Hơn 8.366 tỷ đồng sai phạm ở Tập đoàn cao su Việt Nam được sử dụng như thế nào?

16:25 14/12/2017

Những sai phạm ở VRG đã được Thanh tra Chính phủ chỉ ra từ cuối năm 2014. Tổng số tiền Thanh tra Chính phủ đề nghị xử lý sai phạm về kinh tế tại VRG lên tới hơn 8.366 tỷ đồng. 

Như Báo CAND thông tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét và áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định đối với 5 bị can, trong đó có ông Lê Quang Thung, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG). 

Những sai phạm ở VRG đã được Thanh tra Chính phủ chỉ ra từ cuối năm 2014. Báo CAND điểm lại một số sai phạm qua thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại VRG và một số đơn vị thành viên trong thời gian từ 2006 - 2011.

Trong quản lý đầu tư tài chính dài hạn, Công ty mẹ - VRG đã đầu tư vốn ra bên ngoài doanh nghiệp vượt so với vốn điều lệ theo quy định 2.591 tỷ đồng; Công ty CP cao su Phước Hòa vượt 113,339 tỷ đồng; chuyển nhượng cổ phần đã đầu tư không đúng quy định tại Công ty CP cao su Tây Ninh, Công ty CP cao su Phước Hòa. Việc quản lý, thực hiện đầu tư các dự án trồng mới cao su của Công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng đã bị buông lỏng cả về cơ chế và công tác quản lý điều hành, dẫn đến xảy ra nhiều sai phạm từ khâu khảo sát, lập, trình duyệt và thực hiện dự án. Hậu quả đã gây thiệt hại lớn về kinh tế như sau:

Công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng đã bị buông lỏng cả về cơ chế và công tác quản lý điều hành

Việc phê duyệt đơn giá tối đa 520 USD/ha làm cơ sở cho các đơn vị thành viên căn cứ thực hiện sang nhượng đất cho các dự án phát triển cao su thiếu căn cứ pháp lý và thực tế, dẫn đến nhiều đơn vị, dự án ký hợp đồng sang nhượng với nhiều đơn giá khác nhau, làm tăng chi phí đầu tư.

Công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh (LRC) nhận chuyển nhượng đất dự án và tính toán, thanh toán cho Công ty VKETI.,Ltd 20,39 tỷ đồng không đúng quy định của hợp đồng và không đầy đủ chứng từ hợp lệ. 4 dự án chưa được Bộ kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài nhưng đã thực hiện đầu tư 652,2887 tỷ đồng bằng nguồn vốn vay của các dự án khác sai quy định. 2 dự án chưa được ký hợp đồng giao đất nhưng đã đầu tư 147,837 tỷ đồng. 

Hầu hết khi ký kết hợp đồng kinh tế, các đơn vị không yêu cầu đối tác phải bảo lãnh việc thực hiện hợp đồng theo quy định. Những việc làm nêu trên thể hiện sự chấp hành không nghiêm các quy định của pháp luật, thiếu chặt chẽ, buông lỏng trong quản lý chi phí đầu tư, dẫn đến rủi ro trong thanh toán, tiềm ẩn nguy cơ mất vốn với giá trị lớn. 

Đáng lưu ý là việc đầu tư góp vốn thành lập Công ty CP cao su Phú Riềng – Kratie (PRK) để đầu tư trồng mới cao su đã xảy ra nhiều sai phạm nghiêm trọng từ khâu lập, thẩm định, trình duyệt dự án cho đến công tác khảo sát, điều tra thổ nhưỡng sai trình tự, kết quả khảo sát không đúng thực tế, dẫn đến chất lượng vườn cây thấp, chết nhiều, khả năng thiệt hại lên tới 483,313 tỷ đồng. Trong khi đó, VRG và chủ đầu tư còn thực hiện việc vay vốn, bảo lãnh vay vốn ngân hàng và sử dụng vốn sai mục đích gần 1,9 triệu USD chưa thu hồi được, dẫn đến mất khả năng trả nợ.

VRG và các đơn vị thành viên đã đầu tư vốn ngoài ngành nghề sản xuất kinh doanh chính với giá trị rất lớn nhưng tỷ suất lợi nhuận đạt được lại rất thấp, lỗ, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ mất vốn lớn. Việc đầu tư góp vốn vào hoạt động kinh doanh của Công ty CP Chế biến và xuất khẩu Thủy hải sản Đồng Tháp có nhiều sai phạm, gây thiệt hại lớn cho nhà nước và doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh của công ty liên tục lỗ, làm mất hết vốn điều lệ khoảng 144 tỷ đồng và dư nợ không có khả năng thanh toán 253,453 tỷ đồng, nhiều khoản vay sử dụng sai mục đích, chiếm dụng vốn của Công ty CP Công nghiệp và Xuất khẩu công nghiệp cao su bằng việc ký kết hợp đồng nhưng không thực hiện.

Thanh tra Chính phủ cũng đã làm rõ, việc quản lý một số khoản chi phí như VRG hỗ trợ quỹ lương cho Công đoàn cao su Việt Nam vượt quy định 15,4 tỷ đồng. Tổng Công ty cao su Đồng Nai đã trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi chưa đúng quy định hơn 15 tỷ đồng, chuyển khoản nợ của DONAR 54,9 tỷ đồng không đúng do việc tính thiếu vốn điều lệ; chưa tính giá trị bồi thường thiệt hại cao su do thanh lý để tính giá trị bàn giao cho DONAR hơn 5,8 tỷ đồng.

 Công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng hạch toán sai khoản “Chi phí sản xuất kinh doanh – chi phí tạo rừng” số tiền hơn 14,6 tỷ đồng, làm giảm nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 3,6 tỷ đồng và giảm lợi nhuận chia theo vốn nhà nước phải nộp về VRG hơn 11 tỷ đồng; trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi chưa đúng quy định 5 tỷ đồng; trích lập, sử dụng Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ không đúng mục đích phải truy thu thuế thu nhập hơn 1 tỷ đồng. 

Ngoài ra, VRG và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xác định và phê duyệt giá trị lợi thế kinh doanh trước khi cổ phần hóa tại 2 công ty CP cao su Phước Hòa và Tây Ninh không đúng quy định làm giảm giá trị vốn nhà nước là 52,9 tỷ đồng. Ngoài ra, trong công tác đầu tư xây dựng, quản lý sử dụng đất đai, VRG và đơn vị thành viên cũng để xảy ra nhiều sai phạm.

Tổng số tiền Thanh tra Chính phủ đề nghị xử lý sai phạm về kinh tế tại VRG lên tới hơn 8.366 tỷ đồng. 

Việt Hà

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文