Dân thiếu nước sinh hoạt bên công trình cấp nước gần 15 tỷ bỏ hoang

10:10 29/05/2020
Dù được đầu tư với số tiền gần 15 tỷ đồng và hoàn thành, bàn giao từ tháng 6/2018 nhưng công trình nước sạch tại thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, Gia Lai vẫn chưa thể đưa vào sử dụng. Trong khi đó, người dân sống xung quanh công trình tiền tỷ này lại vất vả tìm nguồn nước sinh hoạt vào mùa khô do giếng khoan, sông hồ khô cạn.

Ngày 7/10/2016, ông Võ Ngọc Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai ký quyết định số 743 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án mở rộng hệ thống cấp nước sạch thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa. Mục tiêu đầu tư của dự án là phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho nhân dân trên địa bàn.

Bể chứa nước phủ rong rêu mốc đã phủ đen toàn bộ, các ống nước lớn chưa được đấu nối.

Triển khai thực hiện quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai và báo cáo kinh tế - kỹ thuật dự án của Sở Kế hoạch và Đầu tư, ngày 3/3/2017, ông Lê Viết Phẩm, Chủ tịch UBND huyện Đak Đoa (hiện đã nghỉ hưu) ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu xây lắp, thiết bị công trình Trạm cấp nước sạch trạm D (thị trấn Đak Đoa). Kinh phí thực hiện dự án là 14,9995 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh.

Hệ thống nước sạch tại trạm D. có công suất cấp nước 1.400m3/ngày đêm, cung cấp nước sạch cho thôn 1, TDP 9 và khu trung tâm hành chính mới trên địa bàn thị trấn Đak Đoa và các vùng lân cận.

Kết quả lựa chọn nhà thầu xác định, đơn vị trúng thầu là Công ty TNHH Xây dựng Thuận Nguyên (trụ sở tại TP Pleiku, Gia Lai); thời gian triển khai thực hiện dự án là 240 ngày.

Đến tháng 6/2018, công trình hoàn thành, bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng. Tuy nhiên, điều đáng nói là từ khi hoàn thành đến nay, công trình này đành phải đóng cửa, không thể hoạt động nên gây lãng phí rất lớn cho ngân sách nhà nước.

Dù đã hoàn thành, bàn giao từ tháng 6/2018 nhưng công trình cấp nước gần 15 tỷ đồng chưa thể hoạt động.

Ông N.N.C. (SN 1962, trú thôn 1, thị trấn Đak Đoa) bức xúc: Từ khi hoàn thành công trình nước sạch đến nay, người dân chưa được sử dụng bất kỳ giọt nước nào. Khi triển khai xây dựng công trình này, nhân dân rất ủng hộ. Nhưng xây xong mà không sử dụng được nên chúng tôi rất bức xúc.

Tương tự, ông B.V.H (SN 1970, trú thôn 1, thị trấn Đak Đoa) còn gay gắt hơn: Công trình nước sạch nằm chình ình đó xây xong rồi bỏ hoang; trong khi các giếng khoan của người dân ở đây hầu như cạn nước khi mùa khô đến. Do đó, người dân rất vất vả để tìm nguồn nước sinh hoạt; nghịch lý này thật không thể hiểu nổi.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nguyên nhân của tình trạng bỏ hoang công trình tiền tỷ này là do khi triển khai xây dựng, công trình không được lập hồ sơ xin khai thác nước ngầm và kiểm định mẫu nước. Do đó, không được phép khai thác, cấp nước theo thiết kế.

Sau khi phát hiện sai phạm, UBND huyện Đak Đoa mới tiến hành hành lập hồ sơ, thủ tục và đến ngày 31/10/2019, trạm cấp nước trên mới được cấp phép theo quy định.

Tuy nhiên mới đây, qua kiểm tra, đánh giá lại công trình, UBND huyện Đak Đoa lại phát hiện các hư hỏng như: Van xả, đường ống dẫn nước…Ngoài ra, bể lọc nước phía sau nhà điều hành rêu mốc đã phủ đen toàn bộ, các ống nước lớn chưa được đấu nối.

