Vụ hai bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện Trí Đức sau gần hai tháng vẫn chờ kết luận

08:54 16/02/2017
Gần 2 tháng trôi qua sau vụ 2 nạn nhân tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức (219 Lê Duẩn, Hà Nội), cả 2 gia đình vẫn chưa thể nguôi ngoai trước tai họa đột ngột ập tới. Họ càng day dứt hơn khi vẫn mơ hồ về nguyên nhân dẫn đến cái chết của người thân.


Chiều 15-2, chị Vũ Hà Phương quay trở lại khu trọ để giải quyết một số việc sau khi làm lễ cúng 49 ngày cho chồng – anh Hoàng Văn Trấn (SN 1982) ở xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. 

Anh Trấn tử vong ngày 25-12-2016 khi đến Bệnh viện Trí Đức cắt amidal. Căn nhà chưa được 20m² trong ngõ nhỏ của phố Tân Mai là nơi thuê trọ của cả gia đình gồm 4 đứa con và 2 vợ chồng chị.

Chị Phương chạnh lòng khi nhắc đến người chồng xấu số: “Vợ chồng em thuê trọ ở đây vừa gần chợ đầu mối, vừa gần chợ Tân Mai để tiện lợi buôn bán. Chúng em đưa luôn cả mấy đứa con lên học. Anh ấy vốn có sức khỏe tốt, sau khi đau họng thì đi khám và được các bác sỹ Bệnh viện Trí Đức chỉ định cắt amidal. Bác sỹ cũng bảo chỉ là tiểu phẫu, đơn giản thôi, nhưng nào ngờ lại xảy ra sự việc nghiêm trọng như thế. Lúc anh ấy mất, con út nhà em mới được 1 tháng mấy ngày”.

Sau cú sốc, chị Phương bị mất sữa, con nhỏ phải nuôi hoàn toàn bằng sữa ngoài. Sự ra đi bất ngờ của anh Trấn đã để lại hậu quả nặng nề về tâm lý và việc học tập của những đứa con. Đứa nhỏ thì chưa hiểu gì nhưng 3 đứa lớn, nhất là cô con gái 13 tuổi bị sốc nặng. 

Hai nạn nhân tử vong cùng ngày 25-12-2016 Bệnh viện Đa khoa Trí Đức.

Giờ đây, bà mẹ góa bụa ở tuổi 32 buộc trở thành chỗ dựa về cả tinh thần lẫn cơm áo cho gia đình. Ở gia đình bên nội, trước đây anh Trấn cáng đáng mọi việc, giờ gánh nặng dồn cả lên vai chị.

Chị Phương tâm sự: “Em cũng chẳng giấu, bố mẹ chồng em bị hai cú sốc lớn. Anh trai cả của chồng em cũng đã mất vì tai nạn vào năm 2002, giờ lại mất con trai út là chồng em. Gia đình chỉ còn người con gái thứ hai nhưng hoàn cảnh cũng rất vất vả”.

Những ngày này, chị Phương vẫn chưa quay trở lại công việc cũ được, lúc chăm con nhỏ ở nhà, lúc lại phải vượt 40 cây số đến chỗ trọ để gặp các con lớn. Những đứa con chị phải trở lại trường học, người ở cùng chăm sóc chúng hiện nay là em trai chị Phương.

Chị Phương viết đơn cầu cứu Bộ trưởng Bộ Y tế.

Đang rất đau khổ với cảm giác mất mát to lớn, chị Phương còn mang thêm sự trăn trở, bức xúc khi nguyên nhân cái chết của chồng vẫn chưa được sáng tỏ nên chị đã gửi đơn đến Báo CAND. Chiều 15-2, tôi gặp chị ở nhà trọ, chị cho tôi xem lá đơn cầu cứu Bộ trưởng Bộ Y tế trên tay, hy vọng Bộ trưởng sẽ giúp chị giải đáp thắc mắc, sớm làm rõ sự thật.

Một trong hai nạn nhân cũng bị tử vong trong ngày 25-12-2016 tại Bệnh viện Trí Đức là chị Quách Thị Mai Phương (SN 1979, ở 92 Phó Đức Chính, quận Ba Đình, Hà Nội). Chị Phương đến Bệnh viện Trí Đức để phẫu thuật tuyến giáp và tử vong cùng ngày với anh Trấn.

Tâm sự với phóng viên Báo CAND, chị Quách Thị Phương Thanh, em gái chị Phương xót xa: “Chị tôi ra đi để lại hai con nhỏ. Đây là mất mát lớn cho gia đình tôi và đặc biệt là các cháu. Thế nhưng, từ ngày chị tôi mất đến nay, bệnh viện chưa trả lời và nói rõ nguyên nhân tại sao chị tôi tử vong sau khi tiêm thuốc”.

Chị Thanh cũng cho biết, sau thời gian quá lâu mà chưa nhận được trả lời từ phía Bệnh viện Trí Đức và các cơ quan chức năng, chị cũng đã làm đơn gửi Bộ trưởng Bộ Y tế, hy vọng Bộ trưởng nhận được thư và sớm giải quyết. 

Cả hai nạn nhân đều tử vong sau khi các bác sỹ Bệnh viện Trí Đức tiến hành gây mê để thực hiện ca phẫu thuật. Tuy nhiên, sau đó bệnh viện phải chuyển các nạn nhân đến Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu nhưng không kịp. Sau khi sự việc xảy ra, Sở Y tế Hà Nội cho biết thông tin ban đầu hai nạn nhân tử vong do sốc phản vệ.

Chiều 14-2, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, vụ việc này đang được cơ quan Công an điều tra theo quy trình tố tụng. Chúng tôi cũng liên lạc với Đại tá Đinh Huy Hoàng, Trưởng Công an quận Hai Bà Trưng qua điện thoại, ông cho biết, cơ quan Công an đang chờ kết luận giám định của Hội đồng giám định Bộ Y tế và sẽ sớm có kết luận về vụ việc. 

Việt Hà

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文