Dự án khu dân cư cao cấp hơn 10 năm chưa có giấy phép xả thải

09:34 18/10/2020
Dự án khu dân cư Saigon Pearl được đánh giá là một trong những Dự án khu dân cư cao cấp bậc nhất ở TP Hồ Chí Minh do Công ty TNHH Vietnam Land SSG làm chủ đầu tư. Dự án có diện tích hơn 10ha, gồm 3 toà nhà căn hộ chung cư với số lượng khoảng 1.500 căn; khu biệt thự cũ và mới; trường tiểu học quốc tế cùng một khu nhà thương mại và một toà cao ốc căn hộ kết hợp văn phòng, dịch vụ...

Tuy đã lần lượt bàn giao căn hộ cho người dân từ cách đây 12 năm, nhưng theo một báo cáo của Savills - đơn vị được chủ đầu tư thuê quản lý, vận hành dự án vào tháng 8 vừa qua, thì phần giấy phép xả thải và giấy phép đấu nối của dự án vào hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Thành phố được đơn vị này ghi rõ “Không có, do dự án ra đời trước luật quy định”. Với thực trạng này, toàn bộ nước thải của Dự án KDC Saigon Pearl lên đến hơn 1.500 m3/ngày đêm sau khi qua xử lý bước đầu đã được xả thẳng vào sông Sài Gòn. Càng đáng quan tâm hơn khi Trạm xử lý nước thải của Dự án Saigon Pearl nằm trong hành lang bảo vệ sông Sài Gòn. 

Trạm xử lý nước thải của Dự án Saigon Pearl cho biết, ngay từ đầu năm đã thấy có hiện tượng nguồn nước thải đổ về trạm xử lý tăng đột biến. Ngày 18-6, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Công nghệ Việt (Vtech) - đơn vị thầu vận hành hệ thống xử lý nước thải của Dự án Saigon Pearl cũng đã có báo cáo đột xuất gửi Ban quản trị các tòa nhà trong khu dân cư này để thông báo về nguồn nước thải; về tình trạng nước mưa lẫn vào nước thải đổ về trạm xử lý khiến nguồn nước thải chảy về trạm xử lý tăng bất thường lúc không mưa.

Từ kết quả kiểm tra, theo dõi lượng nước thải bơm vào Trạm xử lý trong nhiều tháng liên tiếp, đơn vị vận hành Trạm xử lý khẳng định lượng nước thải tăng cao bất thường. Nguồn nước thải tăng cao này được đơn vị vận hành Trạm xử lý xác định xuất phát từ các khu mới Phase 3A, 3B, trong đó không loại trừ cả nguồn nước thải từ cụm chung cư Opal.

Trước bức xúc của cư dân, ngày 25-6 chủ đầu tư dự án đã có văn bản gửi Ban quản trị các tòa nhà thuộc dự án Saigon Pearl và đơn vị được giao quản lý vận hành dự án là Savills để thông báo đã hoàn thành việc thi công toà nhà Opal, hiện đang tiến hành bàn giao cho cư dân. Chủ đầu tư này cũng cho biết đã hoàn chỉnh việc đấu nối toàn bộ hệ thống nước thải của Dự án Saigon Pearl vào Trạm xử lý nước thải. Đồng thời cả chủ đầu tư dự án, đại diện các chủ sở hữu Tòa Opal giai đoạn 3B cũng đồng ý chia sẻ chi phí liên quan đến xử lý nước thải trong quá trình sử dụng hệ thống chung của dự án.

Dự án khu dân cư Sài Gòn Peal.

Sự việc này đã cho thấy chủ đầu tư đã tự động đấu nối hệ thống nước thải của tòa nhà Opal vào đường ống của Trạm xử lý nước thải chung của Dự án Saigon Pearl mà không thông qua các Ban quản trị tòa nhà. Thời điểm này Vtech cũng lên tiếng cho biết, khi ký hợp đồng với các Ban quản trị tòa nhà trong dự án Saigon Pearl cách đây 3 năm, đơn vị này đã không được cung cấp bản vẽ các hạng mục liên quan của dự án như bản vẽ hệ thống xử lý nước thải; bản vẽ thoát nước thải hoặc giấy phép xả thải nên không thể biết chính xác nước thải từ những nguồn nào đổ vào Trạm xử lý. Vtech chỉ biết hợp đồng qui định quản lý và xử lý các nguồn xả thải từ ba toà nhà chung cư là Ruby, Topaz, Sapphire cùng khu Villas và Phase 3A với tổng lưu lượng nước thải đổ về Trạm xử lý từ 1.000 - 1.200m3/ngày đêm.

Vtech còn thông tin, Trạm xử lý nước thải của cả dự án Saigon Peal được xây dựng với thiết kế đạt công suất 2.000m3/ngày đêm theo tiêu chuẩn cách đây 20 năm, nên nay đã lạc hậu và ko còn phù hợp. Do đó khi tiếp nhận Trạm xử lý nước thải này, Vtech đã đề xuất và được các Ban quản trị tòa nhà chấp nhận cho đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống theo tiêu chuẩn hiện nay và sau cải tạo, công suất Trạm chỉ còn đạt mức xử lý tối đa là 1.500m3/ngày đêm. Theo đại diện Vtech, nếu có thêm tòa nhà Opal đi vào hoạt động, khối lượng nước thải của Dự án Saigon Pearl sẽ vượt 2.000 m3/ngày/đêm.

