Dự án nghìn tỷ vướng cảnh “trở đi mắc núi, trở lại mắc sông”

09:20 16/10/2017
Dự án Metro Bến Thành – Suối Tiên của TP Hồ Chí Minh đang gây chú ý vì lâm vào thế kẹt: Nếu dừng lại thì ảnh hưởng đến quan hệ với đối tác Nhật Bản cho vay ODA và lãng phí hàng nghìn tỷ đã đầu tư, nhưng tiếp tục giải ngân thì vướng trần ODA của kế hoạch đầu tư công trung hạn, và cao hơn là trần bội chi ngân sách, trần nợ công. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng: Tồn tại của dự án nếu không giải quyết được sẽ thành vấn đề lớn. 


Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, dự án được phê duyệt năm 2007 với dự toán ban đầu là 17.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến 2011, TP Hồ Chí Minh đề nghị tăng thêm 30.000 tỷ đồng lên 47.000 tỷ (đại diện thành phố lý giải do đơn vị tư vấn cho rằng thiết kế cũ chưa phù hợp, nên dự án bị tăng vốn gần gấp 3). Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Phó Thủ tướng lúc đó là đương kim Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải đã ủy quyền lại cho TP Hồ Chí Minh phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh, và TP Hồ Chí Minh đã phê duyệt.

Tuy nhiên, theo Luật Đầu tư công, dự án với tổng mức đầu tư này thuộc danh mục công trình quan trọng Quốc gia, nên phải báo cáo Quốc hội. “Vướng mắc lớn nhất hiện nay là chưa có ý kiến Quốc hội về phê duyệt tổng mức đầu tư; chưa có sự đồng thuận giữa Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, và TP. Hồ Chí Minh về cơ chế vay lại, vì với tổng mức đầu tư 17.000 tỷ thì tỷ lệ vốn cấp phát từ Trung ương đã bố trí đủ, nhưng đối với phần tăng thêm 30.000 tỷ thì chưa rõ” – Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh. Ông cũng cho biết: Tháng 11 vừa qua, Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo Quốc hội về vấn đề này, nhưng đến nay vẫn chưa có ý kiến của Quốc hội.

Về điều này, cả Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đều khẳng định: Quốc hội chưa nhận được bất cứ tài liệu nào liên quan đến dự án này.

Hiện chưa có đề xuất chính thức nào để giải quyết vấn đề dự án Bến Thành – Suối Tiên.

Ngoài vấn đề về trình tự, thủ tục như đã nêu, dự án còn “vấp” một yếu tố quan trọng khác là trần giải ngân ODA theo kế hoạch đầu tư công trung hạn và cao hơn nữa là bội chi ngân sách và trần nợ công. Trước đó, tại phiên giải trình về đầu tư công do Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính – Ngân sách tổ chức ngày 2-10, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thanh Liêm cũng đã có kiến nghị về vấn đề này.

Ông Liêm cho biết TP Hồ Chí Minh đã giải ngân 97% khoản 2.119 tỷ đồng được Bộ Kế hoạch & Đầu tư phân bổ, nhưng vẫn thiếu tiền khiến dự án đình trệ, chậm tiến độ. TP Hồ Chí Minh đã ứng thêm 500 tỷ cho nhà đầu tư, nhưng tháng 10 phải giải quyết 500 tỷ nữa là 1.000 tỷ và từ nay đến cuối năm toàn bộ vốn này 3.300 tỷ. Thủ tướng đã có chỉ đạo ứng vốn trong kế hoạch đầu tư trung hạn 2016 - 2020. TP đề nghị Trung ương tiếp tục tạm ứng và cấp phát vốn 3300 tỷ từ nay đến cuối năm để trả cho nhà đầu tư, vì liên quan đến hiệp định vay với Nhật Bản và tiến độ của dự án.

Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ nếu giải ngân khoản này sẽ đụng đến trần giải ngân ODA đã được phê duyệt trong kế hoạch đầu tư công trung hạn. Nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Bùi Quang Vinh cũng cho biết ông “rất băn khoăn” với dự án này. “ODA đã vay rồi, ký kết giải ngân rồi, nhưng trần của chúng ta chỉ giải ngân 300.000 tỷ ODA trong giai đoạn 2016 – 2020.

17.000 tỷ đồng là rất ít so với cái TP Hồ Chí Minh cần để xây dựng dự án, nhưng đưa lên nữa thì nợ công lại tăng lên, bội chi tăng lên, nên giải ngân khoản đó là phải dừng lại, để dự án dở dang và không hiệu quả, dù tiền nhà tài trợ vẫn còn. Nếu giải ngân theo tiến độ dự án và tiến độ cấp vốn của nhà tài trợ thì một lèo xong ngay, nhưng lại vướng Hiến pháp 2013 (quy định mọi khoản chi đều phải có dự toán trước). Trần giải ngân ODA không biết nới rộng bằng cách nào để đỡ lãng phí” – ông Vinh chia sẻ.

