Hơn 23 ha cà phê được định giá... 7,3 triệu đồng

18:45 19/03/2020
Những vườn cà phê đang cho thu hoạch ổn định được nhà nước thu hồi hiện đang phải nằm “chờ chết”. Tuy nhiên, số tiền bồi thường lại chính là điều đang dẫn đến khiếu nại tập thể, kéo dài tại địa phương.


Tháng 9/2019, UBND tỉnh Gia Lai ban hành quyết định thu hồi hơn 190 ha trồng cà phê của Công ty TNHH MTV cà phê Gia Lai và giao lại huyện Chư Sê quản lý, sử dụng theo phương án sử dụng đất của địa phương.

32 hộ dân có đơn khiếu nại tập thể do mức bồi thường thu hồi đất không thỏa đáng.

Cuối tháng 10/2019, các cơ quan ban ngành của tỉnh Gia Lai và Công ty cổ phần Cà phê Gia Lai (tên gọi sau khi cổ phần hóa của Công ty TNHH MTV cà phê Gia Lai) đã có buổi làm việc để nhận bàn giao, tiếp nhận trên sổ sách các khoản nợ và tài sản loại trừ đối với hơn 190 ha đất bàn giao cho huyện Chư Sê. 

Kết quả kiểm kê tài sản trong phần diện tích hơn 190 ha chỉ có hơn 58,7 triệu đồng. Trong đó, diện tích 23,4 ha trồng cà phê của 32 hộ dân xã Dun, Ia Pal và thị trấn Chư Sê đang có đơn khiếu nại được định giá 7,3 triệu đồng. Đây là nguyên nhân đang dẫn đến khiếu nại tập thể, kéo dài tại địa phương trong thời gian qua.

Chị Nguyễn Thị Lý (trú thôn Queng Mép, xã Dun, huyện Chư Sê) kể trong nước mắt: Năm 2012, gia đình vay mượn và đóng 115 triệu đồng để nhượng quyền nhận khoán 1 ha cà phê. Từ khi nhà nước thu hồi diện tích cà phê này, gia đình không có thu nhập, không có công ăn việc làm nên ai thuê mướn gì thì làm nấy để đắp đổi qua ngày. Nếu không được đền bù và không tìm được việc làm thì 2 đứa con có nguy cơ phải nghỉ học để đi làm thuê, phụ giúp gia đình.

Tương tự, anh Nguyễn Lương Xuyên (trú thôn Queng Mép, xã Dun, huyện Chư Sê) cho biết: Gia đình có 1 ha cà phê nhận khoán từ công ty. Đây là diện tích mà cha mẹ anh đã nhận khoán từ những ngày đầu đi kinh tế mới. Việc nhận khoán được thực hiện theo phương thức công ty đầu tư vốn, gia đình góp công để chăm sóc, đến mùa thu hoạch chia theo tỷ lệ phần trăm. 

Từ năm 2006, công ty đã khoán hẳn cho các hộ gia đình tự đầu tư chăm sóc trên diện tích gia đình nhận khoán. Do đó, gia đình đã đầu tư rất nhiều công sức, tiền của vào diện tích cà phê nói trên và cũng đã thực hiện tái canh cây cà phê hằng năm, số tiền đầu tư rất lớn.

“Các hộ dân ở đây thống nhất chủ trương thu hồi đất của nhà nước. Tuy nhiên, số tiền bồi thường phải phù hợp với giá trị và công sức chúng tôi đã bỏ ra. Mức bồi thường quá thấp nên chúng tôi không đồng ý, phải gửi đơn khiếu nại khắp nơi”, anh Xuyên nói.

Những vườn cà phê đang phải nằm “chờ chết” từ khi có quyết định thu hồi đất.

Theo thông báo số 38/TB-UBND ngày 20/2 của UBND huyện Chư Sê thì 23,4 ha trồng cà phê mà 32 hộ dân nhận khoán và đang có đơn khiếu nại chỉ được định giá có 7,3 triệu đồng.

Cũng theo thông báo này, chỉ có những cây cà phê trồng năm 1981 và trồng tái canh năm 2014 là thuộc diện bồi thường, hỗ trợ. Còn những cây cà phê trồng ngoài 2 năm đó hay các loại cây trồng khác được người dân trồng tận dụng ở khoảng trống của đất sẽ không được đền bù, hỗ trợ.

