Ứng xử trong thời đại đa văn hóa

07:55 18/03/2015
Không có "đa dạng văn hóa" chung chung hay đa dạng ở tình trạng "vô chính phủ". Điều này hết sức nguy hiểm bởi nó tiềm ẩn những xung đột không chỉ giữa cộng đồng địa phương với nhà nước mà cả giữa các cộng đồng láng giềng khác nhau...

Nên hiểu thế nào là đa dạng văn hóa?

Trong vòng hơn một thập kỉ trở lại đây, "đa dạng văn hóa" được nhấn mạnh một cách thường xuyên hơn trên nhiều diễn đàn ở nước ta. Đây là một tín hiệu đáng mừng bởi nó phản ánh xu thế phát triển, đáp ứng phần nào nhu cầu của nhiều nhóm tộc người, xã hội khác nhau. Ẩn sau thông điệp này là sự thừa nhận, tôn trọng quyền quyết định của các chủ thể văn hóa và sâu xa hơn là quyền con người.

Dẫu vậy, cũng cần phải đặt đa dạng văn hóa trong bối cảnh, điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể. Theo quan niệm của người viết, chừng nào những thực hành văn hóa của một cộng đồng không có ảnh hưởng tiêu cực hay xung đột với cộng đồng xung quanh hay cao hơn là luật pháp thì chúng cần được tôn trọng. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay khi mức độ hòa nhập giữa các cộng đồng ngày càng sâu sắc.

Chính vì thế, không có "đa dạng văn hóa" chung chung hay đa dạng ở tình trạng "vô chính phủ". Điều này hết sức nguy hiểm bởi nó tiềm ẩn những xung đột không chỉ giữa cộng đồng địa phương với nhà nước mà cả giữa các cộng đồng láng giềng khác nhau. Nếu cực đoan cổ súy cho đa dạng văn hóa vô điều kiện, rất dễ gián tiếp ủng hộ việc lưu giữ những thực hành văn hóa không còn phù hợp với thời đại. Có thể kể ra nhiều tục lệ từng phổ biến một thời: tục không cho mang người chết chợ đi qua đường làng ở Hoài Đức; tục chôn trẻ sơ sinh khi người mẹ qua đời lúc vượt cạn đâu đó ở Tây Nguyên.

Quyền phán xét văn hóa thuộc về ai?

Các nhà Nhân học (trong đó có tôi) luôn đề cao tiếng nói của chủ thể văn hóa. Có nghĩa là chừng nào họ nhận ra tục lệ của mình không còn phù hợp thì họ sẽ tự động từ bỏ, thay thế bằng những thực hành văn hóa mới. Đây là "điểm dựa" cho những quan điểm cho rằng không được can thiệp vào lễ hội chém lợn, đâm trâu… bởi đó là bản sắc văn hóa, truyền thống của người dân và chỉ họ mới có quyền quyết định nên làm thế nào.

Khác với một số người, tôi cho rằng chúng ta không thể chấp nhận sự đa dạng một cách vô điều kiện. Thực hành văn hóa của một cộng đồng chỉ nên được cổ súy khi nó không có ảnh hưởng xấu hay trái pháp luật. Nếu cực đoan bảo vệ quyền "đa dạng văn hóa" cho cộng đồng này hay khăng khăng cho rằng chỉ có họ mới có quyền phán xét ý nghĩa, giá trị của thực hành văn hóa đó, rất dễ rơi vào tâm thế vô tình tổn thương cộng đồng khác, nhất là trong bối cảnh cư trú đan xen, hội nhập như hiện nay. Đó là chưa kể không ít những thực hành văn hóa đó lại trái với pháp luật, trái với những cam kết mà ta đã đồng thuận, kí kết với thế giới.

Tôi đồng tình với quan điểm mà GS. Ngô Đức Thịnh từng đưa ra, trong trường hợp cần thiết, phải có sự can thiệp từ bên ngoài đối với những tục lệ gây tác hại xấu, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, điều tôi muốn nhấn mạnh hơn ở đây là chúng ta cũng không nên cực đoan lên án bản thân một thực hành văn hóa để rồi can thiệp thô bạo. Cần có sự tuyên truyền từng bước cần thiết để những chủ thể văn hóa nhận ra rằng họ đang sống trong một bối cảnh khác, bao quanh họ là những cộng đồng mới, những người có cách nghĩ khác. Họ có quyền với thực hành văn hóa của mình nhưng cũng có nghĩa vụ tôn trọng quyền hưởng thụ văn hóa của người khác. Sẽ là vô cùng thiếu khôn ngoan khi cứ khăng khăng cho rằng nếu ai đó không thích, không hiểu thì đừng đến, đừng xem…

Thay đổi để kế tục đa dạng

Như đã nói ở bài viết trước, truyền thống hay tục lệ không được tạo ra sau một đêm hay bất biến. Việc cải biến thực hành văn hóa cho hợp với thời đại là chuyện thường tình và hợp quy luật. Đó không nhất thiết phản ánh sự "a dua", "sính ngoại" hay tâm thế "quay lưng với quá khứ" và đó càng không đe dọa làm mất đi "bản sắc" của một cộng đồng.

Trái lại, không ngừng cải biến góp phần làm giàu thêm, đa dạng thêm, phù hợp thêm, tăng tính lan tỏa hơn cho những thực hành văn hóa đó. Nó phản ánh sự tôn trọng tiền nhân, trách nhiệm với hiện tại và định hướng cho tương lai.

Nguyễn Công Thảo

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh phân công 3 tổ công tác đồng loạt thi hành lệnh khám xét tại 3 điểm sản xuất, mua bán phân bón liên quan đến Công ty TNHH Hasa Mặt Trời tại huyện Hàm Tân.

Chiều 3/5, Văn phòng cơ quan CSĐT Công an Tây Ninh đã tạm giữ hình sự Trần Lập Duy (SN 1994, ngụ ấp Nam Bến Sỏi, xã Thành Long, huyện Châu Thành) để điều tra, làm rõ về hành vi giết người. Nạn nhân là con gái ruột của đối tượng và mới được 9 tháng tuổi.

Tối 2/5, trận mưa đá kéo dài chừng 30 phút tại một số địa bàn như Mai Sơn, TP Sơn La đã gây thiệt hại về tài sản và hoa màu của người dân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文