Gặp khó vì mua đất đấu giá chưa hoàn thiện hạ tầng

07:11 08/07/2020
Đến khi trúng đấu giá tại khu đất Đồng Đống Chuối 1 – Đồng Đống Quan (giai đoạn 1), thuộc phường Hùng Vương, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng, người dân kiểm tra ngoài thực địa mới ngã ngửa khi biết một số hạng mục chưa hoàn thành. Trong khi đó, đây là Dự án đấu giá để giao đất có thu tiền sử dụng đất nên bắt buộc chủ đầu tư phải hoàn thiện cơ sở hạ tầng.


Không thực đúng cam kết

Theo Quyết định của UBND quận Hồng Bàng về việc đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ) tại khu đất Đồng Đống Chuối 1 – Đồng Đống Quan (giai đoạn 1), thuộc phường Hùng Vương, có 164 lô, với tổng diện tích hơn 16 nghìn m2.

Trong 2 ngày 27 và 28/12/2019, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản (Sở Tư pháp Hải Phòng) tổ chức cuộc đấu giá theo hình thức bỏ phiếu gián tiếp. Kết quả theo báo cáo của Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Hồng Bàng là thành công, với tổng giá trị QSDĐ cao hơn tổng giá khởi điểm là hơn 150%.

Tuy nhiên, trong khi địa phương báo cáo thành công thì nhiều người trúng đấu giá khi được giao đất ngoài thực địa mới biết hạ tầng kỹ thuật của Dự án chưa hoàn thành.

Một người trúng đấu giá là anh Bùi Văn Ng., cho biết, anh đã trúng đấu giá 2 lô đất. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, anh Ng. gặp nhiều khó khăn trong công việc nên mới hoàn thành nghĩa vụ tài chính được 1 lô, còn lại 1 lô không còn khả năng tài chính để thanh toán. Đến nay anh Ng. phải rao bán lô đất trúng đấu giá của mình, nhưng do hệ thống cấp điện, nước và đường sá của khu đất trúng đấu giá chưa được hoàn thiện nên nhiều người đã đồng ý mua rồi lại đánh tháo…

Khu đất đã đấu giá xong nhưng hạ tầng kỹ thuật vẫn chưa hoàn thiện.

Tương tự, anh Nguyễn Văn K. tham gia với mục đích đầu tư nên đã trả giá tương đối cao và đã trúng được một số lô đất tại đây. Anh K. lo lắng cho biết có nguy cơ mất trắng hàng tỷ đồng tiền đã đặt cọc trước khi tham gia đấu giá theo quy định. “Thà chỉ mất vài trăm triệu tiền đặt cọc còn hơn bây giờ nộp thêm hàng tỷ đồng vào mà không biết đến bao giờ chủ đầu tư mới hoàn thiện hạ tầng để có giao dịch được” – anh K. chia sẻ.

Còn với ông Hoàng Văn C., là người dân địa phương có nhu cầu nhà ở, khi tham gia đấu giá đã trúng được 1 lô. Khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, gia đình ông C. chuẩn bị xây nhà để chuyển về ở thì mới biết Dự án còn một số hạng mục, như điện và nước chưa hoàn thành. Theo ông C., khi ông kiến nghị thì nhận được câu trả lời rằng chủ đầu tư đã có phương án dự phòng, hộ dân nào có nhu cầu sẽ được đấu nối… tạm để sử dụng.

Ông C. bức xúc phản ánh, trước khi tổ chức đấu giá, chủ đầu tư cam kết hoàn thành hạ tầng kỹ thuật nên chúng mới chấp nhận bỏ giá cao hơn so với giá đất nền đang giao dịch trong dân. Theo đó người trúng đấu giá sẽ được hưởng toàn bộ hạ tầng kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt đúng như quy hoạch…

Do xin được “cơ chế đặc thù”(?)

Quyết định số 3015, ngày 4/12/2019 của UBND TP Hải Phòng phê duyệt giá đất cụ thể và giao đất cho UBND quận Hồng Bàng đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ đấu giá QSDĐ tại khu Đồng Đống Chuối 1 – Đồng Đống Quan (giai đoạn 1). Theo đó UBND quận Hồng Bàng phải chịu trách nhiệm hoàn thiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng toàn bộ khu đất theo quy hoạch và dự án đầu tư đã được phê duyệt.

Nội dung Quyết định số 3015 cũng nêu rõ, UBND quận Hồng Bàng chỉ được tổ chức thực hiện đấu giá QSDĐ sau khi đã hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật theo đúng quy hoạch đã được duyệt, đảm bảo việc kết nối hạ tầng kỹ thuật, bao gồm cao độ nền, hệ thống giao thông, cấp thoát nước, điện… cho người trúng đấu giá quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật.

Trả lời phóng viên Báo CAND, ông Đặng Công Đỉnh, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Hồng Bàng thừa nhận đến nay còn chậm cung cấp điện, nước cho nhân dân về xây dựng. Nguyên nhân được ông Đỉnh giải thích là do vào thời điểm cuối năm, thành phố gấp rút việc tăng thu ngân sách, nên UBND quận Hồng Bàng xin “cơ chế đặc thù”. Theo đó địa phương được thực hiện song song, vừa tổ chức đấu giá, vừa hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là Quyết định số 3015 của UBND TP Hải Phòng yêu cầu UBND quận Hồng Bàng chỉ được tổ chức thực hiện đấu giá QSDĐ sau khi đã hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật, sau đó lại tạo “cơ chế đặc thù” cho quận Hồng Bàng, có mâu thuẫn hay không? Đồng thời phóng viên đề nghị được cung cấp văn bản đề xuất của UBND quận Hồng Bàng và chấp thuận của UBND TP Hải Phòng cho thực hiện theo “cơ chế đặc thù”, nhưng ông Đỉnh từ chối vì chưa có ý kiến của lãnh đạo.

