Hơn 23 ha cà phê được định giá... 7,3 triệu đồng

18:45 19/03/2020
Những vườn cà phê đang cho thu hoạch ổn định được nhà nước thu hồi hiện đang phải nằm “chờ chết”. Tuy nhiên, số tiền bồi thường lại chính là điều đang dẫn đến khiếu nại tập thể, kéo dài tại địa phương.


Tháng 9/2019, UBND tỉnh Gia Lai ban hành quyết định thu hồi hơn 190 ha trồng cà phê của Công ty TNHH MTV cà phê Gia Lai và giao lại huyện Chư Sê quản lý, sử dụng theo phương án sử dụng đất của địa phương.

32 hộ dân có đơn khiếu nại tập thể do mức bồi thường thu hồi đất không thỏa đáng.

Cuối tháng 10/2019, các cơ quan ban ngành của tỉnh Gia Lai và Công ty cổ phần Cà phê Gia Lai (tên gọi sau khi cổ phần hóa của Công ty TNHH MTV cà phê Gia Lai) đã có buổi làm việc để nhận bàn giao, tiếp nhận trên sổ sách các khoản nợ và tài sản loại trừ đối với hơn 190 ha đất bàn giao cho huyện Chư Sê. 

Kết quả kiểm kê tài sản trong phần diện tích hơn 190 ha chỉ có hơn 58,7 triệu đồng. Trong đó, diện tích 23,4 ha trồng cà phê của 32 hộ dân xã Dun, Ia Pal và thị trấn Chư Sê đang có đơn khiếu nại được định giá 7,3 triệu đồng. Đây là nguyên nhân đang dẫn đến khiếu nại tập thể, kéo dài tại địa phương trong thời gian qua.

Chị Nguyễn Thị Lý (trú thôn Queng Mép, xã Dun, huyện Chư Sê) kể trong nước mắt: Năm 2012, gia đình vay mượn và đóng 115 triệu đồng để nhượng quyền nhận khoán 1 ha cà phê. Từ khi nhà nước thu hồi diện tích cà phê này, gia đình không có thu nhập, không có công ăn việc làm nên ai thuê mướn gì thì làm nấy để đắp đổi qua ngày. Nếu không được đền bù và không tìm được việc làm thì 2 đứa con có nguy cơ phải nghỉ học để đi làm thuê, phụ giúp gia đình.

Tương tự, anh Nguyễn Lương Xuyên (trú thôn Queng Mép, xã Dun, huyện Chư Sê) cho biết: Gia đình có 1 ha cà phê nhận khoán từ công ty. Đây là diện tích mà cha mẹ anh đã nhận khoán từ những ngày đầu đi kinh tế mới. Việc nhận khoán được thực hiện theo phương thức công ty đầu tư vốn, gia đình góp công để chăm sóc, đến mùa thu hoạch chia theo tỷ lệ phần trăm. 

Từ năm 2006, công ty đã khoán hẳn cho các hộ gia đình tự đầu tư chăm sóc trên diện tích gia đình nhận khoán. Do đó, gia đình đã đầu tư rất nhiều công sức, tiền của vào diện tích cà phê nói trên và cũng đã thực hiện tái canh cây cà phê hằng năm, số tiền đầu tư rất lớn.

“Các hộ dân ở đây thống nhất chủ trương thu hồi đất của nhà nước. Tuy nhiên, số tiền bồi thường phải phù hợp với giá trị và công sức chúng tôi đã bỏ ra. Mức bồi thường quá thấp nên chúng tôi không đồng ý, phải gửi đơn khiếu nại khắp nơi”, anh Xuyên nói.

Những vườn cà phê đang phải nằm “chờ chết” từ khi có quyết định thu hồi đất.

Theo thông báo số 38/TB-UBND ngày 20/2 của UBND huyện Chư Sê thì 23,4 ha trồng cà phê mà 32 hộ dân nhận khoán và đang có đơn khiếu nại chỉ được định giá có 7,3 triệu đồng.

Cũng theo thông báo này, chỉ có những cây cà phê trồng năm 1981 và trồng tái canh năm 2014 là thuộc diện bồi thường, hỗ trợ. Còn những cây cà phê trồng ngoài 2 năm đó hay các loại cây trồng khác được người dân trồng tận dụng ở khoảng trống của đất sẽ không được đền bù, hỗ trợ.

