Vụ xây dựng trái phép công viên nước Thanh Hà:

Vụ Công viên nước Thanh Hà: Đề nghị kỷ luật cá nhân sai phạm

07:31 28/05/2020
Thanh tra Hà Nội vừa có kết luận thanh tra trong việc để xảy ra xây dựng trái phép và làm rõ quy trình, thủ tục xử lý cưỡng chế tại Công viên nước Thanh Hà (quận Hà Đông), trong đó nêu rõ trách nhiệm của UBND quận Hà Đông.


Theo kết luận của Thanh tra Hà Nội, Công viên nước Thanh Hà nằm trong khu đô thị Thanh Hà do Công ty CP Phát triển địa ốc Cienco 5 đầu tư xây dựng. Công trình bắt đầu xây dựng từ tháng 11/2018 đến tháng 6/2019 hoàn thành, đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, quá trình đầu tư xây dựng công viên này đã xảy ra nhiều vi phạm, trách nhiệm thuộc cơ quan, tổ chức và cá nhân. 

Trong đó, đối với Công ty CP Phát triển địa ốc Cienco 5 đã vi phạm các quy định về pháp luật xây dựng, quy hoạch, đất đai và xử lý vi phạm trật tự xây dựng. Kết luận thanh tra nêu rõ, khi triển khai xây dựng công viên nước, chủ đầu tư không được cấp có thẩm quyền cấp phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép.

Chủ đầu tư đã tiến hành xây dựng công viên nước trên các ô đất không quy hoạch công viên nước. Cũng theo kết luận, mặc dù đã bị Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Hà Đông (Đội TTXD) phối hợp với UBND phường Phú Lương lập biên bản vi phạm hành chính, trong đó yêu cầu dừng ngay hoạt động thi công xây dựng công trình vi phạm, nhưng chủ đầu tư vẫn tiếp tục xây dựng. 

Đến ngày 24/12/2019, UBND quận Hà Đông ban hành quyết định về việc cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với công trình vi phạm trật tự xây dựng, trong đó yêu cầu toàn bộ công trình xây dựng không có giấy phép.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định, Công ty Cienco 5 có trách nhiệm thực hiện quyết định. Nhưng sau khi hết thời hạn trên, chủ đầu tư không chấp hành. Ngoài ra, Công ty CP Phát triển địa ốc Cienco 5 còn sử dụng đất không đúng mục đích, điều này đã vi phạm Luật Đất đai năm 2013 và Luật Xây dựng năm 2014.

Về trách nhiệm đối với Đội trật tự xây dựng, kết luận thanh tra nêu rõ: Ngày 27/11/2018, Đội TTXD có thông báo do ông Đặng Đình Dũng - Đội trưởng ký gửi chủ đầu tư về kiểm tra công trình xây dựng nhưng đến ngày 6/12/2018, Đội TTXD mới chủ trì cùng Phòng quản lý đô thị quận và UBND phường tiến hành kiểm tra.

Tại buổi kiểm tra, Đội TTXD chỉ phát hiện vi phạm của chủ đầu tư là không có giấy phép, mà không phát hiện chủ đầu tư xây dựng không phù hợp quy hoạch. Kết luận của Thanh tra Hà Nội cũng chỉ rõ rằng, Đội TTXD đã buông lỏng quản lý, chậm phát hiện và xử lý vi phạm hành chính của chủ đầu tư.

Về trách nhiệm của UBND phường Phú Lương, kết luận Thanh tra nêu rõ: Cơ quan này đã không chủ động trong việc kiểm tra hoạt động xây dựng của chủ đầu tư, không chỉ đạo Tổ công tác của Đội TTXD lập biên bản vi phạm hành chính sau khi phát hiện chủ đầu tư vi phạm.

"UBND phường đã cố ý không thực hiện chức trách nhiệm vụ để công trình vi phạm được xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng, sau này cưỡng chế phá dỡ, gây bức xúc trong xã hội và ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan quản lý nhà nước", Thanh tra Hà Nội kết luận.

Về trách nhiệm của UBND quận Hà Đông, Thanh tra Hà Nội kết luận, UBND quận không sát sao, đôn đốc, có biện pháp cương quyết dẫn đến vi phạm của chủ đầu tư không bị xử phạt, không bị ngăn chặn, công trình vi phạm vẫn được xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng. UBND quận đã thiếu trách nhiệm trong quản lý về quy hoạch, xây dựng đất đai, dẫn đến không phát hiện kịp thời xử lý hành vi chủ đầu tư.

