Công ty CP Simco Sông Đà cần sớm trả lại tiền chiếm dụng XKLĐ

09:26 07/07/2017
Hàng chục hộ dân làm thủ tục vay vốn qua Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện để làm thủ tục xuất khẩu lao động (XKLĐ) cho hàng trăm người, song sau khi tiền trao tay, công ty XKLĐ đã chiếm dụng trái phép. Không những không được xuất ngoại để mưu sinh, hằng tháng bà con phải trả lãi ngân hàng với số tiền hàng triệu đồng trong suốt nhiều năm.

Dân nghèo ôm nợ vì XKLĐ

Năm 2014, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, đúng vào thời điểm có thông báo về chính sách cho vay ưu đãi qua ngân hàng CSXH huyện để cho con em mình đi XKLĐ, bà Quang Thị Lục, trú tại bản Pà Nạt, xã Mường Nọc, huyện Quế Phong (Nghệ An) đã làm thủ tục vay vốn với số tiền 60 triệu đồng cho con trai là Quang Văn Trung đi XKLĐ tại Malaysia.

Sau khi làm thủ tục tại Ngân hàng CSXH huyện Quế Phong, số tiền này đã được chuyển thẳng cho Công ty CP Simco Sông Đà, nhưng chờ mãi anh Trung vẫn không được đi XKLĐ. Trong thời gian 29 tháng qua, bà Lục đã phải bỏ ra số tiền hơn 5,6 triệu để trả lãi ngân hàng.

Tương tự, năm 2014 chị Lô Thị Nga, trú bản Ná Phày, xã Mường Nọc được bà Lô Thị Hạnh, là cán bộ của công ty này đến thuyết phục vợ chồng chị vay tiền cho 2 người con sang Đài Loan làm việc. Sau khi ủy quyền cho chị Hạnh làm các thủ tục vay vốn, đầu tháng 6-2014, vợ chồng chị Nga được thông báo đến trụ sở xã nhận tiền từ Ngân hàng CSXH với số tiền 120 triệu đồng cho hai con đi XKLĐ.

Tại đây, chị Nga chỉ được ký vào một số giấy tờ, sau đó người của Công ty CP Simco Sông Đà thu tiền luôn từ ngân hàng. Từ đó đến nay, chờ mãi nhưng không có đứa con nào được đi XKLĐ như đã hứa. Gần 3 năm qua, mỗi tháng gia đình chị phải bỏ ra số tiền gần 400.000 đồng trả lãi ngân hàng.

Được biết, Công ty CP Simco Sông Đà trực thuộc Tổng Công ty Sông Đà, trụ sở tại Hà Đông (Hà Nội), đăng ký lần đầu vào năm 2003 và đến nay đã 14 lần đổi tên doanh nghiệp. Năm 2011, đơn vị này mở chi nhánh tại Quế Phong để tuyển lao động đi xuất khẩu nước ngoài theo chương trình hợp tác, phối hợp giữa Ngân hàng CSXH với Tổng công ty.

Trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2016, đã có 160 hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn vay vốn tại Ngân hàng CSXH huyện Quế Phong để ký hợp đồng đi XKLĐ với Công ty CP Simco Sông Đà. Trong số này, có 106 người đã được làm thủ tục đi XKLĐ ở nước ngoài, 54 người khác sau khi vay vốn, nộp tiền nhưng không được đi XKLĐ.

Cụ thể, năm 2014 có 49 hộ gia đình vay vốn qua Ngân hàng CSXH và đã nộp cho Công ty CP Simco Sông Đà tổng số tiền là 2,66 tỷ đồng nhưng không có bất kỳ ai được đi XKLĐ. Đến thời điểm kiểm tra, phía công ty đã hoàn lại cho 32 hộ gia đình với số tiền gần 1,5 tỷ đồng, còn 23 lao động khác, với số tiền trên 1 tỷ đồng chưa được hoàn trả...

Một gia đình tại Quế Phong thất thần khi trở thành con nợ ngân hàng mà không được đi XKLĐ.

