Hàng loạt sai phạm kinh tế tại Tổng Công ty Sông Đà và các đơn vị thành viên

08:38 27/02/2016
Ông Phạm Gia Yên, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng vừa ký Kết luận thanh tra số 350/KL-TTr về việc chấp hành pháp luật trong công tác cổ phần hóa, quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng tại Tổng Công ty Sông Đà và các đơn vị thành viên.

Tại kết luận này, Thanh tra Bộ Xây dựng đã chỉ rõ những sai phạm xảy ra trong thời gian qua. 

Theo kết luận, tính đến hết năm 2014, kết quả sản xuất kinh doanh của toàn Tổng Công ty Sông Đà lỗ lũy kế hơn 413 tỷ đồng. Đối với Công ty mẹ Tổng Công ty Sông Đà đầu tư vốn vào Công ty cổ phần xi măng Hạ Long không đạt hiệu quả, ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của toàn Tổng công ty, thanh tra yêu cầu công ty mẹ có biện pháp đẩy nhanh công tác chuyển giao Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long sang Tổng Công ty Xi măng Việt Nam theo Văn bản số 64/TTg, ngày 17-7-2015 của Thủ tướng Chính phủ. 

Hết năm 2014, công ty mẹ còn vốn đầu tư tại 63 đơn vị, trong đó 24 đơn vị có vốn đầu tư gần 2.800 tỷ đồng, nhưng công ty mẹ không thu được cổ tức từ khoản đầu tư này. Để bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, thanh tra yêu cầu công ty mẹ cơ cấu lại các khoản đầu tư tại những đơn vị không đạt hiệu quả, hoặc hiệu quả quá thấp so với vốn đã đầu tư.

Dự án nhà ở xã hội 143 Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội được Thanh tra phát hiện sai phạm. Ảnh: ANTT.

Thanh tra đã phát hiện Công ty Thủy điện Nậm Chiến điều chỉnh sai số học tổng mức đầu tư tại Nhà máy thủy điện Nậm Chiến, áp sai đơn giá ca máy, đơn giá bê tông đập và một số nội dung khác, dẫn đến tổng mức đầu tư sai tăng số tiền gần 145 tỷ đồng. 

Nguyên nhân xảy ra sự việc này là do chủ đầu tư không thực hiện một số văn bản của Thủ tướng chính phủ dẫn tới chi phi đầu tư sai tăng số tiền hơn 47 tỷ đồng. Tại Văn bản số 739/CP-CN ngày 28-5-2004 và Văn bản số 1763/CP-CN ngày 23-11-2004 của Thủ tướng Chính phủ quy định, dự án Nhà máy thủy điện Nậm Chiến được áp dụng hình thức chỉ định thầu, nhưng giá trị hợp đồng phải thấp hơn từ 3-5% phần dự toán xây lắp được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, chủ đầu tư đã vi phạm các quy định này. 

Thanh tra đã phát hiện Công ty cổ phần điện Việt Lào nợ quá hạn sáu đơn vị với tổng số tiền hơn 372 tỷ đồng. Thanh tra yêu cầu công ty này phải thu hồi các khoản công nợ phải thu để tạo nguồn trả nợ, tránh xảy ra tình trạng nợ xấu. Thanh tra cũng phát hiện Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Sông Đà đang đầu tư vào Công ty cổ phần Sông Đà Ban Mê số tiền 4 tỷ 329 triệu đồng. Do Công ty cổ phần Sông Đà Ban Mê đang thực hiện thủ tục phá sản nên thanh tra yêu cầu Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Sông Đà giám sát quá trình thực hiện của Công ty cổ phần Sông Đà Ban Mê để thu hồi khoản vốn đã đầu tư nhằm bảo toàn vốn nhà nước.

Tại Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà, thanh tra phát hiện đến hết tháng 8- 2015, còn 29 cá nhân tạm ứng của công ty với tổng số tiền gần 13 tỷ đồng. Điều đáng nói là năm 2014, ông Hoàng Văn Anh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty này đã ký ban hành 38 nghị quyết, nhưng không có sự tán thành của đa số thành viên HĐQT công ty. 

