Bồi thường đất sử dụng ổn định với giá 0 đồng (?)

08:33 17/05/2018
Điều khiến các hộ dân có đất bị thu hồi bức xúc là trong tờ kê khai Dự thảo phương án chi tiết bồi thường và hỗ trợ tái định cư của Hội đồng bồi thường Hỗ trợ và tái định cư quận Bắc Từ Liêm ghi “Tiền bồi thường, hỗ trợ của diện tích thu hồi là 0 đồng”. Lý do “bồi thường 0 đồng” không được giải thích.

Báo CAND nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Hoa (ở xóm Ấp, Tổ dân phố số 5, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) và nhiều hộ dân ở cùng địa chỉ này phản ánh về việc UBND quận Bắc Từ Liêm khi thực hiện “Dự án xây dựng tuyến đường nối từ Trường Đại học Mỏ - Địa chất vào Khu công nghiệp Nam Thăng Long” thu hồi hàng nghìn m² đất sử dụng có nguồn gốc, sử dụng ổn định lâu dài của các hộ dân, nhưng lại không bồi thường, hỗ trợ. Điều này đã khiến các hộ dân bức xúc và gửi đơn kiến nghị làm rõ sự việc. 

Ngày 18-4-2018, Hội đồng bồi thường Hỗ trợ và tái định cư thuộc UBND quận Bắc Từ Liêm ra Thông báo số 74/TB-HĐBTHT&TĐC về việc niêm yết công khai lấy ý kiến dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ chi tiết đối với các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện “Dự án xây dựng tuyến đường nối từ Trường Đại học Mỏ - Địa chất vào Khu công nghiệp Nam Thăng Long” trên địa bàn phường Cổ Nhuế 2.

Dự án mở đường sẽ lấy hàng nghìn mét vuông đất của dân nhưng không được bồi thường (?).

Tại thông báo này, Hội đồng bồi thường Hỗ trợ và tái định cư quận đã niêm yết công khai 16 dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ của hộ gia đình, cá nhân và tổ chức. Thông báo nêu rõ: “Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Bắc Từ Liêm phối hợp với UBND phường Cổ Nhuế 2 và Tổ công tác giải phóng mặt bằng họp trực tiếp hộ gia đình, cá nhân có đất và tài sản trên đất bị thu hồi giao dự thảo phương án bồi thường hỗ trợ để lấy ý kiến, đồng thời niêm yết công khai tại trụ sở UBND phường, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư có đất thu hồi trong thời gian ít nhất 20 ngày”.

Điều khiến các hộ dân có đất bị thu hồi bức xúc là trong tờ kê khai Dự thảo phương án chi tiết bồi thường và hỗ trợ tái định cư của Hội đồng bồi thường Hỗ trợ và tái định cư quận Bắc Từ Liêm ghi “Tiền bồi thường, hỗ trợ của diện tích thu hồi là 0 đồng”. Lý do “bồi thường 0 đồng” không được giải thích.

Về nguồn gốc khu đất xóm Ấp (Tổ dân phố số 5, phường Cổ Nhuế 2): Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ chủ trương của UBND TP Hà Nội và UBND huyện Từ Liêm (cũ) về việc di dân khai hoang, cải tạo đất đai phục vụ cho hoạt động sản xuất, từ năm 1968, đã có 5 hộ di dân đến khai hoang ở xóm Ấp  và từ đó đến những năm tiếp theo, nhiều hộ khác đã di dân đến để khai hoang, lập ấp. Kể từ đó đến nay, các hộ dân liên tục sinh sống, sử dụng ổn định đất lâu dài và đóng thuế đầy đủ cho Nhà nước.

Trước năm 1993, các hộ dân nơi đây nhiều lần đề nghị chính quyền địa phương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để các hộ dân yên tâm sinh sống và ổn định sản xuất. Tuy nhiên từ đó đến nay, họ vẫn chưa được quận Bắc Từ Liêm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, dù khu đất họ đã ở ổn định lâu dài không xảy ra tranh chấp, khiếu kiện.

Theo Biên bản giao trách nhiệm quản lý hành chính Nhà nước theo địa giới hành chính được phê duyệt giữa xã Cổ Nhuế và xã Liên Mạc (trước thuộc huyện Từ Liêm, nay thuộc quận Bắc Từ Liêm) ngày 21-11-2003 xác định, diện tích đất chuyển giao đã được các hộ dân sử dụng từ nhiều năm trước.

Tại biên bản kiểm tra ngày 14-11-2003 do Công an huyện Từ Liêm, Công an xã Cổ Nhuế và Công an xã Liên Mạc cũng xác định, có tất cả 25 hộ dân với 105 nhân khẩu có hộ khẩu thường trú KT2 đến từ xã Liên Mạc, thực tế đã cư trú ổn định từ nhiều năm trước. Do đó khi thu hồi đất thực hiện dự án thì các hộ dân có tên trong diện tích đất bị thu hồi phải được bồi thường, hỗ trợ về đất tại Quy định ban hành kém theo Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 29-3-2017 của UBND TP Hà Nội quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND TP Hà Nội về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội.

Tiếp xúc với chúng tôi, ông Hà Văn Ất, nguyên Phó trưởng thôn Yên Nội, xã Liên Mạc, huyện Từ Liêm (nay là xóm Ấp, Tổ dân phố số 5, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm) cho biết, việc các hộ dân sinh sống ổn định tại khu đất này là thực tế. Các hộ dân đến đây khai hoang, lập ấp chứ không phải “nhảy dù” lấn chiếm đất công. Quá trình sinh sống ổn định hàng chục năm ở đây, các hộ dân đều chấp hành các quy định của Nhà nước và quy định của địa phương.