Cần làm rõ trách nhiệm

Tiếp đó, trong năm 2015 có 38 hộ gia đình vay vốn qua Ngân hàng CSXH để làm thủ tục cho 50 lao động xuất ngoại với số tiền hơn 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi nhận tiền, phía công ty không đưa được bất cứ lao động nào ra nước ngoài. Sau khi có phản ánh, công ty đã trả lại tiền cho 31 trường hợp, còn lại 19 người khác vẫn chưa được nhận tiền với khoảng trên 1,5 tỷ đồng. Trong số này, chủ yếu là tiền vay từ ngân hàng.

Tương tự, năm 2016 có 5 hộ gia đình làm thủ tục vay vốn để đi XKLĐ, song sau khi nộp số tiền 270 triệu đồng, phía công ty chiếm dụng mà không làm thủ tục XKLĐ cho người dân. Mới đây, khi có đơn thư, công ty mới chịu hoàn lại số tiền 86 triệu đồng, còn 184 triệu vẫn chưa trả lại cho bà con.

Ngày 9-6-2017, Chủ tịch UBND huyện Quế Phong Lê Văn Giáp đã có báo cáo số 687, nêu rõ: Trong thời gian qua, UBND huyện Quế Phong nhận được nhiều đơn thư của công dân phản ánh việc Công ty CP Simco Sông Đà do ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Giám đốc làm đại diện có hành vi chiếm dụng tiền của các công dân trong việc XKLĐ.

Ngày 25-4, Chủ tịch UBND huyện ban hành Quyết định số 300, thành lập đoàn kiểm tra việc XKLĐ của công ty này trên địa bàn huyện Quế Phong, giai đoạn từ 2011-2016. Kết quả cho thấy, trong thời gian này ông Nguyễn Trung Kiên dưới danh nghĩa là Giám đốc Công ty Simco Sông Đà đã nhận tiền của 92 hộ gia đình, cá nhân vay vốn tại Ngân hàng CSXH huyện để đưa 110 người đi XKLĐ, tổng số tiền là 5,944 tỷ đồng nhưng không đưa được bất cứ lao động nào ra nước ngoài làm việc.

Đến thời điểm kiểm tra, ông Kiên mới hoàn trả lại cho người lao động 2,974 tỷ đồng, còn chiếm dụng gần 2,8 tỷ đồng...

Về sai phạm liên quan, đoàn kiểm tra liên ngành huyện Quế Phong nêu rõ: Về chính sách tín dụng ưu đãi, việc kiểm soát hồ sơ của doanh nghiệp ký kết với người lao động trước khi giải ngân chưa chặt chẽ. Theo đó, hợp đồng của doanh nghiệp ký với người lao động không có thời hạn xuất cảnh và khi ngân hàng tiến hành giải ngân, một số người lao động chưa có hộ chiếu, lịch bay cụ thể nhưng Ngân hàng CSXH huyện Quế Phong vẫn giải ngân vốn vay để nộp tiền cho công ty.

Về phía Công ty Simco Sông Đà, sai phạm đã rõ ràng nên theo ông Sầm Văn Khoa, Phó Chánh thanh tra huyện Quế Phong, nếu đến ngày 15-7-2017, ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Giám đốc Chi nhánh công ty không hoàn trả lại toàn bộ số tiền gần 2,8 tỷ đồng đã chiếm dụng của bà con thì sẽ xem xét chuyển hồ sơ vụ việc sang CQĐT để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Thiên Thảo

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 61 tỉ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt lên tiếng “hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine” nhằm giúp nước này phòng thủ trước Nga. Giới chuyên gia đặt câu hỏi: Liệu 61 tỉ USD có đủ cho Ukraine không?

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ kết hợp với nguồn tin từ người dân cung cấp, lực lượng Công an đã khẩn trương truy bắt nhanh gọn 3 người nước ngoài đã đột nhập cửa hàng kinh doanh điện thoại ở phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) để cướp tài sản.

Sáng 27/4, ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, người dân vẫn tiếp tục rời Hà Nội đi du lịch và về quê qua cửa ngõ phía Nam Thủ đô khiến mật độ phương tiện trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ tăng cao, ùn tắc kéo dài đã xảy ra trước trạm thu phí.

Từ nhiều năm qua, hơn 60 hộ gia đình nông dân ở thôn Lễ Lộc Bình, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa (Phú Yên) bức xúc vì con đường đi ra đồng đất Khu A hình thành lâu đời bỗng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho một hộ dân, cất nhà trên đó; để rồi bà con không có lối đi để sản xuất, vận chuyển nông sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文