Lợi dụng thực hiện dự án kè chỉnh trị sông A Vương để khai thác vàng sa khoáng?

08:47 21/03/2016
Sau khi tiếp nhận thông tin, tại dự án kè chỉnh trị sông A Vương xây dựng trung tâm hành chính xã Atiêng, huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, đã có tình trạng lợi dụng danh nghĩa dự án để khai thác vàng sa khoáng, khiến nước sông A Vương bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân, chúng tôi tổ chức khảo sát thực tế làm rõ sự việc...


Một ngày trung tuần tháng 3-2016, tại đồi Zlung, xã Atiêng; bên cạnh dòng sông A Vương nước đục ngầu cuộn chảy về hạ du, hàng chục công nhân đang hối hả thi công hội trường - nhà văn hóa xã Atiêng. Phía xa xa, một số công nhân đang loay hoay sửa xe máy xúc để thực hiện mở đường dẫn dòng chảy A Vương đi một nhánh khác… 

Qua tìm hiểu, được biết, ngày 27-5-2015, UBND huyện Tây Giang có Quyết định số 726/QĐ-UB về “phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, chỉnh trị dòng sông để thi công công trình trung tâm hành chính xã Atiêng”. 

Theo lãnh đạo huyện Tây Giang, việc chỉnh trị dòng sông A Vương tạo mặt bằng cho trung tâm xã Atiêng là việc làm đầy táo bạo, dựa trên thực tiễn địa phương. Tại các thôn Ahu và Tà Vàng, xã Atiêng, có đoạn sông A Vương chảy vòng quanh 2 quả đồi bát úp là Zlung và Ađhí, dài 1.050m, quy hoạch cho chỉnh trị đoạn này cắt qua eo thẳng dòng chảy chỉ hơn 141m. 

Đã xảy ra việc đơn vị thi công đãi đất tìm vàng tại dự án kè chỉnh trị sông A Vương.

Khi dự án hoàn thành sẽ cho địa phương một diện tích mặt bằng gần 18ha, đảm bảo phục vụ phát triển thị trấn Tây Giang trong tương lai gần, đáp ứng phục vụ các công trình công cộng như quy hoạch đã duyệt. Đặc biệt, bố trí được 181 hộ dân của thôn Tà Vàng, Ahu và một số hộ gia đình từ nơi khác đến; lấy được mặt bằng cũ của 2 thôn đang ở hiện nay để làm ruộng nước cho người dân, với diện tích hơn 10ha phục vụ dân có đất sản xuất ở ổn định, lâu dài. 

“Hơn nữa, nếu dòng A Vương không được chỉnh trị sẽ dẫn đến nguy cơ sạt lở ta luy tuyến đường liên tỉnh nối từ xã Balhêê lên trung tâm huyện và cửa khẩu phụ Tây Giang. Tây Giang đã có kinh nghiệm làm nhiều nơi như phương án này và đạt kết quả tốt. Do đó, chúng tôi tin tưởng rằng dự án chỉnh trị dòng A Vương sẽ thành công”, ông Bríu Liếc, Bí thư Huyện ủy Tây Giang, khẳng định.

Trên công trường đồi Zlung, ông Hồ Minh Vỹ, đại diện đơn vị thi công tại đây, cho biết, hội trường này được xây dựng từ tháng 11-2015 và dự kiến tháng 5-2016 sẽ hoàn thành. Hội trường có diện tích 530m2, tổng mức đầu tư hơn 3 tỷ đồng, nằm trong khu vực tổng thể dự án kè chỉnh trị sông A Vương xây dựng trung tâm hành chính xã Atiêng. 

Trả lời câu hỏi của chúng tôi, có thông tin cho rằng, đơn vị thi công lợi dụng việc thi công dự án để khai thác vàng sa khoáng, ông Vỹ trả lời, không có điều đó. Thế nhưng, ông Bríu Liếc thẳng thắn cho hay, qua kiểm tra thực tế và đo đạc tại hiện trường phía Đông đồi Zlung có một vệt đá, sỏi, đất trắng lẫn lộn với nhau, nằm ở độ sâu từ 3-4m. Vệt vỉa này có chiều dài 80m, chiều rộng bình quân 0,5m; độ dày vỉa khoảng 0,6m; tổng diện tích khoảng 24m³. Với diện tích và khối lượng vỉa như tôi trình bày nên doanh nghiệp thi công làm liều đãi đất tìm vàng trong công trình là có thực. 

“Tuy nhiên, họ chỉ đãi vàng phần ở phần diện tích ấy thôi. Khi huyện biết, đã chỉ đạo tạm dừng thì họ nghiêm túc chấp hành rồi và hứa không tái phạm nữa”, ông Bríu Liếc phân trần. 

Cũng theo ông Bríu Liếc, việc dòng sông A Vương bị đục ngầu không phải chỉ do công trình chỉnh trị dòng A Vương tại đồi Zlung gây ra, mà nước đục từ nguồn A Vương của công trình khai thác vàng sa khoáng và khai hoang đồng ruộng Aró, xã Lăng, huyện Tây Giang được UBND tỉnh Quảng Nam cấp phép (?!).

Ngọc Thi

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

Ngày 1/5, Công an TP Cần Thơ cho biết, cơ quan điều tra đã bắt giữ đối tượng Võ Chí Cường (SN 1995, ngụ huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) để làm rõ về hành vi giết người và cố ý gây thương tích. Cường bị bắt khi đang lẩn trốn ngoài cánh đồng tại ấp Thới Trung, xã Thới Đông (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ).

Từ trưa 1/5, sau 5 ngày nghỉ lễ, người dân từ khắp các tỉnh thành đã quay trở lại Hà Nội. Theo đó, trên tuyến cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ, hướng về trung tâm Hà Nội, lượng phương tiện cũng gia tăng nhanh chóng dẫn đến tình trạng ùn ứ, các phương tiện di chuyển chậm dần.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文