Cần xử nghiêm đầu nậu ở một “điểm nóng” xây dựng trái phép

00:03 23/02/2020
Những ngày qua, UBND phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức - một “điểm nóng” về xây dựng trái phép của TP Hồ Chí Minh tiếp tục phát hiện 38 căn nhà xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp trên đường số 40, khu phố 8.

Việc đo vẽ, kiểm kê, lập biên bản để xử lý đối với những căn nhà xây dựng trái phép này vẫn đang được tiến hành. Tuy nhiên, xâu chuỗi lại vụ việc cho thấy biểu hiện coi thường pháp luật của chủ đất và sự thiếu kiên quyết của chính quyền cơ sở trong việc giám sát trật tự xây dựng trên địa bàn.

Khu nhà được xây cất không phép trên với 4 dãy nhà được xây dựng hoàn thiện trên khu đất nông nghiệp rộng 4.600m2 được quy hoạch là đất công viên cây xanh, gồm những căn nhà cấp 4 và một số căn được xây dựng bán kiên cố một trệt, một lầu có diện tích từ 40-60m2. Hiện một nửa trong số này đã có người dọn vào ở.

Không phải đến thời điểm này, mà ngay từ tháng 4-2018, UBND phường Hiệp Bình Chánh đã phát hiện việc xây cất trái phép, lập biên bản và tiến hành xử phạt chủ đất là ông Lê Tấn Tài, người đứng tên quyền sử dụng đất.

Để đối phó với chính quyền địa phương, sau đó ông Tài đã cho dựng hàng rào tôn, làm cổng kiên cố bao kín khu đất hòng không cho lực lượng chức năng của địa phương vào kiểm tra. Nhằm ngăn chặn chủ đất xây dựng công trình trái phép này, UBND phường Hiệp Bình Chánh đã cho lập chốt dân phòng ngay cạnh lối ra vào duy nhất của khu đất là đường số 40, nhưng chủ đất vẫn lén lút xây trái phép được nhiều dãy nhà đồ sộ trên.

Một hộ dân dựng lều bạt ở lại sau khi mua phải căn nhà xây dựng không phép bị phường tháo dỡ.

Để giải quyết vụ việc, từ năm 2018, UBND phường cũng đã nhiều lần báo cáo với các cơ quan chức năng của quận Thủ Đức về trường hợp vi phạm của ông Tài. Song cuối cùng vụ việc vẫn được đẩy về cho phường tự giải quyết theo quy định. Đáng chú ý, theo thông tin từ chính quyền địa phương, thì không chỉ liên quan đến vụ vi phạm này, ông Tài còn là người xây dựng trái phép nguyên dãy 12 căn nhà ở khu đất trên đường 42 cạnh đó với diện tích lên đến 700m2 để bán nhưng đã bị UBND phường cưỡng chế tháo dỡ vào cuối năm 2018.

Trước đó, vụ việc xử lý 2 căn nhà xây dựng trái phép tại khu đất quy hoạch công viên cây xanh và đường giao thông đối diện số nhà 29/40/7/19 đường số 42, khu phố 8, phường Hiệp Bình Chánh cũng cho thấy, từ khi phát hiện vụ việc đến khi tổ chức cưỡng chế tháo dỡ các căn nhà vi phạm này, trong các năm 2017-2018, Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh đã phải ban hành tới hàng chục văn bản các loại; từ quyết định tạm giữ phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề xây dựng của chủ thấu; quyết định đình chỉ xây dựng công trình; quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm; thông báo việc di dời tài sản và con người ra khỏi công trình vi phạm…

Thậm chí, để xử lý với công trình này, trước đó UBND phường đã ban hành kế hoạch huy động Ủy ban MTTQ, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh của phường cùng cấp ủy và các tổ chức chính trị xã hội khu phố 8… để thành lập 2 đoàn đến vận động người dân di dời, tháo dỡ các công trình vi phạm. UBND phường cũng đề nghị Công an phường tăng cường kiểm tra, xử lý phương tiện chở vật tư, nhân công đến công trình cũng như kiểm tra, xác minh và tạm dừng đăng ký thường trú, tạm trú tại các công trình xây dựng trái phép này.

Cùng lúc, UBND phường đề nghị Công ty điện lực Thủ Đức xử lý hành vi đấu nối điện gây mất an toàn cho người dân đối với các công trình vi phạm xây dựng trên.

Xử lý vi phạm đã kéo dài như vậy, nhưng sau đó một hộ dân đã mua căn nhà ở đây quyết che bạt, bám trụ lại vì cho rằng, không còn nơi ở nào khác; vốn liếng tiền bạc đã dồn vào mua căn nhà xây trái phép này.

