Huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng:

Các nhà giáo mòn mỏi đi đòi chế độ chính sách

08:22 25/09/2017
Chiều 21-9, các nhà giáo đã đến Phòng Tiếp công dân của huyện Trần Đề theo thư mời của UBND huyện Trần Đề, nhưng sau mấy giờ đồng hồ ngồi chờ ở Phòng Tiếp công dân huyện, các nhà giáo phải ra về vì cán bộ bận công tác “đột xuất”.

Liên quan đến việc các nhà giáo đã nghỉ hưu đi đòi tiền chế độ chính sách ở huyện Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) mà Báo CAND đã phản ánh vào năm 2016, chiều 21-9, các nhà giáo đã đến Phòng Tiếp công dân của huyện Trần Đề theo thư mời của UBND huyện Trần Đề, nhưng sau mấy giờ đồng hồ ngồi chờ ở Phòng Tiếp công dân huyện, các nhà giáo phải ra về vì cán bộ bận công tác “đột xuất”.

Trao đổi với chúng tôi về “sự cố” trên, ông Đặng Công Khánh, cán bộ Phòng Tiếp công dân huyện Trần Đề, cho biết: “Theo lịch làm việc, chiều 21-9, Phó Chủ tịch UBND huyện Lưu Hữu Danh và Công an huyện Trần Đề sẽ làm việc với các cô giáo để giải quyết khiếu nại của các cô. Tuy nhiên, do có công việc đột xuất nên đồng chí Phó Chủ tịch không làm việc được nên chúng tôi hẹn các cô vào ngày khác”.

Như Báo CAND phản ánh, từ năm 2008 về sau, các nhà giáo Lê Thị Trưởng, Thạch Thị Nuôi, Lâm Thị Hang (công tác tại Trường Tiểu học Tài Văn 2, xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) được hưởng phụ cấp thu hút 70% theo Nghị định 61/2006/NĐ.CP ngày 20-6-2006 của Chính phủ. Vào thời điểm đó, do kinh phí của tỉnh chưa đủ nên còn thiếu nợ của họ số tiền hàng trăm triệu đồng.

Cũng trong những năm đó, các nhà giáo này nghỉ hưu theo chế độ nên chưa nhận được tiền. Đến năm 2015, họ nghe nhiều giáo viên cùng dạy chung trước đây cho biết đã có tiền chi trả nên đến trường xin nhận, lãnh đạo trường cho rằng các cô đã nhận đủ tiền. Từ đó dẫn tới khiếu nại cho đến nay.

Cụ thể, cô Lê Thị Trưởng chưa được nhận tiền từ tháng 1 đến 12-2008 và từ tháng 1 đến 11-2009. Cô giáo Thạch Thị Nuôi chưa được nhận tiền từ tháng 1 đến 8-2008. Cô Lâm Thị Hang cũng chưa nhận tiền từ tháng 1 đến 8-2008.

Ba nhà giáo tại Phòng tiếp công dân huyện Trần Đề chiều 21-9.

Cầm bản photo danh sách ký nhận tiền, cô Lê Thị Trưởng nói: “Tôi nghỉ hưu từ năm 2009 nên từ đó cho đến nay không về trường nhận tiền, chữ ký trong đó không phải là chữ ký của tôi”.

Các cô Thạch Thị Nuôi, Lâm Thị Hang cũng khẳng định các cô không nhận tiền và chữ ký trong danh sách không phải của họ. Cùng với 3 cô giáo trên, còn có thầy Nguyễn Ngọc Hùng và vợ là cô Trần Thị Trúc Phương (đã nghỉ và xuất cảnh đi nước ngoài năm 2010) cũng có tên trong danh sách nhận tiền từ tháng 1 đến 8-2008 và từ tháng 1 đến 12-2009 nhưng không có chữ ký (tức là chưa nhận tiền). 

Theo cô Thạch Thị Nuôi, có 4 giáo viên đã nghỉ hưu (trong đó cô Trương Thị Ghết đã mất) có tên trong danh sách nhận tiền, thực chất cô chưa nhận tiền nhưng có chữ ký và chữ ký đó là giả mạo. Còn 2 giáo viên đi nước ngoài là chưa nhận đủ tiền và không ký nhận tiền. 

“Chúng tôi đã làm đơn phản ánh từ đầu năm 2016 cho đến nay nhưng không cơ quan nào giải quyết. Khiếu nại đến Phòng GD-ĐT thì lúc chuyển hồ sơ về trường, lúc lại nói chuyển qua UBND huyện, lúc lại nói chuyển qua Công an huyện.

Đến UBND huyện thì huyện chỉ sang Phòng GD-ĐT. Ai là người đã ký nhận tiền của chúng tôi, đề nghị cơ quan chức năng làm sáng tỏ và xử lý nghiêm” - cô Thạch Thị Nuôi bức xúc.

Cô Lê Thị Trưởng cho biết: “Chúng tôi được hưởng chế độ chính sách khi đang công tác nhưng tỉnh chưa có tiền chi trả thì chúng tôi đến tuổi nghỉ hưu. Khi có tiền thì nhà trường không thông báo cho chúng tôi biết để chúng tôi đến nhận. Chỉ sau này một số giáo viên mới nói cho chúng tôi biết đã có tiền thì chúng tôi đến nhận thì họ nói chúng tôi đã nhận rồi. Chúng tôi khiếu nại mà không giải quyết. Bốn chị em chúng tôi đã già, bệnh tật nhiều chỉ mong được trả lại tiền chứ đừng để như trường hợp chị Trương Thị Ghết là một ví dụ đau lòng khi chị Ghết chết mà vẫn chưa được nhận tiền”.

