Dự án cải thiện môi trường nước ở TP Huế: Dân khổ vì nhà thầu hạn chế năng lực

13:50 21/07/2018
Theo kế hoạch, dự án cải thiện môi trường nước TP Huế sẽ hoàn thiện vào ngày 28-7-2018. Tuy nhiên đến nay, dự án này vẫn chưa hoàn thành đúng tiến độ, nhiều tuyến đường được thi công ngổn ngang khiến người dân bức xúc.

Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế có tổng kinh phí đầu tư 24 tỷ Yên (khoảng 4.200 tỷ đồng) từ nguồn vay ODA Nhật Bản, do Công ty TNHH MTV Môi trường và đô thị Huế làm chủ đầu tư, khởi công từ tháng 8-2015 ở khu vực các phường phía Nam sông Hương, TP Huế. 

Mục tiêu dự án nhằm cải tạo, mở rộng hệ thống thoát nước; xây dựng mới và cải tạo hệ thống thu gom, xử lý khoảng 70% lượng nước thải sinh hoạt khu vực nội thị Nam sông Hương; khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải không được kiểm soát và không được xử lý. 

Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thiện vào ngày 28-7-2018. Tuy nhiên đến nay, dự án này vẫn chưa hoàn thành đúng tiến độ cam kết, nhiều tuyến đường được thi công ngổn ngang khiến người dân bức xúc và lo lắng.

Có thể nói, sau gần 3 năm thực hiện dự án cải thiện môi trường nước đã “biến” thành phố Huế thành “đại công trường”, nảy sinh nhiều vấn đề bấp cập. 

Đường Hải Triều, TP Huế được thi công làm dự án cải thiện môi trường nước suốt thời gian dài vẫn chưa hoàn thiện.

Cụ thể, do chủ đầu tư, nhà thầu cho tổ chức thi công một lúc nhiều tuyến đường; chưa chấp hành nghiêm quy định về rào chắn bảo vệ, biển báo, công tác hoàn trả mặt đường chậm; chất lượng mặt đường sau hoàn trả tại một số tuyến đường chính, đường kiệt chưa đảm bảo... gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, sinh hoạt của người dân trong thời gian dài. 

Bên cạnh đó, quá trình thi công nhà thầu chưa phối hợp tốt với chính quyền địa phương, tổ dân phố nơi thực hiện dự án nên việc xử lý các vướng mắc phát sinh không kịp thời. 

Năng lực nhà thầu chính chưa đáp ứng yêu cầu, các nhà thầu hạn chế về tiền mặt, nhân lực, phương tiện thi công không đảm bảo; thiếu kinh nghiệm thi công trong điều kiện, địa hình, địa chất, thời tiết khắc nghiệt. Việc điều chuyển khối lượng thực hiện do chậm tiến độ trong liên danh nhà thầu cũng không được triển khai kịp thời nên một số hạng mục mới được triển khai trong những tháng đầu năm 2018. 

Anh Nguyễn An Vinh, chủ shop thời trang ở đường Bà Triệu, TP Huế còn cho rằng, do ảnh hưởng từ việc thi công dự án nên nhiều hàng quán kinh doanh, cửa hàng của người dân buộc phải đóng cửa. 

“Các hộ kinh doanh chúng tôi đã có đơn kiến nghị gửi UBND phường và đơn vị chủ đầu tư dự án để yêu cầu họ sớm hoàn thiện việc thi công, hoàn trả mặt đường. Mỗi tháng chúng tôi bỏ ra số tiền lớn thuê mặt bằng để kinh doanh nhưng từ khi dự án triển khai, đường sá đào bới ngổn ngang nên buôn bán rất ế ẩm, cả gia đình tôi rơi vào cảnh khó khăn”, anh Vinh than thở…

Tại kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế khóa VII được tổ chức vào trung tuần tháng 7-2018, ông Cái Vĩnh Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế, thẳng thắn nhìn nhận: “Các nhà thầu tổ chức thi công đồng loạt ở nhiều tuyến đường, nhưng lại không bố trí đủ nhân lực, máy móc dẫn đến tình trạng ngổn ngang, chậm hoàn trả mặt đường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đi lại, cuộc sống của người dân...”. 

Qua trao đổi, ông Nguyễn Thanh Tuấn Anh, Giám đốc Ban Quản lý dự án cải thiện môi trường nước TP Huế, cũng thừa nhận, do các nhà thầu hạn chế năng lực, thi công chậm đã dẫn đến dự án không hoàn thiện đúng theo kế hoạch dù có tháng Ban đã ban hành gần 100 văn bản điều hành, đôn đốc. 

Vì thế mới đây, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế và các đơn vị liên quan đã có đánh giá tiến độ để xin Chính phủ gia hạn kéo dài thời gian thực hiện dự án. Dự án đang ở giai đoạn cuối với tiến độ chung đạt 70%, trong đó 3 gói thầu đường ống đạt tiến độ khoảng 80% và hiện Văn phòng Chính phủ đã có văn bản đồng ý kéo dài thời gian hoàn thiện dự án đến ngày 31-12-2020.  

Anh Khoa

Ngày 21/4, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950-21/4/2025); Hội nghị toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam năm 2025 và sơ kết 4 năm thực hiện Quyết định số 558/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, báo chí.

Liên quan đến vấn đề xử lý nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật hiện nay, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn - NSND Xuân Bắc và Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử Lê Quang Tự Do đã có những trao đổi cụ thể trong buổi họp báo thường kỳ quý I năm 2025 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vào chiều 21/4, tại Hà Nội.

Sau gần 1 tháng xét xử và nghị án, sáng 21/4, HĐXX phúc thẩm, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã tuyên giảm mức án cho bị cáo Trương Mỹ Lan từ chung thân xuống 30 năm tù, giữ nguyên  hình phạt 12 năm tù về tội “Rửa tiền” và 8 năm tù tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Chiều 21/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa khởi tố các bị can: Huỳnh Bá Phúc (SN 1961); Ngũ Thế Nghĩa (SN 1984, cùng ngụ phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ); Nguyễn Hữu Khoa (SN 1977, ngụ phường Lê Bình, quận Cái Răng, TP Cần Thơ) về hành vi “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Sáng 21/4, tại TP Hạ Long, Công an tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ phát động phong trào thi đua học tập tấm gương dũng cảm hy sinh “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” của Liệt sĩ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải, cán bộ Phòng Cảnh sát ĐTTP về ma túy, Công an tỉnh Quảng Ninh. Đại tá Trần Văn Phúc, Giám đốc Công an tỉnh chủ trì lễ phát động.

Trong vai trò là thành viên Tiểu ban An ninh, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã sớm xây dựng kế hoạch, phân công Phòng Cảnh vệ miền Nam - cơ quan thường trực tại TP Hồ Chí Minh - chủ trì xây dựng phương án, bố trí lực lượng, phương tiện, trang thiết bị nhằm đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối các hoạt động kỷ niệm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.