nhà giáo để lấy ý kiến dư luận. Một trong những nội dung được quan tâm trong Dự thảo luật Nhà giáo là quy định: "Tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp".

TAND tỉnh Bình Dương vừa mở phiên tòa xét xử vụ án mua bán người dưới 16 tuổi và làm giả, sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Các bị cáo phần đông là những bà mẹ vì nhiều hoàn cảnh, lý do đã bán chính đứa con mà mình đã mang nặng đẻ đau.

Đêm 19/5, vòng đấu cuối cùng của giải Ngoại hạng Anh mùa 2023/2024 đã diễn ra,  Man City đã đánh bại West Ham 3-1 trên sân Etihad. Ba điểm có được giú đoàn quân HLV Pep Guardiola đoạt chức vô địch lần thứ 4 liên tiếp.

Mặc dù chưa có “Chấp thuận chủ trương đầu tư” của cơ quan chức năng có thẩm quyền, nhưng nhiều năm qua, cơ sở băm dăm của chi nhánh Công ty TNHH Thanh Thành Đạt tại xã Xuân Hoà, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá vẫn ngang nhiên hoạt động, bất chấp quy định pháp luật.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文