Chúng tôi tiếp tục liên hệ với ông Trần Quang Hưng, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Hồng Bàng, ông Hưng từ chối trả lời và “đẩy” cho ông Phó Giám đốc là ông Đặng Công Đỉnh. Khi phóng viên liên hệ lại thì ông Đỉnh cho biết, ông không tham dự cuộc họp này nên không biết…

Có thể nói, việc đấu giá đất ở khi chưa hoàn thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật là không đúng với quy định của pháp luật. Hệ quả của nó không chỉ khiến người mua đất “dở khóc, dở cười” mà nó ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị các lô đất được tổ chức đấu giá, gây thiệt hại cho nguồn thu ngân sách.

Cụ thể ngay tại Dự án trên, mặc dù theo báo cáo là thành công nhưng đó chỉ là kết quả sau khi đấu giá, còn đến nay do hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện làm giá trị các lô đất giảm đi. Vì vậy mà đến nay UBND quận Hồng Bàng đã phải ra Quyết định hủy kết quả trúng đấu giá hàng chục lô đất, do nhiều người trúng đấu giá không thực hiện nghĩa vụ tài chính, chấp nhận mất tiền đặt cọc.

Báo CAND sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.

V. Huy

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Chủ “phường”, “hụi” thường xây dựng hình ảnh về bản thân, gia đình có cuộc sống giàu sang, hàng tháng trả lãi cao, đúng hẹn, tạo vỏ bọc uy tín… Điều này đánh vào tâm lý tin tưởng trao gửi tài sản của những người tham gia, họ không mảy may nghi ngờ.

Ngày 7/11, Cục Cảnh sát hình sự (CSHS) Bộ Công an cho biết vừa phối hợp với Công an tỉnh Tiền Giang và các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an triệt phá một băng nhóm tội phạm nguy hiểm. Băng nhóm này không chỉ tàng trữ vũ khí quân dụng mà còn tổ chức các hoạt động đánh bạc phức tạp, quy tụ hàng chục đối tượng và gây nhiều hệ lụy cho xã hội.

Ông Patrick Turner - người đứng đầu văn phòng đại diện của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Thủ đô Kiev, hôm 5/11 đã đến Ukraine để bắt đầu công việc và gặp Bộ trưởng Quốc phòng nước này Rustem Umerov.

Ngày 7/11, Công an huyện Cát Tiên (Lâm Đồng) vẫn đang phối hợp với các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ khoảng 2,5ha cây sầu riêng của gia đình bà Vũ Thị Phượng, thôn Ninh Hậu, xã Nam Ninh, bị kẻ gian cưa đổ.

Dù các hãng hàng không đã tăng cường khai thác, đưa ra biện pháp nhằm giảm áp lực giá vé trong dịp Tết năm 2025 nhưng giá vé máy bay vẫn tăng mạnh. Nhiều người dân thất vọng vì mua vé sớm cũng không tìm được giá rẻ.

Chiều 6/11, tại buổi họp cung cấp thông tin về Hội chợ Dược liệu, y dược cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu toàn quốc lấn thứ 2 năm 2024 do Bộ Y tế tổ chức, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Minh Ngọc, Phó Cục trưởng Cục Quản lý y, dược cổ truyền cho biết, hội chợ được tổ chức từ ngày 21- 23/11, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) số 799 Nguyễn Văn Linh, quận 7, TP Hồ Chí Minh.

Sau trận bão lớn gây thiệt hại nặng nề, các làng trồng đào, quất ở Nhật Tân và Tứ Liên (Hà Nội) đang nỗ lực khôi phục vườn cây để kịp cung cấp cho thị trường Tết Nguyên đán. Dù thời gian gấp rút nhưng người nông dân vẫn ngày đêm chăm sóc, phục hồi những cây đào, quất bị ngập úng, gãy đổ; hy vọng mang đến một mùa Tết trọn vẹn.

Là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam nên TP Tam Kỳ tập trung mật độ dân cư và lưu lượng phương tiện tham gia giao thông đông đúc. Lợi dụng đặc điểm này, một bộ phận thanh, thiếu niên thiếu hiểu biết, hoặc biết nhưng coi thường pháp luật, cố ý vi phạm pháp luật về giao thông, gây nguy hiểm chính bản thân mình và cho người khác khi tham gia giao thông.

Đến cuối tháng 10/2024, tỉnh Thanh Hóa đã giải ngân được hơn 9.300 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 65,9% kế hoạch vốn phân bổ, đứng thứ 4 cả nước. Tuy nhiên, để hoàn thành nhiệm vụ giải ngân 100% nguồn vốn này, từ nay đến cuối năm, các chủ đầu tư, đơn vị thi công đang “chạy nước rút”, nỗ lực tháo gỡ nhiều “nút thắt” quan trọng mới đạt mục tiêu đề ra.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文