Chưa được công nhận thương binh vì vướng thông tư

08:44 12/08/2018
Theo Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP thì người bị thương lập bản khai cá nhân kèm theo giấy tờ chứng minh tham gia cách mạng kèm theo giấy tờ, tài liệu chứng minh bị thương, tức là phải có giấy ra viện mà điều này rất khó với các trường hợp tham gia chiến đấu tại địa phương vì làm gì có giấy ra viện.


Theo trình bày của ông Lê Minh Võ (82 tuổi, ngụ ấp Hòa Phuông, xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng), ông tham gia cách mạng tại địa phương từ năm 1960. Đến năm 1963 vào bộ đội địa phương thuộc huyện Mỹ Xuyên. Đến cuối năm 1965, do cha mẹ bị địch bắt giam trong tù, anh trai là ông Lê Minh Văn tham gia hoạt động cách mạng tại địa phương, hai người em đi bộ đội nên ông xin được rời quân đội về chăm sóc gia đình và tham gia hoạt động trong lực lượng du kích tại xã nhà. 

Năm 1970, ông là Ấp đội trưởng du kích xã. Trong một trận đánh lính đồn Cây Còng đi càn, ông bị đạn của địch bắn vào thái dương xuyên qua hốc mắt bên trái khiến cho mắt trái bị hỏng, ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Sau khi chữa lành vết thương, ông tiếp tục tham gia lực lượng du kích cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Sau đó, ông làm cán bộ tài chính xã Hòa Tú 1 cho đến năm 1982 thì nghỉ.

Sau khi Nhà nước có chủ trương cho hưởng chính sách đối với những người hi sinh, bị thương trong chiến tranh, ông cũng làm hồ sơ nhưng không được giải quyết. Ông Võ cho biết: “Trước khi chia tỉnh Sóc Trăng (trước năm 1992), tôi cũng đã làm hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thương binh nhưng họ đòi phải có giấy ra viện mới làm được”.

Ông Lê Minh Võ mong mỏi được công nhận là thương binh theo đúng qui định.

Năm 2010, ông Võ tiếp tục làm hồ sơ và được UBND xã Hòa Tú 1 họp dân lấy ý kiến với sự đồng ý 100% của những người dân địa phương đề nghị giải quyết chế độ thương binh cho ông nhưng cho đến nay vẫn chưa được công nhận. 

Theo xác nhận của các ông Lê Văn Nghiệp (ấp Hòa Phuông), ông Hồ Văn Cọp (ấp Hòa Bình), Nguyễn Văn Cân (ấp Hòa Tân) là những người ở địa phương, từng tham gia chiến đấu với ông Võ thì trường hợp bị thương của ông Võ là đúng sự thật. 

Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Minh Thảo, cán bộ phụ trách Thương binh – Xã hội xã Hòa Tú 1, cho biết: “Hồ sơ đề nghị công nhận thương binh cho ông Võ được xã hoàn thiện, gửi về huyện lâu rồi nhưng đến nay không rõ lý do gì mà chưa giải quyết chế độ cho ông Võ”.

Ông Lê Minh Võ được Chủ tịch nước tặng Huy chương Kháng chiến hạng Nhất.

Ngày 27-7, khi đến Phòng LĐ-TB&XH huyện Mỹ Xuyên, chúng tôi được ông Tăng Thanh Liêm, Phó trưởng phòng cho biết: “Hồ sơ của ông Võ được UBND xã Hòa Tú 1 gửi về khá lâu nhưng còn thiếu một số chi tiết nên chúng tôi sẽ cho mời cán bộ xã lên để hướng dẫn ghi cho đủ. Sau đó sẽ họp Hội đồng thẩm định của huyện để có kết luận chính thức. Tuy nhiên, hiện nay cả huyện mới chỉ có một hồ sơ của ông Võ nên chưa thể lập hội đồng thẩm định được. 

Cái khó khăn nhất hiện nay đối với ông Võ là theo Thông tư  liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22-10-2013 của Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Quốc phòng thì người bị thương lập bản khai cá nhân kèm theo giấy tờ chứng minh tham gia cách mạng kèm theo giấy tờ, tài liệu chứng minh bị thương, tức là phải có giấy ra viện mà điều này rất khó với các trường hợp tham gia chiến đấu tại địa phương vì làm gì có giấy ra viện, mà nếu có thì đến nay đã gần 50 năm cũng khó mà giữ được”.

Ông Võ nói: “Chúng tôi đánh giặc theo tinh thần tự nguyện, thời đó làm gì có giấy tờ nào phân công mình đi đánh giặc. Bị thương thì vào trạm xá cứu chữa, xong rồi tiếp tục đánh giặc, làm gì nghĩ đến chuyện xin giấy xuất viện. Nay họ đòi như vậy thì thiệt thòi cho những người như tôi quá. Tôi chỉ mong sớm được công nhận thương binh để an ủi lúc tuổi già. Sức khỏe tôi hiện nay rất kém, mắt trái bị hỏng từ lâu, dây thần kinh bị ảnh hưởng do bị thương từ mắt khiến cho tay chân bị ảnh hưởng theo rất nhiều, phải liên tục nhập viện điều trị”.

Được biết, ông Lê Minh Võ có anh trai là Lê Minh Văn và 2 người em là Lê Tuấn Kiệt, Lê Văn Hùng đều hi sinh trong kháng chiến chống Mỹ, được công nhận liệt sĩ, mẹ ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Trong thời kỳ tham gia kháng chiến, ông Lê Minh Võ được tặng Huy chương kháng chiến hạng Nhất, được hưởng chế độ trợ cấp theo Quyết định 290 của Thủ tướng Chính phủ, là Hội viên Hội CCB xã Hòa Tú 1.

Đ.Văn – C.Xuân

Năm nay 31 tuổi nhưng Lường Văn Lả - một trong 6 bị cáo lĩnh án tử hình trong vụ án cô gái giao gà đã “ngồi” trại được hơn 5 năm và đang trong thời gian chờ thi hành án. Dù biết cái giá phải trả cho tội ác của mình nhưng bây giờ anh ta đã thay đổi. Từ chỗ bất cần, quậy phá, xin được thi hành án sớm, Lả ân hận, sám hối, khát khao được sống.

Ngày 15/5, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Cẩm Khê vừa triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển động vật hoang dã thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm hoạt động liên tỉnh với thủ đoạn hết sức tinh vi; tạm giữ 3 đối tượng, thu giữ 1 cá thể hổ còn sống và 1 cá thể gấu đông lạnh.

Chiều 15/5, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án kit test Việt Á tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo. Bị cáo Phạm Duy Tuyến (cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - CDC Hải Dương) bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 13 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Tuyến thay đổi lời khai về số tiền chia hối lộ và xin giảm nhẹ hình phạt.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai yêu cầu theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết, thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày, trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, bị cáo đã vận động gia đình, người thân nộp thêm số tiền 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo không kháng cáo bổ sung, cũng không thay đổi nội dung kháng cáo, giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng, trong đó có 2 bệnh nhân được chỉ định can thiệp ECMO - phương pháp oxy hoá qua màng ngoài cơ thể. Điều đáng lưu ý là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Khoảng 10h30 ngày 15/5, khi đang làm việc tại đơn vị, Đại úy Trần Văn Thức, Phó Bệnh xá trưởng Bệnh xá Công an tỉnh Quảng Nam nhận được thông tin có một nữ bệnh nhân đang điều trị tại khoa Nội thận - Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cần gấp 500ml tiểu cầu nhóm máu hiếm AB.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文