Giả mạo bác sĩ bệnh viện lớn để quảng cáo chữa bệnh

07:59 22/08/2019
Có nhiều trang web còn giả mạo cả thương hiệu bệnh viện lớn để quảng cáo bán thuốc, bán sản phẩm làm đẹp… gây hiểu lầm cho người bệnh.

Những tên tuổi của giáo sư, bác sĩ đầu ngành về phẫu thuật thẩm mỹ đã được một số cơ sở spa, thẩm mỹ giả danh tung ra quảng cáo để thu hút khách xuất hiện liên tục trên mạng xã hội. Đặc biệt có nhiều trang web còn giả mạo cả thương hiệu bệnh viện lớn để quảng cáo bán thuốc, bán sản phẩm làm đẹp… gây hiểu lầm cho người bệnh.

Lĩnh vực làm đẹp lâu nay được xem là một ngành “hot”, ngày càng nhiều spa, cơ sở thẩm mỹ mọc lên. Để thu hút khách hàng, ngoài quảng cáo “bốc trời”, một số facebook đã lợi dụng hình ảnh, tên tuổi bác sĩ ở một số BV lớn dưới nhiều hình thức để lôi kéo khách hàng. 

GS Trần Thiết Sơn, Trưởng Khoa Phẫu thuật Tạo hình, BV Xanh Pôn gần đây đã lên tiếng về việc hình ảnh và tên tuổi của mình bị một số cơ sở thẩm mỹ mạo danh dưới hình thức hợp tác. Chẳng hạn, trên một facebook quảng cáo về một cơ sở thẩm mỹ viện ở Hài Phòng, nói rằng mời GS Trần Thiết Sơn về mổ cho khách hàng, lúc nào khách hàng vào phòng mổ sẽ được gặp giáo sư. 

GS Trần Thiết Sơn khẳng định mình không hợp tác với thẩm mỹ viện nào và cũng không bao giờ mổ cho khách hàng mà không gặp, thăm khám trước. Hơn thế nữa, một số trang mạng hay facebook còn lợi dụng hình ảnh và danh tiếng của ông để quảng cáo, tư vấn về bệnh nam khoa… 

BS Phạm Thị Việt Dung, Khoa Phẫu thuật – Tạo hình, BV Xanh Pôn cũng cho biết, chị cũng bị “trộm” tên, hình ảnh, bằng cấp để lập facebook mạo danh tên tuổi của chị. Có khách hàng tưởng đó là facebook của chị đã nhắn tin, sau đó facebook này yêu cầu khách hàng gửi ảnh ngực, bụng, mặt... “Tôi không hiểu họ có mục đích gì”- BS Dung cho biết. BS Phạm Thị Việt Dung có tên tuổi trong giới phẫu thuật thẩm mỹ, vì thế khi bị sử dụng hình ảnh, danh tiếng để quảng cáo trên facebook, chị đã vài lần phải lên mạng thông tin để mọi người biết và cảnh giác.

Gần đây, trên mạng xã hội còn đăng nhiều thông tin về việc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (BV 108) có bán, kiểm nghiệm thuốc điều trị bạc tóc, thuốc trị nám, sản phẩm làm đẹp, các cơ sở khám, chữa bệnh mang danh Viện 108… 

Trên một trang web còn đưa cả tên bác sĩ PGS.BS Trần Quang Đức, Phòng khám Quân đội 108 chữa bạc tóc, rụng tóc; hay trực tiếp BS Quân y 108, Khoa Phẫu thuật Viện 108 Hà Nội – cơ sở Sài Gòn thực hiện đánh thức tuổi xuân của phụ nữ U40, U50 bằng các loại kỹ thuật như: cắt mí, loại mỡ xóa nhăn vùng mắt (4 triệu), căng da mặt, xóa nhăn rãnh cười (6 triệu), cắt bỏ trùng chân chim đuôi mắt giá 6 triệu… 

Trang mạng này còn quảng cáo, trong vòng 45 phút với kỹ thuật hiện đại, đường rạch mổ siêu nhỏ, bác sĩ sẽ cắt bỏ da chùng, mỡ thừa kết hợp khâu tạo liên kết để kéo đường mí mắt lên, tạo sự tươi trẻ cho đôi mắt của bạn…

BV 108 khẳng định những trang mạng quảng cáo bán thuốc, bác sĩ chữa bệnh trên đều là giả mạo bệnh viện.

