Giáo viên kêu cứu vì 5 năm trường không đóng bảo hiểm xã hội

08:47 20/05/2018
Suốt 5 năm qua, Trường phổ thông Huế Star (tại xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) không thực hiện đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho giáo viên và người lao động. Vì quá bức xúc, mới đây các giáo viên, nhân viên trường này đã đồng loạt ký đơn kiến nghị gửi cơ quan chức năng để nhờ can thiệt giải quyết chế độ BHXH…

Theo trình bày của các giáo viên Trường phổ thông Huế Star, từ năm 2013 đến nay, năm học nào họ cũng bị trừ lương để đóng BHXH nhưng Hội đồng quản trị (HĐQT) nhà trường lại không thực hiện việc đóng BHXH cho người lao động của trường.

Cô giáo Phạm Nguyễn Anh Thi (31 tuổi, giáo viên dạy môn Hóa) bức xúc nói: “Tôi được nhận vào dạy tại trường từ năm 2011; trong thời gian công tác, tôi có sinh 2 cháu, cháu lớn nay đã 5 tuổi, cháu nhỏ 3 tuổi nhưng đến nay chế độ nghỉ thai sản 2 lần theo quy định Nhà nước vẫn không được giải quyết. Qua tìm hiểu thì mới được biết là do HĐQT nhà trường chưa đóng BHXH dù tháng nào tôi cũng bị trừ tiền lương cho khoản này”.

Chung hoàn cảnh với cô giáo Thi, nhiều giáo viên, nhân viên Trường phổ thông Huế Star bị HĐQT trường này chiếm dụng tiền đóng BHXH trong thời gian dài. Điều đáng nói, hiện có một số giáo viên của trường gần đủ số năm tham gia đóng BHXH để tính lương hưu, nhưng lại không được đóng BHXH nên rất lo lắng.

Thầy giáo Hoàng Trọng Đài, giáo viên môn Giáo dục công dân, Chủ tịch Công đoàn Trường phổ thông Huế Star, bày tỏ, từ tháng 9-2013, sau khi đổi chủ và HĐQT mới tiếp nhận trường thì việc đóng BHXH cho giáo viên, nhân viên của trường không được thực hiện như trước khiến nhiều giáo viên lo lắng, bức xúc, không thể an tâm công tác.

 Trước sự việc HĐQT Trường phổ thông Huế Star chây ỳ nộp BHXH, mới đây, vào giữa tháng 5-2018, 17 giáo viên, nhân viên công tác tại trường này đã đồng loạt ký tên đứng đơn kiến nghị gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) và Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên - Huế về việc giải quyết chế độ BHXH cho người lao động.

Trường phổ thông Huế Star nợ bảo hiểm xã hội giáo viên nhiều năm liền.

Theo nội dung đơn kiến nghị, hiện trường có một số trường hợp sinh 2 con nhưng vẫn không được giải quyết chế độ thai sản, 9 trường hợp thai sản chưa nhận được tiền bảo hiểm. Từ tháng 9-2013 đến tháng 4-2018, số tiền BHXH mà Trường phổ thông Huế Star còn nợ gần 1,3 tỷ đồng, trong khi đến ngày 30-5-2018, HĐQT trường này sẽ chấm dứt hợp đồng với người lao động…

“Ban Giám hiệu nhà trường và đại diện Công đoàn trường cùng các giáo viên đã nhiều lần gửi đơn lên HĐQT trường yêu cầu thanh toán khoản nợ BHXH nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết”, thầy Đài cho biết thêm. Trao đổi với chúng tôi, ông Hà Quang Lộc, Chánh Văn phòng BHXH tỉnh Thừa Thiên - Huế xác nhận, từ năm 2013 đến nay, Trường phổ thông Huế Star nợ BHXH của người lao động là 1,322 tỷ đồng bao gồm cả tiền lãi phát sinh và có 13 giáo viên, nhân viên bị nợ.

Vào cuối năm 2016, BHXH tỉnh đã tiến hành thanh, kiểm tra, yêu cầu trường đóng BHXH cho người lao động nhưng trường vẫn chưa thực hiện. Bà Nguyễn Khoa Hoài Hương, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên - Huế cho hay: “Hiện đơn vị đang thụ lý đơn kiến nghị giải quyết các chế độ lao động của Công đoàn Trường phổ thông Huế Star.

Qua nắm thông tin ban đầu được biết, HĐQT trường gần như mất khả năng thanh toán, năng lực tài chính. Vì thế, hiện đơn vị đang tiếp tục theo dõi để có biện pháp giải quyết đòi quyền lợi cho người lao động”.

Hệ thống giáo dục Huế Star bao gồm trường Tiểu học, THCS và THPT do ông Nguyễn Xuân Lý làm Chủ tịch HĐQT, hoạt động từ năm 2008 theo quyết định cho phép thành lập của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từ năm 2014 đến 2016, chức vụ HĐQT được bàn giao cho những người khác thay ông Lý. Sau thời gian hoạt động, công tác tuyển sinh của trường gặp nhiều khó khăn khi số lượng học sinh đăng ký học rất ít.

Đến tháng 7-2017, Trường phổ thông Huế Star bị Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) chi nhánh Nam Thừa Thiên - Huế niêm phong nhiều phòng học do HĐQT nhà trường nợ ngân hàng này nhiều tỷ đồng.

Anh Khoa

Để thu hút cá nhân và doanh nghiệp, Hồ Quốc Thân (SN 1992, quê quán xã Bồng Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) giới thiệu rằng anh ta đã được tiếp quản nguồn tài sản, di sản rất lớn từ "Tổng bộ Hồ Chí Minh"; đồng QFS được bảo chứng bằng di sản của nhiều nguồn, các gia tộc lưu lại trong hàng trăm năm qua, được 48 nước công nhận và sẽ được kích hoạt vào tháng 10, 11/2024 tại Việt Nam… Tham gia vào "hệ sinh thái" doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ vốn để tái cơ cấu, phát triển không phải thế chấp, không phải trả lãi suất. Vì thế, cho đến khi cơ quan Công an vào cuộc, đã có khoảng 100 doanh nghiệp và gần 400 cá nhân đã mua đồng QFS, với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng.

Sáng 25/12, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm (ANM và PCTP) sử dụng công nghệ cao (CNC) Công an tỉnh vừa chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an, Công an TP Tam Kỳ, Công an huyện Thăng Bình triệt xóa đường dây đánh bạc qua mạng xã hội dưới hình thức ghi lô đề quy mô hơn 50 tỷ đồng.

Đêm 24/12, các tổ công an 141 Công an TP Hà Nội triển khai nhiệm vụ trên địa bàn toàn thành phố đảm bảo ANTT, phòng chống đua xe đêm Noel qua đó đã phát hiện, xử lý rất nhiều trường hợp "quái xế" ngổ ngáo có hành vi nẹt pô, lạng lách, đánh võng gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Ngày 24/12, tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, Công an tỉnh Sơn La chủ trì, phối hợp với Công an huyện Mai Sơn và Đội Quản lý thị trường (khu vực Mai Sơn, Yên Châu) đã kiểm tra, phát hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo Châu Sơn La sản xuất, kinh doanh bánh mỳ tươi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文