Vào những ngày mưa, nước thải lẫn nước mưa đổ về trạm xử lý gây dồn ứ cục bộ ở trạm trung chuyển và gây quá tải tại trạm chính, khiến nước thải xả ra môi trường không đạt chuẩn. Trước thực trạng này, Vtech đã liên tục có văn bản đề nghị các Ban quản trị tòa nhà họp, mời đơn vị tư vấn thứ ba vào làm việc để đánh giá lưu lượng xả thải của tòa nhà Opal cũng như thẩm định năng lực xử lý nước thải của trạm để đưa ra biện pháp kịp thời.

Theo báo cáo của Vtech, trường Wellspring đã kết nối hệ thống nước thải vào trạm xử lý từ khi xây dựng và hiện đang bị khóa kết nối. Riêng Trường tiểu học quốc tế ISSP qui mô gần 500 học sinh đến nay vẫn chưa thể xác định được thông tin về đường ống thoát; chưa thể xác định có nối vào trạm hay không.

Bảo Sơn

Ngày 18/4, Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo về đặc xá của Bộ Công an đã có buổi kiểm tra về công tác đặc xá năm 2025 của Công an TP Hồ Chí Minh và các Trại giam Thủ Đức, Phú Hòa, An Phước, Xuân Lộc, Xuyên Mộc và Long Hòa. Tham dự buổi kiểm tra có lãnh đạo một số Cục nghiệp vụ của Bộ Công an, lãnh đạo Công an TP Hồ Chí Minh, Ban Giám thị 6 trại giam…

Hồi 18h30' ngày 17/4, Công an xã Phiêng Ban, huyện Bắc Yên (Sơn La) nhận được thông tin: tại khu vực cầu Suối Sập thuộc bản Tân Ban, xã Phiêng Ban, huyện Bắc Yên (đoạn tiếp giáp với xã Suối Bau, huyện Phù Yên) có 1 bé trai người dân tộc Mông đang ngồi dựa rãnh nước tà ly dương trong tình trạng đói, mệt lả vì say nắng. 

Lực lượng chức năng thu giữ gần 7,2 nghìn thành phẩm sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật; khoảng 20 nghìn tem nhãn các loại; gần 1 nghìn chai nhựa; 300 kg nguyên liệu gồm nắp nhựa, màng siu, thùng nhựa chứa dung dịch chất lỏng cùng nhiều máy móc, dụng cụ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật giả.

Các đối tượng trong vụ án còn liều lĩnh phát hành hợp quy “khống” cho các thang máy, thiết bị sàn nâng người của các công trình xây dựng chung cư cao tầng phục vụ dân sinh. Việc làm trên của các đối tượng là hành vi cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ của người lao động, người sử dụng thiết bị máy móc và người dân.

Dù có trụ sở sản xuất tại Hà Nội, nhưng sữa bột giả đã tung ra khắp các tỉnh, thành khi "hệ sinh thái" của Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group (Công ty Hacofood Group) và Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma (Công ty Rance Pharma) mở các chi nhánh ở nhiều địa phương. Tại Hòa Bình, các công ty này đã đăng ký công bố hàng trăm sản phẩm. Sữa giả không chỉ thuê người nổi tiếng quảng cáo, mà còn được đưa vào cơ sở y tế bán cho người bệnh.

PV Báo CAND băng theo lối mòn đã hằn dấu vết chân người, len giữa những thân cây còn vương nhựa mủ bị cứa bởi rìu, nghe mùi đất mới trộn lẫn với mùi xăng dầu hắt lên từ hốc đá. Rừng Vĩnh Ô, nằm ở Tây Vĩnh Linh (Quảng Trị), nơi từng là vành đai phòng hộ của cả một vùng đầu nguồn, giờ thở dốc dưới những mái lán phủ bạt xanh, những hầm hố khoan sâu vào lòng đất như vết thương không bao giờ lành miệng.

Theo đề xuất, giai đoạn 2016 - 2030 xét đến năm 2035, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh sẽ có 46 dự án năng lượng được đưa vào quy hoạch để xây dựng, bổ sung khoảng 14.500MW vào nguồn điện quốc gia. Tuy nhiên, sau hơn 7 năm kể từ khi dự án điện mặt trời đầu tiên được chấp thuận đầu tư, đến nay trên địa bàn mới chỉ có 2 dự án hoàn thành, đưa vào vận hành thương mại, số còn lại vẫn đang nằm trên giấy.

Vườn Cau Đỏ (nay thuộc Quận 12, TP Hồ Chí Minh) trước đây là vùng chiến khu. 50 năm sau ngày giải phóng, từ vùng ven thuộc Hóc Môn, giờ nơi này đã trở thành đô thị khang trang, hiện đại, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.