Trước phản ánh của nhiều người, ngày 19-8, BV 108 đã chính thức lên tiếng. BV cho biết, BV chưa triển khai kiểm nghiệm, sản xuất các loại dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, vì vậy thông tin quảng cáo của các nhà sản xuất, các cá nhân quảng cáo dược phẩm điều trị bệnh, hay mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp (thuốc trị bạc tóc, rụng tóc, làm đẹp da, thẩm mỹ nhũ hoa, thuốc trị nám…) được sản xuất hay kiểm nghiệm tại BV 108 đều là những thông tin không chính xác. 

BV 108 có địa chỉ duy nhất tại số 1 Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, BV không có cơ sở nào ngoài địa chỉ trên. Do vậy, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh mang tên “Viện 108”; “Viện quân đội 108”,… ở các địa chỉ khác đều là giả mạo. Vì vậy, BV khuyến cáo khách hàng, người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin trước khi sử dụng dịch vụ và sản phẩm, cảnh giác với những thông tin giả mạo.

Không chỉ giả mạo trên mạng xã hội, chị Lan Anh (Hà Nội) phản ánh: “Tôi đến BV 108 để đốt mụn thịt trên mặt, tới cổng BV gặp một người hỏi tôi khám gì. Anh này sau khi biết nhu cầu của tôi đã nói “có cần khám bác sĩ 108 giỏi không, tôi giới thiệu cho”. Anh này dắt tôi ra một cơ sở ở ngoài viện đốt laze. Xong rồi tôi mới biết, người làm cho mình không phải bác sĩ của BV 108, người dẫn mình đi là “cò” mồi”.

Để tránh “tiền mất, tật mang”, người dân có nhu cầu làm đẹp, điều trị bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, không nên tin vào quảng cáo, đặc biệt là các trang mạng xã hội.

Trần Hằng

Chiều 4/5, thông tin từ Tổng Công ty quản lý Cảng hàng không cho biết, nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) và triển khai các hoạt động của năm du lịch quốc gia, lượng hành khách đi/đến Điện Biên đã tăng mạnh trong những ngày vừa qua, có ngày khách qua Cảng hàng không Điện Biên tăng gấp 5 lần so với ngày thường.

Ngày 4/5, thông tin từ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước cho biết, trên địa bàn các xã: Lộc Thái, Lộc Hưng và thị trấn Lộc Ninh vừa có 4 nạn nhân cùng 4 con chó khác bị một con chó dại cắn bị thương, gây xôn xao dư luận.

Thời gian gần đây, qua công tác nắm tình hình, lực lượng Công an phát hiện tình trạng một số đối tượng lừa đảo đã lập các nhóm chat (group), giả danh các “chuyên gia” dụ dỗ nhà đầu tư tham gia hội nhóm kín trên mạng xã hội, cài đặt website, app, gửi tiền đầu tư chứng khoán. Khi nạn nhân không còn khả năng gửi thêm tiền hoặc phát giác, nghi ngờ, các đối tượng khóa tài khoản, chiếm đoạt số tiền của bị hại. Về vấn đề này, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an đã có những thông tin khuyến cáo đối với người dân và nhà đầu tư.

Sau nhiều tháng trời nắng như đổ lửa, trong ngày 3 và 4/5, tại một số quận huyện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã có những cơn mưa giải nhiệt. Tuy nhiên, do mưa nhỏ, lượng nước ít kèm theo dông lốc nên đã xảy ra một số sự cố…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文