Dự án này chỉ là một trong số nhiều vướng mắc có liên quan đến Kế hoạch Đầu tư công trung hạn cũng như Luật Đầu tư công đã được các cơ quan của Quốc hội về Chính phủ tính đến để gỡ thế bí cho giải ngân đầu tư công. Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã kê ra 11 nhóm vấn đề vướng mắc chủ yếu để đề nghị sửa luật, như: Về phân loại dự án, tiêu chí phân loại dự án nhóm A (Luật quy định dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt, dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh là dự án nhóm A không phân biệt tổng mức đầu tư, dẫn đến nhiều dự án có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản được đầu tư ở Huế chẳng hạn, vẫn phải trình Thủ tướng quyết định, qua nhiều cấp thẩm định); về phê duyệt chủ trương đầu tư dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư - tổng mức đầu tư rất lớn nhưng phần vốn nhà nước tham gia nhỏ vẫn phải Thủ tướng phê duyệt; về thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư có sử dụng vốn ngân sách cấp tỉnh do cấp huyện, cấp xã quản lý (nếu dự án sử dụng vốn ngân sách cả 3 cấp sẽ phải phê duyệt chủ trương đầu tư 3 lần dù nội dung như nhau...). Hay về việc HĐND phê duyệt dự án nhóm B và nhóm C do địa phương quản lý, nhưng HĐND chỉ 2 kỳ/năm, dẫn đến chậm trễ...

Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại cho rằng Luật Đầu tư công không phải gốc rễ của các vướng mắc. Theo rà soát của một đại biểu đến từ Bộ Quốc phòng, từ khi có chủ trương đầu tư đến lúc khởi công dự án phải qua 10 bước: có những bước 50 ngày, có bước 133 ngày... nên nhanh nhất cũng phải 1 năm mới hoàn thiện thủ tục và còn dính dáng đến ít nhất 5 luật, như Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai, Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Doanh nghiệp... Do đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển lưu ý Bộ Kế hoạch & Đầu tư phải thận trọng khi sửa luật, vì có thể phá vỡ toàn bộ hệ thống pháp luật, trong khi vướng mắc có thể lại ở luật khác.

Vũ Hân

Kể từ năm 2025, các trường đại học (ĐH) phải quy đổi điểm tương đương giữa các phương thức xét tuyển về thang chung. Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu quy tắc quy đổi tương đương phải đơn giản, dễ hiểu, thuận lợi cho việc áp dụng, đồng thời việc quy đổi phải có căn cứ khoa học và thực tiễn.

Từ đầu tháng 3 đến nay, tại sân bay quân sự Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), các phi công lái máy bay trực thăng Mi-8 và Mi-17, Yak-130 và Su-30MK2 đang tích cực luyện tập chuẩn bị cho màn trình diễn đặc biệt trong buổi lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) tại TP Hồ Chí Minh.

Hà Nội là một trong những đô thị đầu tiên áp dụng camera tích hợp AI giám sát, xử phạt hành vi đổ rác không đúng giờ, không đúng nơi quy định. Sau một tháng thực hiện dùng camera giám sát hành vi đổ rác không đúng nơi quy định tại 4 quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, người dân đã có biến chuyển ý thức bước đầu. 

Sau 1 tháng tiếp nhận nhiệm vụ mới, với sự nỗ lực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tận tâm trong công việc, các cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Phòng Hồ sơ nghiệp vụ Công an TP Huế đã bắt nhịp và thực hiện tốt công tác giải quyết hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP). Nhiều người dân sau khi được tận tình hướng dẫn làm thủ tục đã viết những lá thư cảm ơn gửi đến Phòng Hồ sơ nghiệp vụ Công an TP Huế.

Chiều 2/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau bắt tạm giam, khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Nguyễn Việt Triều, Phó Chi cục trưởng Chi cục biển, hải đảo và kiểm ngư tỉnh Cà Mau và Huỳnh Văn Đẳng, Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm tàu cá - Chi cục thủy sản và chăn nuôi thú y (đều thuộc Sở NN&MT) về hành vi nhận hối lộ.

Israel chính thức khước từ đề nghị ngừng bắn với phong trào Hamas ở Dải Gaza và tiếp tục chiến dịch tấn công trên bộ với mục tiêu mở rộng "khu vực an ninh", động thái buộc người Palestine sinh sống tại đây tiếp tục phải di dời và đối mặt nguy cơ thương vong thường trực.

Từ đầu năm đến nay, Công an thành phố Cần Thơ đã phát hiện, ngăn chặn, xử lý 61 trường hợp lợi dụng quyền tự do ngôn luận dùng mạng xã hội đăng tải những nội dung xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước, xúc phạm danh dự, uy tín cá nhân, tổ chức...

Sau một thời gian lắng xuống, thời gian gần đây, hàng loạt cơ sở thu mua, chế biến nguyên liệu gỗ rừng trồng trái phép trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đồng loạt hoạt động trở lại, bất chấp các quy định của pháp luật.

Theo thống kê, trên địa bàn TP Hải Phòng hiện có 24 dự án sử dụng vốn ngân sách đang trong tình trạng tồn đọng, dừng thi công, chậm tiến độ… gây thất thoát, lãng phí. Trước thực trạng này, UBND TP Hải Phòng đã có văn bản yêu cầu rà soát toàn bộ, xem xét xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, tổ chức để dự án, công trình chậm tiến độ kéo dài.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.