Về số tiền bồi thường, UBND huyện Chư Sê sẽ rà soát lại hồ sơ và lập phương án bồi thường cho công ty theo quy định. Việc các hộ dân đề nghị được bồi thường, hỗ trợ tài sản trên phần đất nhận khoán không thuộc thẩm quyền của UBND huyện mà thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện Chư Sê.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ khi có quyết định thu hồi đất, người dân đã không còn canh tác trên diện tích đất thu hồi nên cây cà phê đang phải nằm “chờ chết”. Đáng chú ý, khi UBND tỉnh Gia Lai có quyết định thu hồi đất, các ban ngành huyện Chư Sê tiến hành kiểm kê và định giá đối với 23,4 ha trồng cà phê của 32 hộ dân là gần 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong thời gian chờ nhận tiền bồi thường thu hồi đất thì 32 hộ dân này bất ngờ nhận được thông báo 23,4 ha cà phê chỉ còn được định giá 7,3 triệu đồng nên dẫn đến khiếu nại tập thể, kéo dài.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Tâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Sê thông tin: Diện tích đất mà tỉnh thu hồi được giao cho huyện xây dựng nông thôn mới theo phương án sử dụng đất của địa phương. Huyện đã thành lập hội đồng kiểm đếm giá trị tài sản để tiến hành bồi thường theo quy định. Tuy nhiên, theo báo cáo của Công ty CP cà phê Gia Lai thì hơn 190 ha có giá trị tài sản hơn 58,7 triệu đồng; trong đó, 23,4 ha cà phê mà 32 hộ dân đang khiếu nại có giá trị 7,3 triệu đồng.

Ngoài ra, đối tượng được nhận tiền đền bù không phải là người dân mà là Công ty CP Cà phê Gia Lai. Các cơ quan chức năng đã hướng dẫn người dân khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện Chư Sê để được giải quyết theo thẩm quyền.

Chí Hào

Chiều 28/11, với 452/452 (94,36%) đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Nguyễn Văn Thắng và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Trần Hồng Minh.

Ngày 28/11, thông tin từ UBND xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) cho biết, liên quan đến bài viết rừng keo lá tràm của nhiều hộ dân ở thôn Phước Hưng, xã Hoà Nhơn bị san phẳng trong quá trình thi công dự án logistics cạnh đó mà Báo CAND đã phản ánh, chính quyền địa phương đã buộc đơn vị san gạt bồi thường và thực hiện cải tạo phần đất để người dân tiếp tục trồng lại rừng.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII, diễn ra ngày 25/11/2024 vừa qua đã xem xét, cho ý kiến việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả", xác định đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Bên hành lang Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đều bày tỏ đồng tình, thống nhất cao với quan điểm của Trung ương.

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu thực hiện công tác dân vận đối với việc lập và triển khai quy hoạch; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo ngay từ nơi phát sinh, hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp, không để phát sinh “điểm nóng”.

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa yêu cầu bị can Nguyễn Đăng Thuyết (SN 1970, nơi thường trú: phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội) là Tổng giám đốc Công ty TNHH Thành An Hà Nội và bị can Nguyễn Thị Hòa (SN 1978, nơi đăng ký thường trú: phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội) là Giám sát kế toán thuế Công ty TNHH Thành An Hà Nội, Công ty TNHH thiết bị y tế Danh và Công ty TNHH thiết bị y tế Tràng Thi ra đầu thú.

Trong những năm qua, tại tỉnh Quảng Trị, hoạt động mời thầu, tham gia đấu thầu và chấm thầu đối với dự án đầu tư công trên địa bàn, thường xuyên bị đơn thư kiến nghị, khiếu nại và tố cáo. Tuy nhiên, khi xảy ra sự việc, cơ quan chức năng chủ yếu xử lý hành chính như tạm dừng, hủy bỏ đấu thầu để đấu lại, mà không điều tra, xác minh sâu để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đó cũng là nguyên nhân khiến tình trạng sai phạm này lặp đi lặp lại nhiều.

Ngày 28/11, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (QLHC về TTXH, Bộ Công an) cho biết, sau một thời gian tranh tài, đêm chung kết Cuộc thi quốc tế tìm kiếm giải pháp công nghệ (Dữ liệu với cuộc sống - Data For Life 2024) đã diễn ra tối 27/11, tại Đài Truyền hình Việt Nam, với sự góp mặt của 6 đội là X-Fea, NCB-CDS-AIML, Small World Big Venture, ZeroToHero, GoTrust, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文