Về số tiền bồi thường, UBND huyện Chư Sê sẽ rà soát lại hồ sơ và lập phương án bồi thường cho công ty theo quy định. Việc các hộ dân đề nghị được bồi thường, hỗ trợ tài sản trên phần đất nhận khoán không thuộc thẩm quyền của UBND huyện mà thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện Chư Sê.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ khi có quyết định thu hồi đất, người dân đã không còn canh tác trên diện tích đất thu hồi nên cây cà phê đang phải nằm “chờ chết”. Đáng chú ý, khi UBND tỉnh Gia Lai có quyết định thu hồi đất, các ban ngành huyện Chư Sê tiến hành kiểm kê và định giá đối với 23,4 ha trồng cà phê của 32 hộ dân là gần 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong thời gian chờ nhận tiền bồi thường thu hồi đất thì 32 hộ dân này bất ngờ nhận được thông báo 23,4 ha cà phê chỉ còn được định giá 7,3 triệu đồng nên dẫn đến khiếu nại tập thể, kéo dài.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Tâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Sê thông tin: Diện tích đất mà tỉnh thu hồi được giao cho huyện xây dựng nông thôn mới theo phương án sử dụng đất của địa phương. Huyện đã thành lập hội đồng kiểm đếm giá trị tài sản để tiến hành bồi thường theo quy định. Tuy nhiên, theo báo cáo của Công ty CP cà phê Gia Lai thì hơn 190 ha có giá trị tài sản hơn 58,7 triệu đồng; trong đó, 23,4 ha cà phê mà 32 hộ dân đang khiếu nại có giá trị 7,3 triệu đồng.

Ngoài ra, đối tượng được nhận tiền đền bù không phải là người dân mà là Công ty CP Cà phê Gia Lai. Các cơ quan chức năng đã hướng dẫn người dân khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện Chư Sê để được giải quyết theo thẩm quyền.

Chí Hào

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Từ trưa 1/5, sau 5 ngày nghỉ lễ, người dân từ khắp các tỉnh thành đã quay trở lại Hà Nội. Theo đó, trên tuyến cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ, hướng về trung tâm Hà Nội, lượng phương tiện cũng gia tăng nhanh chóng dẫn đến tình trạng ùn ứ, các phương tiện di chuyển chậm dần.

Ngày 1/5, Công an TP Cần Thơ cho biết, cơ quan điều tra đã bắt giữ đối tượng Võ Chí Cường (SN 1995, ngụ huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) để làm rõ về hành vi giết người và cố ý gây thương tích. Cường bị bắt khi đang lẩn trốn ngoài cánh đồng tại ấp Thới Trung, xã Thới Đông (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ).

Ngót 70 năm trước, để có được chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, thực hiện trọn vẹn khát vọng hòa bình, độc lập, tự do bằng ý chí tự lực, tự cường, dân tộc ta đã phải đánh đổi bằng biết bao máu xương. Đằng sau kỳ tích xứng đáng được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa,… đã có những sự hy sinh thầm lặng.

LTS: Ngày 27/4/2023, Tổ công tác triển khai Đề án 06 tỉnh Thái Nguyên triển khai 6 mô hình điểm về Đề án 06. Đến ngày 30/6/2023, Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ phối hợp UBND tỉnh Thái Nguyên triển khai 21 mô hình điểm về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (bao hàm 6 mô hình nêu trên). Đến nay, sau gần một năm triển khai, 17 mô hình cơ bản hoàn thành, 4 mô hình đang thực hiện, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Theo Đại tá Trần Thị Kim Lý, Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Chánh văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh, việc triệt phá đường dây tội phạm xuyên quốc gia hoạt động rửa tiền hàng chục ngàn tỷ đồng là kết quả của việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an về công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia trong tình hình mới. Trên cơ sở nhận diện được loại tội phạm này, Công an thành phố đã xác định được phương thức thủ đoạn hoạt động của các đối tượng, triển khai hiệu quả biện pháp đấu tranh, triệt phá. Tuy nhiên, qua vụ án này cũng cho thấy nhiều vấn đề đáng lưu tâm…

Rạng sáng 1/5, trận bán kết lượt đi Champions league 2023/2024 đã diễn ra giữa hai đội Bayern và Real Madrid. "Kền kền trắng" vươn lên dẫn trước rồi để đại diện nước Đức dẫn ngược trước khi kết thúc trận đấu với tỷ số hoà.

Từ ngày 6 đến 8/5, các tay vợt bóng bàn Việt Nam bước vào vòng tranh vé dự Olympic Paris 2024 khu vực Đông Nam Á. Hy vọng giành vé dự Olympic Paris 2024, cũng là lần thứ ba góp mặt ở sân chơi này của các nhà quản lý, HLV và các tay vợt bóng bàn Việt Nam là có thật dù biết rằng không dễ thực hiện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文