Vụ chi sai gần 800 triệu đồng ở Trung tâm Bảo trợ xã hội Nghệ An:

Cần giải quyết thấu tình đạt lý

08:00 10/11/2015
Những ngày qua, dư luận có không ít ý kiến trái chiều xoay quanh việc chi sai gần 800 triệu đồng ở Trung tâm Bảo trợ xã hội Nghệ An (TTBTXH Nghệ An) trong 5 năm (từ 2011-2015). Để hiểu rõ hơn vụ việc này, phóng viên Báo CAND đã đi sâu tìm hiểu, qua đó sáng tỏ nhiều vấn đề về công tác quản lý, rất đáng rút kinh nghiệm tại đơn vị này.


Kết luận của Sở Lao động -Thương binh và Xã hội

Trong thời gian gần đây, dư luận nóng lên với thông tin lãnh đạo TTBTXH Nghệ An mà trực tiếp là ông Nguyễn Xuân Phú, Giám đốc và bà Nguyễn Thị Thu Phương, Phó giám đốc đã “ăn chặn” gần 800 triệu đồng của bệnh nhân tâm thần và các đối tượng già cả neo đơn ở trung tâm này. Ngày 1/10/2015, Sở LĐTB&XH Nghệ An nhận được đơn “Tố cáo ông Nguyễn Xuân Phú - Giám đốc, bà Nguyễn Thị Thu Phương - Phó giám đốc TTBTXH Nghệ An làm trái quy định về quản lý tài chính, bớt xén chế độ ăn và trang cấp của đối tượng ở tại Trung tâm”.

Ngày 2/10, Giám đốc Sở LĐTB&XH Nghệ An đã ban hành Quyết định số 868/QĐ-LĐ-TBXH thụ lý giải quyết tố cáo và thành lập đoàn kiểm tra xác minh đối với ông Nguyễn Xuân Phú và bà Nguyễn Thị Thu Phương. Từ ngày 3/10 đến ngày 30/10, Đoàn công tác của Sở LĐTB&XH Nghệ An đã tiến hành kiểm tra xác minh các nội dung tố cáo tại TTBTXH Nghệ An. Căn cứ kết quả xác minh nội dung tố cáo, Giám đốc Sở LĐTB&XH đã có báo gửi Bộ LĐTB&XH, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An… Theo đó, đối với đối tượng tâm thần tại TTBTXH được trang cấp 1 năm 800.000 đồng/ người; đối tượng xã hội 500.000 đồng/ người.

Năm 2013-2014, TTBTXH đã lập hồ sơ, chứng từ, mua các mặt hàng trang cấp của đối tượng, thực tế mua với số lượng ít, kê khống các mặt hàng với số tiền là 538.862.000 đồng. Tăng số đối tượng ở bảng chấm cơm để thanh quyết toán hằng năm (số người ăn ở bảng chấm cơm nhiều hơn so với số người ăn thực tế ở sổ thực đơn); chênh lệch số lượng thức ăn là thịt lợn giữa bảng tổng hợp quyết toán tiền ăn hằng tháng với sổ thực đơn; nhân sai số học trong bảng tổng hợp quyết toán. Do vậy, số tiền đã vi phạm, không cấp đủ chế độ ăn hằng ngày cho đối tượng từ năm 2011 đến tháng 8/2015 là 218.896.443 đồng.

Qua kiểm tra thực tế, hằng năm Trung tâm có mua một số trang cấp cho đối tượng như quần áo, áo phao ấm, chăn len, màn tuyn, chiếu, nhưng cấp phát không đầy đủ đúng theo quy định (kể cả số lượng, chất lượng trang cấp và thời hạn). Qua kiểm tra bảng chấm cơm, thực đơn hằng ngày, trung tâm có 9 đối tượng hưởng mức trợ cấp 540.000 đồng/ tháng, nhưng trung tâm chi không đủ mức trợ cấp tiền ăn hằng ngày cho đối tượng (thực tế ăn 450.000 đồng, nhưng trung tâm thanh quyết toán 540.000 đồng). Từ năm 2014 đến tháng 6/2015, số tiền chênh lệch về chế độ ăn của 9 đối tượng là 12.270.000 đồng…

Ý kiến người trong cuộc

Trong căn nhà cấp 4 trong ngõ nhỏ ngoằn ngoèo ở Đô Lương, Nghệ An, ông Nguyễn Xuân Phú cho biết, ông sinh 59 tuổi, và cả cuộc đời ông có thể nói gắn với người có hoàn cảnh khó khăn. Rời quân ngũ, ông về làm nhân viên ở Xí nghiệp Thương binh Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Năm 1995, ông đảm nhiệm vị trí Giám đốc Xí nghiệp Thương binh huyện Đô Lương. Từ năm 2002 cho đến nay, ông về TTBTXH Nghệ An nhận công tác với cương vị giám đốc chăm sóc người tâm thần, người neo đơn.

Ông Nguyễn Xuân Phú và bà Nguyễn Thị Thu Phương đều khẳng định, đã làm sai, chi sai nguyên tắc nhưng không tư lợi  “ăn chặn” của người tâm thần.