Ông Ất nêu quan điểm, chủ trương của UBND TP Hà Nội về “Dự án xây dựng tuyến đường nối từ Trường Đại học Mỏ - Địa chất vào Khu công nghiệp Nam Thăng Long” trên địa bàn phường Cổ Nhuế 2 được các hộ dân nơi đây đồng thuận. Tuy nhiên, việc Hội đồng bồi thường Hỗ trợ và tái định cư quận Bắc Từ Liêm khi lập dự thảo phương án chi tiết bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất của dân mà đền bù với giá 0 đồng thì vô lý. Ông Ất cho biết, các hộ dân đề nghị được đối thoại với quận để làm rõ sự việc này để đảm bảo quyền lợi cho người dân bị thu hồi đất khi Nhà nước thực hiện dự án này.

Phóng viên Báo CAND đã liên hệ với lãnh đạo UBND phường Cổ Nhuế 2 để hiểu thêm về dự án này và giải đáp thắc mắc của các hộ dân nằm trong diện bị thu hồi đất. Nhưng lãnh đạo UBND phường Cổ Nhuế 2 bận nên chưa làm việc được. Chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về dự án này và thông tin tới bạn đọc những thắc mắc liên quan.

Nguyễn Hưng

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị các cấp, các ngành, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân và thân nhân các gia đình có người được đặc xá tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để những người được đặc xá nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng.

Chiều 1/5, thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ, toàn quốc xảy ra 65 vụ, làm chết 28 người, bị thương 56 người. So với cùng kỳ năm 2024 giảm 10 vụ, giảm 2 người chết, tăng 6 người bị thương. Tất cả các vụ đều xảy ra trên đường bộ, đường sắt, đường thủy không xảy ra tai nạn. 

Ngày 1/5, Văn phòng Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị hiện đang tạm giữ đối tượng Hà Văn Thúy (SN 1985), trú tại xóm Bắc Thắng, xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Sáng 1/5, Trại giam An Điềm - Bộ Công an (đóng tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam) tổ chức Lễ công bố quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2025, Trưởng Ban chỉ đạo đặc xá Bộ Công an dự và chỉ đạo buổi lễ.

Theo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nhiều người bị vết thương rất nhỏ như gai đâm, đinh đâm, xước da, dập móng... nhưng chủ quan không xử lý, dẫn tới nhiễm uốn ván nặng, khi vào viện đã nguy kịch. Tỷ lệ tử vong do uốn ván rất cao, nhất là ở trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn. 

80 năm đã trôi qua kể từ khi cuộc vượt ngục lịch sử diễn ra tại nhà tù Hỏa Lò (tháng 3/1945-3/2025). Chốn ngục tù tăm tối xưa kia nay đã trở thành Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò giữa trung tâm Thủ đô, hằng ngày đón nhiều lượt khách tham quan.

Trạm Kiểm soát Biên phòng Nhơn Hải (Đồn Biên phòng Nhơn Lý, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định) phối hợp với Đội CSGT đường thủy (Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Định) và Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định điều tra, làm rõ vụ một mô tô nước mất lái lao lên bờ làm 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Gọi các đối tượng bị bắt giữ là những “cá mập” có vẻ văn chương nhưng rất đúng trên thực tế. Bởi chúng là các đối tượng cầm đầu trong các đường dây phạm tội, là cái gốc để hình thành tội phạm và là chỉ huy của những đối tượng phạm tội trong đường dây. Có những vụ án, chúng đứng trên hàng chục đối tượng, ẩn sâu trong vỏ bọc của những doanh nhân thành đạt hay những người lãnh đạo trong tổ chức, cơ quan Nhà nước. Khi tổ chức phạm tội bị Công an tỉnh Thái Bình phá vỡ, các đối tượng lần lượt sa lưới, lúc đó mọi người mới ngỡ ngàng khi biết kẻ cầm đầu - “cá mập” này là ai? Và ngỡ ngàng trước số lượng các đối tượng bị bắt giữ trong đường dây khi cơ quan Công an truy tận cùng, bắt tận hết những kẻ vi phạm pháp luật.

Tối 30/4, hàng chục ngàn người dân và du khách đã đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để hòa mình vào không khí lễ hội rực rỡ, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong chuỗi hoạt động đặc sắc tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), màn diễu hành của đoàn kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công an) trở thành điểm nhấn độc đáo, thu hút người dân và du khách...

Một loạt ca khúc cách mạng, thể hiện lòng biết ơn của thế hệ trẻ như “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh”, “Khát vọng tuổi trẻ”, “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”... đang tạo “cơn sốt” trong đời sống âm nhạc. Nhiều độc giả trẻ xếp hàng hào hứng nhận những ấn phẩm đặc biệt về chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng lịch sử 30/4... do Báo Nhân dân ấn hành.

Trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhìn đoàn quân rầm rập tiến bước dưới quân kỳ, lòng tôi vô cùng xúc động, xen lẫn tự hào. Bởi những gì có được của ngày hôm nay, là sự hy sinh, mất mát của biết bao đồng bào, đồng chí, biết bao dòng họ, làng quê trên đất nước Việt Nam. Trong đó có gia đình tôi, bố mẹ và các anh chị em chúng tôi.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.