Dự án mở rộng hầm đường bộ Hải Vân 2 chậm tiến độ do vướng mặt bằng

07:23 19/06/2018
Sau một thời gian thi công, các hạng mục thi công cầu và đường dẫn thuộc dự án mở rộng hầm đường bộ Hải Vân 2, đoạn qua địa phận tỉnh Thừa Thiên - Huế đang bị chậm tiến độ so với tổng tiến độ dự án được phê duyệt. Nguyên nhân là do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng và người dân địa phương nhiều lần cản trở thi công…


Năm 2016, Bộ GTVT phê duyệt dự án mở rộng hầm Hải Vân 2. Dự án do Công ty CP Đầu tư Đèo Cả làm chủ đầu tư với 2 giai đoạn, có tổng mức đầu tư 7.200 tỷ đồng. Trong đó giai đoạn 2 là mở rộng hầm lánh nạn hiện tại thành hầm giao thông (hầm Hải Vân 2) với quy mô 4 làn xe, mở rộng cầu, đường dẫn 4 làn xe và dự kiến khai thác toàn tuyến vào cuối năm 2020. Đến nay, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã bàn giao hơn 94% mặt bằng cho dự án hầm đường bộ Hải Vân 2.

Riêng phần đường dẫn đầu cầu phía Bắc, các cơ quan chức năng đã hoàn thành thủ tục kiểm đếm, phê duyệt và chi trả đền bù cho 25 hộ dân nằm trong phạm vi tuyến đường dẫn với số tiền hơn 5,3 tỷ đồng… 

Tuy nhiên, theo Ban quản lý (BQL) dự án hầm đường bộ Hải Vân, từ giữa tháng 5-2018 đến nay, tình trạng một số hộ dân địa phương ở thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc bơi thuyền vào khu vực thi công của dự án gây cản trở công tác thi công và mất an toàn lao động.

Các hạng mục dưới nước từ mố A1, trụ P1-P9 và đường dẫn đầu cầu Hải Vân 2 vừa được tái thi công trở lại sau thời gian ngưng trệ cũng bị người dân cản trở. Tình trạng này cộng với vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng khiến việc thi công đường dẫn phía Bắc của dự án mở rộng hầm Hải Vân 2 bị chậm so với tiến độ.

Một số hạng mục thi công dự án hầm đường bộ Hải Vân 2 đang bị chậm tiến độ.

Điều đáng nói, một số hộ dân còn ném đá, dọa đánh công nhân đang thi công tại công trình này nên Công an huyện Phú Lộc phải cắt cử cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ bảo vệ việc thi công, đồng thời tuyên truyền, giải thích đến người dân không nên có hành động trái pháp luật.

Qua tìm hiểu, một số hộ dân ở thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc cho biết:  “Việc thi công nổ mìn, khoan cọc nhồi của dự án hầm đường bộ Hải Vân 2 khiến nhà cửa bị nứt nẻ. Đó là chưa kể đến nhiều lồng cá nuôi của bà con ngư dân nuôi trên đầm Lập An bị chết do ảnh hưởng việc thi công dự án…”.

Thế nhưng, theo BQL dự án hầm đường bộ Hải Vân thì việc nổ mìn thi công hầm Hải Vân 2 cách nhà dân gần 3km và khoan cọc nhồi trên sông gây ảnh hưởng nhà dân là không có căn cứ. “Việc nổ mìn thi công được thực hiện từ tháng 3-2017 nhưng nay người dân lại có khiếu nại là vô lý. Ngoài ra, rung chấn trong lúc thi công được đơn vị thường xuyên đo đạc và các thông số đều nằm trong phạm vi cho phép.

Điều đáng nói, do người dân cản trở và vướng mắc mặt bằng nên đến nay, khối lượng thực hiện hạng mục thi công cầu, đường dẫn hầm Hải Vân 2 đạt khoảng 248/826 tỷ đồng. Trong đó khu vực thi công qua địa phận Thừa Thiên - Huế đạt 22%, chậm khoảng 15% so với tổng tiến độ dự án được phê duyệt”, đại diện BQL dự án hầm đường bộ Hải Vân thông tin…

Ngay sau khi BQL dự án hầm đường bộ Hải Vân có văn bản yêu cầu giải quyết các vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng dự án, mới đây, ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã yêu cầu UBND huyện Phú Lộc phối hợp với UBND thị trấn Lăng Cô và các lực lượng chức năng tổ chức đối thoại trực tiếp với người dân để tuyên truyền, giải thích về cơ chế, chính sách nhằm giúp người dân hiểu, chấp hành theo quy định pháp luật.

Đồng thời yêu cầu huyện phối hợp với cơ quan chức năng có phương án giải quyết kiến nghị về đơn giá đền bù nhà, di dời bố trí tái định cư cho các hộ bị ảnh hưởng, không đảm bảo an toàn dọc QL1A phía Bắc cầu Lăng Cô, đảm bảo hoàn thành công tác giải phóng, bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư tổ chức thi công trước ngày 15-7.