Tương tự, việc xử lý căn nhà xây dựng trái phép ở cuối đường số 44, khu phố 8, phường Hiệp Bình Chánh cũng vậy. Sau khi người dân địa phương phát hiện và nhiều lần phản ánh lên UBND quận Thủ Đức và phản ánh vào đường dây nóng của lãnh đạo TP Hồ Chí Minh, việc cưỡng chế, tháo dỡ công trình vi phạm này cũng phải kéo dài trong 2 năm mới xong.

Tình trạng này cho thấy, việc “khoán trắng” trách nhiệm xử lý vi phạm về xây dựng trái phép, nhất là việc cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm cho cấp phường, xã là quá nặng. Ngoài địa bàn phường Hiệp Bình Chánh, những địa bàn nóng về xây dựng trái phép khác như xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B ở huyện Bình Chánh, chính quyền địa phương cứ xử lý xong công trình vi phạm này thì công trình vi phạm khác đã kịp xuất hiện.

Riêng ở địa bàn quận Thủ Đức, một trong những “điểm nóng” về tình trạng xây dựng trái phép đã tiếp tục có 144 vụ xảy ra vào năm ngoái - thời điểm Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã có Chỉ thị về lập lại trật tự xây dựng. Hiện quận Thủ Đức vẫn còn hơn 364 trường hợp vi phạm chưa được xử lý dứt điểm.

Theo người dân địa phương, những người dám bỏ tiền tỉ ra xây dựng trái phép cả dãy nhà để bán là không đơn giản. Người dân bình thương chỉ cần sửa chữa, cơi nới nhà cửa là lập tức bị nhân viên trật tự đô thị hoặc thanh tra xây dựng đến “hỏi thăm” ngay, nên việc những đầu nậu xây dựng trái phép cùng lúc xây nhiều căn nhà trong suốt thời gian dài không bị phát hiện đã khiến người dân nghi ngờ. Việc cưỡng chế tháo dỡ sau đó kéo dài càng khiến người dân cho rằng đối tượng đã được chống lưng hoặc chủ công trình vi phạm phải là người có thế lực.

Vụ việc một gia đình cán bộ là ông Lê Hữu Thành, nguyên Phó Chủ tịch HĐND quận Thủ Đức bị phát hiện xây không phép đến 7 công trình gồm nhà xe, xưởng gỗ, xưởng cơ khí… với diện tích lên đến hơn 1.800m2 để sử dụng trong thời gian dài mới bị phát hiện, xử lý càng khiến người dân địa phương mất lòng tin vào việc xử lý xây dựng trái phép.

Để đảm bảo trật tự xây dựng trên địa bàn quận Thủ Đức nói riêng, cả thành phố nói chung, người dân mong muốn UBND thành phố cần thể hiện thái độ cứng rắn, nghiêm túc, quyết liệt trong những vụ việc vừa được phát hiện.

Bảo Sơn

Chiều 20/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đã khởi tố bổ sung vụ án hình sự, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Lê Thị Chung (SN 1978, Trưởng phòng Quản lý nhân sự Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Hoàng Kim Giáp) để điều tra về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Ngày 20/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, tống đạt các Quyết định và bắt tạm giam đối với Đặng Tùng Lâm (SN 1989, HKTT tại Tổ 10, phường Quyết Thắng, TP Sơn La; nơi ở: đường Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Tối 20/5, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Cơ quan CSĐT Công an TP Tam Kỳ vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Huỳnh Hồng Danh (SN 1993, trú xã Tam Thái, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) để điều tra về hành vi “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”; Nguyễn Tiện (SN 1996, trú xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, Quảng Nam) về hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” và Tô Văn Thanh (SN 1987, trú xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn) về hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Lãnh tụ Tối cao Iran Ali Khamenei phê chuẩn Phó Tổng thống thứ nhất Mohammad Mokhber làm quyền Tổng thống Iran, sau khi Tổng thống Ebrahim Raisi qua đời vì tai nạn trực thăng.

Khi Thanh tra vào cuộc xác minh kiến nghị của người dân mới phát hiện một khu đất công bị biến thành đất tư, quá trình lập thủ tục đăng ký, xét duyệt, thẩm định và đề nghị cấp "sổ đỏ" có dấu hiệu tội phạm. Sau đó cơ quan điều tra đã đấu tranh làm rõ hành vi phạm tội nên hai cán bộ lãnh đạo phường cùng hai đồng phạm vào vòng tố tụng hình sự.

Sau năm ngày xét xử sơ thẩm nhóm tội phạm trong đường dây “rửa tiền” xuyên quốc gia cho các app đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với giao dịch rút tiền mặt mỗi ngày từ 20 đến 150 tỷ đồng, chiều 20/5, Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết đối với nhóm tội phạm này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文