Công ty này đầu tư vượt vốn chủ sở hữu, dẫn đến thiếu vốn trầm trọng cho sản xuất, kinh doanh nên phải đi vay ngân hàng dẫn đến chi phí tài chính lớn, chiếm đến 16,8% doanh thu. Để bảo toàn vốn nhà nước đã đầu tư, thanh tra yêu cầu Công ty thoái vốn đầu tư tại các đơn vị sản xuất kinh doanh không hiệu quả.

Tại dự án nhà ở xã hội 143 Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị Sông Đà làm chủ đầu tư, thanh tra đã phát hiện chủ đầu tư phê duyệt dự toán hạng mục phần thân chưa phù hợp thực tế dẫn đến sai tăng số tiền hơn 2 tỷ đồng…

Sau khi chỉ rõ những sai phạm, Thanh tra Bộ Xây dựng yêu cầu Tổng Công ty Sông Đà và các đơn vị thành viên kiểm điểm trách nhiệm, nghiêm túc rút kinh nghiệm, chấn chỉnh và khắc phục những thiếu sót trong công tác quản lý, sử dụng vốn và tài sản, quản lý đầu tư xây dựng công trình đã nêu trong báo cáo thanh tra. Đồng thời yêu cầu các đơn vị liên quan nộp về ngân sách nhà nước số tiền nợ thuế kéo dài trong thời gian qua, thu hồi các khoản nợ tạm ứng không sử dụng hết, thu hồi tiền lương vượt chi… để đảm bảo nguồn vốn của nhà nước không bị thất thoát.

Nguyễn Hưng

Việc phân cấp công tác đăng ký, cấp biển số phương tiện là một nội dung quan trọng trong lộ trình triển khai chính quyền địa phương 2 cấp nhằm bảo đảm “phi địa giới” trong thực hiện các thủ tục hành chính. Công tác này đang được Công an các phường, xã trên địa bàn Hà Nội tích cực thực hiện.

Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản gửi các sở, ngành và đơn vị liên quan để lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị quyết về chuyển đổi phương tiện xanh và phát triển hệ thống trạm sạc. Dự thảo hiện đang được hoàn thiện để trình UBND TP báo cáo HĐND xem xét thông qua tại kỳ họp tháng 9/2025, theo chỉ đạo của UBND và HĐND TP.

Theo thông tin từ Văn phòng thường trực Bộ Công an về gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ), ngày 16/7/2025 (giờ địa phương), Tư lệnh cảnh sát tạm quyền phái bộ Abyei đã có thư khen đối với Trung tá Vũ Trần Thắng và Đại uý Nguyễn Lan Anh – 2 sĩ quan công an Việt Nam đã có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại phái bộ UNISFA, khu vực Abyei. Sự chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm và cống hiến hết mình của các sĩ quan công an Việt Nam đã tạo ấn tượng tốt đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.

Một cú click, vài tin nhắn ngọt ngào, một cuộc video call lúc nửa đêm, tưởng là lãng mạn, hóa ra là bẫy tình giăng sẵn. Mạng xã hội trở thành "bãi săn mồi" khổng lồ của tội phạm công nghệ, nơi những kẻ giấu mặt hóa thân thành hot girl, nữ sinh, du học sinh cô đơn hay “gái Hàn” mê tâm sự...

Ngày 16/7, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đang tích cực vào cuộc điều tra, xác minh làm rõ và xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật nếu có đối với một công ty nhận ký gửi nông sản của người dân rồi mất khả năng chi trả, số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Những mái nhà kiên cố đang dần mọc lên thay thế cho những căn nhà tạm bợ, dột nát giữa núi rừng Cao Bằng - đó là thành quả từ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa mạnh mẽ nhờ sự chung tay đầy nhân văn của cộng đồng. Đến thời điểm hiện tại, gần như toàn bộ các căn nhà tạm trong kế hoạch xóa bỏ năm 2025 đã được khởi công xây dựng, mở ra hy vọng về một cuộc sống ấm no, bền vững hơn cho hàng nghìn hộ dân vùng cao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.