Nói về kết luận của đoàn thanh tra, ông Phú cho biết, những khoản tiền sai phạm trong thời gian qua là do hằng năm Trung tâm có rất nhiều việc cần phải chi thường xuyên và phát sinh. Trong khi đó nguồn kinh phí cấp có hạn nên ông đã dùng tiền để chi vào công việc của Trung tâm như chi tiếp khách, hội họp, nhân viên đi học, trao đổi kinh nghiệm…

“Tôi làm sai tôi chịu nhưng xin đừng nói tôi ăn chặn của người tâm thần, nghiệt ngã quá” - ông Phú vuốt nước mắt nói. Bà Nguyễn Thị Thu Phương, Phó Giám đốc của TTBTXH như suy sụp hoàn toàn khi nói chuyện với phóng viên, bởi theo bà hơn nửa cuộc đời sống chăm sóc cho người tâm thần không ngờ có lúc mình lại phải chịu áp lực kinh hoàng từ dư luận.

Theo bà Phương: “Với số tiền trợ cấp mỗi ngày trung tâm có 12.000-15.000 đồng lo cho mỗi người ăn, chia làm 3 bữa. Đi chợ bữa sáng với 2.000-3.000 đồng, lo đủ bữa ăn đã khó làm gì còn tiền để tư lợi nữa. Bữa sáng cho mỗi người ở đây dao động khoảng 2.000-3.000 đồng; bữa trưa, tối khoảng 5.000 đồng. Anh chị em nhân viên ở trung tâm ra chợ phải đắn đo lắm mới có thể mua được thực phẩm đủ cho mỗi người ăn với số tiền ít ỏi đó. Các đối tượng ở đây đa số là những người tâm thần, việc chăm sóc họ không hề đơn giản…”.

Bà Phương tự nhận mình chi sai nguyên tắc như: “Khoản tiền ăn sáng, nhiều trường hợp xin ứng tiền để tự ăn. Tiền chúng tôi đã chi nhưng về nguyên tắc là sai. Để trang trải cho trung tâm, chúng tôi đã bớt bên này chi cho bên kia, phải trong thực tế mới hiểu được".

Liên quan đến vụ việc, ngày 9/11, Thanh tra Sở LĐTB&XH tỉnh Nghệ An đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Xuân Phú và bà Nguyễn Thị Thu Phương để nghe giải trình, và xác định tính chất liên quan đến vụ việc.

Sau khi nghe ông Phú và bà Phương giải trình về những sai phạm trong việc chi tiêu tại TTBTXH Nghệ An trong thời gian qua, bà Hoàng Thị Hường, Chánh thanh tra Sở LĐTBXH Nghệ An cho rằng: Ông Nguyễn Xuân Phú, Giám đốc TTBTXH Nghệ An không tham ô, tư lợi chế độ của người tâm thần.

 “Tôi khẳng định về việc tham ô, tư lợi đồng tiền của các đối tượng thì ông Phú hoàn toàn không có. Nhưng với cương vị là người đứng đầu cơ quan, việc để xảy ra sai phạm như thế thì ông Phú phải chịu trách nhiệm của người đứng đầu”, bà Hường nói.

Dương Sông Lam

Tối 7/4, đại diện Đoàn cứu nạn, cứu hộ (CNCH) Bộ Công an Việt Nam cho biết, sau nhiều ngày thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Myanmar, đoàn đã độc lập giải cứu 7 nạn nhân bị mắc kẹt trong trận động đất và bàn giao cho gia đình. Đồng thời, phối hợp với các đội cứu hộ Myanmar, Philippines, Indonesia, Singapore giải cứu thêm 7 nạn nhân khác.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với 5 bị can là nhân vật chủ chốt của Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt (CER Group) và Công ty cổ phần Asia life. Đáng chú ý, Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt chỉ hoạt động trong thời gian ngắn đã tăng vốn điều lệ, thu hút lượng lớn khách hàng trên toàn quốc bởi sự “tiếp tay” đắc lực của người nổi tiếng như Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs.

Tối 7/4, Thượng tá Lý Hoài Nam, Phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS), Công an TP Hà Nội cho biết, các tổ công tác 141 của Phòng CSHS đã phát hiện một nhóm gồm 6 đối tượng giả danh lực lượng 141 điều khiển xe máy trong đêm, rất manh động khi sẵn sàng chặn xe người vi phạm và hành hung người đi đường để tăng tương tác trên mạng xã hội.

Ngày 7/4, Công an phường Long Bình, TP Biên Hòa đã chuyển hồ sơ và hàng chục thùng thuốc tây không rõ nguồn gốc đã phát hiện trên địa bàn cho Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế Công an tỉnh Đồng Nai để tiếp tục điều tra, xử lý theo thẩm quyền…

Ngay trong ngày nghỉ lễ, 6 thanh niên trú tại TP Nam Định và huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã tụ tập chơi đánh bạc dưới hình thức xóc  đĩa được thua bằng tiền. Khi các đối tượng đang say sưa sát phạt thì bị Tổ công tác của Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nam Định bắt quả tang.

Ngày 7/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố bắt tạm giam 5 đối tượng gồm Nguyễn Ngọc Trà Mi (SN 1996), Nguyễn Thanh Thảo My (SN 2003), Phạm Giang Bắc (SN 1987), Nguyễn Minh Sang (SN 2000) cả 4 đều ngụ TP Biên Hòa và Nguyễn Xuân Trường (SN 1994) ngụ TP Hồ Chí Minh để điều tra làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Hàng loạt vụ va chạm giao thông dẫn đến tử vong và thương tích trong năm 2024 và những tháng đầu năm 2025 chỉ vì người đi bộ băng ngang đường không đúng nơi qui định. Phòng CSGT, Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quân chấn chỉnh và ngăn chặn tình trạng tự coi thường tính mạng của mình và gây nguy hiểm cho các phương tiện khác…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文