Giải trình tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân huyện Đak Đoa vừa qua, UBND huyện Đak Đoa thừa nhận: Trạm cấp nước sạch Trạm D thị trấn Đak Đoa tiếp nhận từ tháng 6/2018 nhưng chưa thể đưa vào hoạt động.

Báo cáo số 143/BC-UBND ngày 29/4 của UBND huyện Đak Đoa nêu: Khi tiếp nhận và quản lý công trình Trạm D từ tháng 6/2018 đến tháng 10/2019, công trình không được vận hành và khai thác để cấp nước cho dân vì chưa có giấy phép khai thác và sử dụng nước dưới đất. 

“Hiện tại, công trình chỉ mới vận hành thử để bơm nước đầy bể chứa. Chưa bơm cấp nước cho người dân thị trấn có đường ống đi qua vì số lượng hộ dân đăng ký sử dụng nước rất ít, đến nay mới chỉ có 3 hộ đăng ký nhưng chưa ký hợp đồng”, văn bản nêu rõ.

Ông Phạm Minh Trung, Chủ tịch UBND huyện Đak Đoa cho biết: Nhà máy nước hoạt động không hiệu quả là trách nhiệm của chính quyền. Vừa qua, đoàn giám sát của HĐND huyện có làm việc về vấn đề này nhưng chưa có kết quả.

Cũng theo ông Trung, huyện sẽ làm việc với đơn vị liên quan, đánh giá lại tất cả mọi mặt và sẽ có những chỉ đạo tiếp theo. Trước mắt, huyện kêu gọi người dân đăng ký sử dụng nguồn nước sạch từ công trình cấp nước này.

Chí Hào

Khi biết Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh (Trung tâm CNSH) triển khai dự án trên 425 tỉ đồng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã làm quen, mua chuộc những lãnh đạo chủ chốt, bằng cách thường xuyên thăm hỏi, biếu quà. Khi đã thân thiết, Nhàn nhờ các lãnh đạo nâng giá thiết bị, nâng dự toán theo ý Nhàn. Sau đó, Nhàn lập liên danh dự thầu, bày "quân xanh" , thâu tóm các gói thầu, để AIC ngồi không hưởng lợi hàng trăm tỉ đồng.

Sự phát triển nhanh chóng của Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội kéo theo việc người sử dụng tăng nguy cơ phải tiếp xúc với tin giả. Việc người dùng mạng xã hội thường xuyên phải tiếp cận với tin giả có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Thế nên việc nhận diện và xử lý tin giả là rất quan trọng, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Cơ quan phòng vệ dân sự bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil, ngày 3/5 (giờ địa phương) cho biết trận lũ lụt kỷ lục ở bang đã khiến 39 người thiệt mạng và 68 người khác vẫn mất tích, buộc hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.

Dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) đang được triển khai xây dựng theo kiểu “rùa bò”, chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giải tỏa đền bù gặp khó khăn. Trong khi trường mới chưa được xây xong, thầy cô giáo cùng 562 học sinh nhà trường phải dạy và học trong ngôi trường cũ xập xệ, mất an toàn.

Một quan chức Liên hợp quốc (LHQ) cho hay, bất kỳ một cuộc tấn công bộ binh nào nhằm vào thành phố Rafah đều sẽ gây ra đau khổ, tổn thất lớn đối với cả triệu người Palestine tị nạn tại đây.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ các cá nhân riêng lẻ thực hiện, mà nay hoạt động này còn được “nâng cấp” bởi những ổ nhóm tội phạm có tổ chức dưới mác công ty, tập đoàn. Thay vì thành lập công ty, tập đoàn để hoạt động kinh doanh, sản xuất, mang lại giá trị tinh thần, vất chất cho xã hội, không ít đối tượng đã lấy đó làm bình phong để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Tại dự thảo Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, đang được UBND TP Hà Nội lấy ý kiến người dân, TP lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文