Bên cạnh đó, lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng yêu cầu UBND huyện Phú Lộc phối hợp với các cơ quan kiểm tra thực tế để giải quyết các đơn thư phản ánh của người dân liên quan đến việc nứt nhà. 

Yêu cầu chủ đầu tư Công ty CP Đầu tư Đèo Cả phối hợp, chỉ đạo các nhà thầu tăng cường công tác thi công nhằm đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện các hạng mục đã bàn giao mặt bằng dưới nước, sớm hoàn trả lại mặt nước đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường để người dân có kế hoạch tổ chức sản xuất, nuôi trồng thủy hải sản.

Anh Khoa

Sau bao năm sống trong những ngôi nhà tạm bợ, dột nát, giờ đây hàng nghìn hộ dân ở Đắk Lắk đã có được những căn nhà mơ ước. Những căn nhà không chỉ nhận được sự hỗ trợ, quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhà hảo tâm mà ở đó, còn có những giọt mồ hôi, những tình cảm sâu sắc của hàng nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ ở địa phương...

Bộ Công an đã xác định “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” là tổ chức khủng bố, phản động lưu vong. Mặc dù thời gian qua, nhiều đối tượng tham gia tổ chức này đã bị cơ quan Công an xử lý nghiêm nhưng vì sự mù quáng, sự ảo tưởng nên nhiều đối tượng khác vẫn bất chấp pháp luật để móc nối, viết đơn xin gia nhập vào tổ chức này.

Mỗi dịp tháng Ba về, ký ức của trận đánh Đức Lập vào rạng sáng 9/3/1975, trận đánh mở màn cho Chiến dịch Tây Nguyên, mở đầu cho Chiến dịch Hồ Chí Minh để đưa đất nước đến ngày thống nhất lại ùa về trong tâm trí của những cựu chiến binh từng vinh dự tham gia trận đánh. Với họ, niềm vui giải phóng, hạnh phúc hoà bình, vẫn mãi in sâu trong tâm trí mỗi người…

Ngày 1/4, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết, đơn vị vừa nhận được phản hồi từ người dân là anh Hoàng Thanh Bình (trú ở 289 Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội) về việc CBCS kịp thời giúp đỡ con anh là cháu Hoàng Quý A. bị lạc đường về với gia đình.

“Ngày giải phóng” là cách gọi mà Tổng thống Donald Trump đặt cho thời điểm Mỹ sẽ bắt đầu áp dụng thuế quan đối ứng nhắm đến tất cả các quốc gia. Theo dự kiến, thuế đối ứng sẽ được Nhà Trắng công bố vào ngày 2/4 tới. Các nhà kinh tế nhận định, động thái này là cao trào của chính sách thương mại “Nước Mỹ trên hết” - sắc lệnh hành pháp mà ông Trump đã ký ngay trong ngày đầu nhậm chức, với mục tiêu khôi phục lĩnh vực công nghiệp sản xuất của Washington.

Những nữ tuyển thủ bóng chuyền như Bích Tuyền, Thanh Thúy có nhiều cơ hội xuất ngoại. Khi họ lọt vào tầm ngắm của các tuyển trạch viên nước ngoài thì vấn đề chỉ nằm ở quyết định có sẵn sàng thử sức hay không.

Hòa Tú 1 là xã căn cứ kháng chiến của huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Nơi trước năm 1975 là vùng “bom cày, đạn xới” không chỗ nào không có dấu vết tàn phá khốc liệt của kẻ thù. Nhưng giờ đây, vùng đất này đã “thay da đổi thịt”. Từ vùng “đất chết”, Hòa Tú 1 trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu (NTMKM)…

Với những phạm nhân (PN) đang trên hành trình chấp hành án, việc được gặp gỡ người thân, ăn bữa cơm thân tình, được nghe chia sẻ về con đường hoàn lương của những PN cũ... đều là những khoảnh khắc, dấu ấn quý giá, giúp họ có thêm động lực phấn đấu, yên tâm cải tạo tốt, sớm được giảm án...

 Đường dây đánh bạc và tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề với quy mô hàng nghìn tỷ đồng, do "Tuấn chợ Gốc" cầm đầu, điều hành dưới vỏ bọc doanh nghiệp, doanh nhân thành đạt, hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực, trong đó có hoạt động từ thiện đã bị Công an tỉnh Thái Bình triệt phá; hàng chục đối tượng khác bị bắt giữ.

Môn võ Thuỷ Pháp có một lịch sử hình thành vô cùng độc đáo khi do một võ sư người Việt Nam sáng lập ra tại Bỉ, với triết lý sâu sắc đã lôi cuốn không ít võ sinh ngoại quốc tham gia tập luyện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.