"Từ các tồn tại, sai phạm trên của UBND quận dẫn đến công trình vi phạm được xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng, sau này phải cưỡng chế phá dỡ, gây bức xúc trong xã hội và ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan quản lý nhà nước", kết luận Thanh tra Hà Nội nêu rõ. Để xảy ra tồn tại, sai phạm nêu trên trách nhiệm thuộc về ông Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông và ông Đào Quang Vinh Hiển, Phó trưởng Phòng Quản lý đô thị trong việc không tham mưu UBND quận có biện pháp cương quyết chỉ đạo.

Chủ tịch UBND quận là người đứng đầu đơn vị và chưa xem xét xử lý trách nhiệm của cán bộ có liên quan đến việc xây dựng trái phép Công viên nước. Đáng lưu ý, theo kết luận thanh tra, trong quá trình thực hiện cưỡng chế còn xảy ra một số tồn tại, sai phạm.

Đặc biệt, công viên nước bao gồm 19 hạng mục có giá trị lớn (theo hợp đồng hơn 142 tỷ đồng), trong đó có 7 hạng mục có kết cấu khung thép, nhựa composite lắp ghép có thể tháo dỡ nhưng UBND quận đã phê duyệt phương án phá dỡ theo đề xuất của Công ty CP Tư vấn và Đầu tư phát triển công nghệ An Phát là thiếu cẩn trọng, dẫn đến việc đã phá dỡ cả 7 hạng mục này gây bức xúc cho nhà đầu tư và băn khoăn trong dư luận.

Thanh tra TP đã kiến nghị UBND TP chỉ đạo UBND quận Hà Đông kiểm điểm trách nhiệm, có hình thức xử lý kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến tồn tại, sai phạm trong việc việc để ra xây dựng trái phép và tổ chức cưỡng chế công viên nước Thanh Hà nêu trên. Đồng thời khẩn trương xem xét, giải quyết đơn khiếu nại của Công ty CP Phát triển địa ốc Cienco 5 đối với hành vi tổ chức cưỡng chế Công viên nước Thanh Hà theo thẩm quyền.

N.Yến

Tiếp tục mở rộng điều tra vụ án “Mua bán trái phép hóa đơn GTGT, trốn thuế, vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty Cổ phần xi măng Hạ Long, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Quảng Ninh đã bắt tạm giam nguyên Tổng giám đốc của công ty này.

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ án “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước” và “Rửa tiền” xảy ra tại Công ty Trung Hậu 68, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang và các đơn vị liên quan.

Theo điều tra, Công ty CP đầu tư xây dựng Hùng Phát Group (có địa chỉ tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông), nay đổi tên thành Công ty CP tập đoàn đầu tư Hùng Phát Group (địa chỉ số 6 phố Hoàng Sâm, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) do Lê Phú Long (SN 1989, quê quán tỉnh Thanh Hóa, trú tại huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội) là đại diện pháp luật.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, Chủ tịch HĐTV Công ty Vận tải thủy bộ Hải Hà (Hải Hà Petro) Trần Tuyết Mai đã sử dụng sai Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) gây thiệt hại hơn 317 tỷ đồng. Ngoài ra, bị can Mai còn dùng hai hệ thống sổ sách kế toán để không đóng hàng chục tỷ đồng thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 10/1, đại diện VKSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiến hành luận tội và đề nghị mức hình phạt đối với 144 bị cáo có đơn kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam) ĐKVN), 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.

Ngày 10/1, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên án đối với bị cáo Phạm Thị Tuyết Nhung (Giám đốc Công ty Angel Lina và Công ty Thương mại Dịch vụ Hoàng Gia), Trần Thị Hồng Hạnh (Giám đốc Công ty Hoàng Kim Land) cùng 7 đồng phạm về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Chiều 10/1, Trung tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an dự và chỉ đạo hội nghị tổng kết công tác Công an năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Công an TP Cần Thơ. Về phía địa phương có đồng chí Trần Việt Trường, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ. Thiếu tướng Nguyễn Văn Thuận, Giám đốc Công an TP Cần Thơ chủ trì hội nghị. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文