Hồ thủy lợi chậm tiến độ, cà phê chết “khát”

08:25 13/03/2018
Từ nhiều tháng qua, trên địa bàn huyện Di Linh không có mưa, ban ngày giờ nắng kéo dài và gió thổi mạnh càng khiến cho đất đai, cây cối khô cằn, nhất là cà phê lâm vào cảnh “khát” nước nghiêm trọng, không ít diện tích đã vàng héo và rụng lá...


Để cứu 3ha cà phê đang héo úa, rụng lá, những ngày qua, gia đình ông Nguyễn Văn Tú, tổ dân phố 13, thị trấn Di Linh (Lâm Đồng) phải huy động hầu hết thành viên trong gia đình kéo dây dẫn nước xuống lòng hồ thủy lợi Đông, Tây Di Linh để mót nước. Một máy nổ công suất lớn cùng hàng chục lít dầu dùng để phát máy đẩy nước lên rẫy cà phê cách đó ngót cả cây số cũng đã được gia đình ông Tú chuẩn bị chu đáo. Ngặt nỗi, hồ ngày càng cạn kiệt nước trong khi nhu cầu sử dụng nước tưới nông nghiệp của người dân trong vùng lại tăng mạnh theo độ nắng nóng của tháng 3 Tây Nguyên. 

Từ nhiều tháng qua, trên địa bàn huyện Di Linh không có mưa, ban ngày giờ nắng kéo dài và gió thổi mạnh càng khiến cho đất đai, cây cối khô cằn, nhất là cà phê lâm vào cảnh “khát” nước nghiêm trọng, không ít diện tích đã vàng héo và rụng lá.

Nhiều diện tích cà phê gần hồ thủy lợi Đông, Tây Di Linh đang chết “khát”.

Theo ông Nguyễn Văn Tú, đây là thời điểm cà phê ra hoa nên không thể thiếu nước. Tuy nhiên, với hạn hán như hiện nay trong khi hồ thủy lợi không đủ nước đã khiến cho 3ha cà phê của gia đình lâm vào cảnh có nguy cơ mất trắng nếu những ngày tới cây không được tiếp nước. 

Nhiều gia đình đã đào mương dẫn nước ngay trong lòng hồ nhưng việc bơm hút nước cũng chỉ kéo dài được vài tiếng. Theo người dân địa phương, nguyên nhân khiến hồ thủy lợi Đông, Tây Di Linh nước cạn nhanh vào mùa khô năm nay là do dự án xây lại bờ kè, chân đập ngăn nước hồ kéo dài quá lâu, lại phải xả nước liên tục để thi công nên hồ không trữ đủ nước tưới, ngay từ đầu mùa khô nước đã bị cạn.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Di Linh, dự án sửa chữa, nâng cấp hệ thống công trình hồ thủy lợi Đông, Tây Di Linh có tổng diện tích 410ha, kinh phí thực hiện gần 63 tỷ đồng, trong đó vốn vay ADB hơn 52 tỷ đồng, vốn đối ứng hơn 10 tỷ đồng.

Dự án khởi công vào tháng 3-2017, do Sở NN&PTNT Lâm Đồng làm chủ đầu tư nhằm cung cấp nước tưới cho 280ha cà phê, chè, hoa màu của nhân dân trong khu vực. Ông Đinh Dũng Tuấn, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án hạ tầng Tây Nguyên, tỉnh Lâm Đồng cho biết, thời tiết năm 2017 không thuận lợi, cùng với đó là nguồn vốn vay ADB chưa giải ngân kịp nên dự án bị chậm tiến độ.

Trong khi đó, tại văn bản 2259 ngày 20-11-2017 của Sở NN&PTNT Lâm Đồng, trả lời ý kiến cử tri thị trấn Di Linh nêu, do thời tiết năm 2017 mưa nhiều nên việc thi công hồ Đông, Tây Di Linh chậm tiến độ, đường thi công lầy lội không thể vận chuyển vật tư nên lịch tích nước dự kiến bắt đầu từ ngày 15-9-2017 không thể thực hiện được. “Thực tế, lượng nước tích được chỉ đủ phục vụ tưới tiêu khoảng 50 - 60% diện tích, trong giai đoạn dẫn dòng, hồ Đông chỉ tưới khoảng 18%, hồ Tây khoảng 29% diện tích…”, văn bản nêu.

Mong muốn của nhân dân trong vùng là dự án được đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành và tích nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Khắc Lịch

Vụ sạt lở đất trong đêm khiến nhà ông Trần Văn Khưa bị sập một phần công trình nhà ở. May mắn 6 người trong nhà chạy ra ngoài kịp thời, riêng ông Khưa và vợ bị các đòn gỗ trên mái nhà rơi xuống gây chấn thương, sau đó được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa đến Trạm Y tế sơ cứu.

Từ kết luận của Thanh tra TP Hồ Chí Minh cho thấy, nhiều đơn vị được giao quản lý tài sản công ở khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh xem tài sản nhà nước như của riêng mình. Tự tiện cho thuê khi chưa có đề án và cũng tự tiện sử dụng tiền cho thuê tài sản như thể của riêng đơn vị mình...

Do mưa lớn kéo dài những ngày qua đến sáng nay, nhiều huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam đã xảy ra sạt lở đất, nhiều khu vực giao thông bị chia cắt. Lực lượng Công an phối hợp cùng các lực lượng chức năng đã khẩn trương triển khai khắc phục sạt lở đất để đảm bảo an toàn, giao thông thông suốt.

Bệnh sởi đã có vaccine phòng ngừa và mấy năm qua chỉ rải rác người mắc. Nhưng năm 2024, bệnh sởi bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước, chuyển hướng mắc nhiều ở nhóm trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng và người lớn. Nhiều người lớn chủ quan không nghĩ mình mắc sởi, đến khi nặng mới nhập viện. 

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan "tín dụng đen", với sự quan tâm, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đấu tranh, xử lý quyết liệt của các cơ quan chức năng, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen" đã có những chuyển biến rõ rệt so với trước khi ban hành chỉ thị.

Đắk Song là huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông, tiếp giáp với nước bạn Campuchia. Đây là địa phương có diện tích cây nông nghiệp lớn bậc nhất tỉnh Đắk Nông, gồm các loại chủ lực là cà phê, hồ tiêu và sầu riêng.

Chỉ sau hơn 1 tháng thực hiện Luật Căn cước, Hà Tĩnh đã có xã đầu tiên trên toàn tỉnh hoàn thành chỉ tiêu cấp thẻ căn cước cho công dân ở 3 độ tuổi. Đến nay, sau 4 tháng triển khai, Hà Tĩnh tiếp tục là một trong những địa phương dẫn đầu, xếp thứ 2 toàn quốc về tỷ lệ thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước cho công dân trên địa bàn.

Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói” được tổ chức ngày 24/11 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tuyên truyền, phổ biến, giải đáp, cung cấp thông tin để đẩy mạnh thi hành Luật Đất đai 2024, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến đất đai trong nông nghiệp, nông thôn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文