Chiều 21-9, tại Phòng Tiếp công dân huyện Trần Đề, cô Lê Thị Trưởng đã chỉ cho ông Đặng Công Khánh sự bất hợp lý trong hồ sơ mà Phòng GD-ĐT huyện Trần Đề cho rằng các cô đã nhận tiền.

Trưởng nói: “Họ ký chữ ký giả của chúng tôi. Còn trường hợp của thầy Hùng và cô Phương, có bản thì họ để trống, có bản thì ghi với nội dung có giấy ủy quyền. Từ đó cho rằng đã có người nhận tiền. Chúng tôi đề nghị đối chiếu với bản gốc thì họ không chịu. Không chỉ vậy, họ còn ngụy tạo hồ sơ. Cụ thể, trong bản ghi danh sách nhà giáo nhận tiền ngày 4-6-2016, phía bên phải của bản danh sách này đóng dấu của Phòng GD-ĐT huyện Mỹ Xuyên, có chữ ký của ông Quách Lai Thành; còn bên trái đóng dấu của Trường Tiểu học Tài Văn 2, bà Dương Thị Ánh Hồng là Hiệu trưởng ký tên. Điều đáng nói, con dấu của Phòng GD-ĐT huyện Mỹ Xuyên thể hiện Phòng này thuộc UBND huyện Mỹ Xuyên, còn dấu của Trường Tiểu học Tài Văn 2 cho thấy trường này thuộc UBND huyện Trần Đề. Rõ ràng là có sự gian lận, mập mờ”.

X.Cao

Võ Nguyễn Hoàng Nguyên đưa ra thông tin gian dối với nhiều người rằng, bản thân có mối quan hệ với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nên có khả năng giải quyết các thủ tục hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thay đổi những thông tin trên GCNQSDĐ, tách thửa và cấp GCNQSDĐ mới...

Sự phổ biến của pickleball không chỉ là một xu hướng nhất thời; nó là minh chứng cho sự đơn giản, dễ tiếp cận và khả năng kết nối mọi người ở mọi lứa tuổi và hoàn cảnh. Sau khi trở thành môn thể thao phát triển nhanh nhất nước Mỹ trong vòng 3 năm qua, pickleball tiếp tục phủ sóng toàn cầu, đặc biệt ở khu vực châu Á.

Chỉ còn 5 ngày nữa, nếu các chủ tài khoản không xác thực sinh trắc học, các giao dịch điện tử trực tuyến thanh toán ngân hàng sẽ bị “treo”. Trước quy định này, hàng loạt cá nhân, ngân hàng cùng nhau “chạy đua” để thực hiện.

Thời gian gần đây, các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram và TikTok tràn ngập những quảng cáo về một loại sản phẩm lạ: bút giảm cân. Loại bút này được giới thiệu là phép màu cho những người muốn giảm cân nhưng ngại đến phòng gym hay thay đổi chế độ ăn uống. Sự xuất hiện tràn lan của sản phẩm này đang dấy lên nhiều lo ngại về sự an toàn và minh bạch.

Khoảng 10h50 phút ngày 15/5/2024, Đội CSGT số 2 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước nhận được hình ảnh do người dân cung cấp về xe ôtô khách BKS 61B-011.50 của nhà xe Chín Tèo chạy trên đường ĐT741, đoạn qua địa bàn xã Tiến Hưng, TP Đồng Xoài, có hành vi lấn làn, vượt ẩu. Người dân cho biết, tài xế này thường xuyên có hành vi uy hiếp sự an toàn khiến người đi đường bức xúc. 

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đưa ra những thông điệp khác nhau cho kỳ nghỉ Giáng sinh, trong khi ông Biden kêu gọi người dân Mỹ suy ngẫm và đoàn kết thì ông Trump đưa ra lời chúc mừng ngày lễ và sau đó nhắm vào các đối thủ chính trị của mình.

Những ngày cuối cùng của năm 2024, UBND thị xã Đông Hòa và Ban Quản lý Khu kinh tế (QLKKT) Phú Yên huy động các ban, ngành phối hợp chính quyền địa phương, nỗ lực vận động người dân nhận tiền bồi thường hỗ trợ, để giải phóng mặt bằng một phần còn lại trong dự án đầu tư tuyến đường gần 4km, nhưng ì ạch kéo dài 10 năm.

Hỏi: Một trong những nội dung của Luật Dữ liệu được người dân quan tâm là các quy định về Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia. Xin hỏi, Luật Dữ liệu quy định những dữ liệu nào được thu thập, cập nhật và đồng bộ vào Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia? Việc thu thập, cập nhật, đồng bộ dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia từ những nguồn nào? (Quỳnh Thư, tỉnh Thái Bình)

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin:

Để ngăn tình trạng quá tải có thể xảy ra tại sân bay trong dịp cao điểm, Cục Hàng không Việt Nam vừa tiếp tục có phương án điều chỉnh tăng tham số điều phối giờ hạ cất cánh tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文