Khai thác đá trái phép tràn lan ở Đà Lạt

08:47 19/12/2020
Hàng loạt điểm khai thác đá chẻ xây dựng trái pháp luật đã hình thành trong thời gian dài tại xã Tà Nung, TP Đà Lạt (Lâm Đồng), gây biến dạng địa hình, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đất nhưng cơ quan chức năng chưa ngăn chặn, xử lý dứt điểm; các đối tượng khai thác ngày càng rầm rộ, gây bức xúc dư luận địa phương.

Vượt qua hai quả đồi thông, PV Báo CAND tiếp cận khu mỏ khai thác đá chẻ xây dựng với quy mô lớn nằm ở vùng giáp ranh giữa xã Tà Nung, TP Đà Lạt và xã Mê Linh, huyện Lâm Hà. Trước khi thâm nhập vào khu mỏ này, chúng tôi đã được người dân địa phương “cảnh báo”, đứng đầu các điểm khai thác đá đều là những người “có máu mặt” ở Đà Lạt và huyện Lâm Hà.

Chính vì vậy, từ nhiều tháng qua, người dân trong vùng bị ảnh hưởng đã có những phản ứng về việc xe ben chở đá đi vào đường giao thông nông thôn, có nguy cơ gây hư hỏng mặt đường và tiềm ẩn tai nạn giao thông nhưng không đạt được kết quả khả quan. Hằng ngày, hàng chục chiếc xe quá khổ, quá tải vẫn ra vào khu mỏ trái pháp luật trên để vận chuyển đá xây dựng lên hướng trung tâm TP Đà Lạt.

Một mỏ đá khai thác trái phép ở Đà Lạt.

Theo tìm hiểu của PV Báo CAND, để khai thác được đá chẻ xây dựng tại khu vực này, chủ các mỏ đá trên đã phải huy động cả xe máy múc vào hiện trường, múc sâu xuống lòng đất từ 2-10m, sau đó đưa từng tảng đá lớn lên mặt đất.

Thời điểm chúng tôi tiếp cận, hàng chục công nhân vẫn đang hối hả làm việc cho các ông chủ mỏ khai thác đá chẻ trái phép. Nhiều máy nổ công suất lớn được trưng dụng vào việc phát điện phục vụ cho những mũi khoan sâu vào giữa các tảng đá khổng lồ nhằm mục đích chẻ thành từng phiến nhỏ hơn. Từ đây, hàng chục nghìn viên đá xây dựng được các công nhân cho ra đời bằng phương pháp thủ công. Họ dùng búa và trui sắt chẻ thành từng viên đá nhỏ hình chữ nhật. Mỗi viên đá xây dựng thành phẩm thường dài khoảng 30cm, rộng 20cm.

Một thợ chẻ đá ở đây cho biết, nếu lành nghề, mỗi ngày một người khỏe mạnh có thể làm được hơn 200 viên đá. Mỗi viên được chủ mỏ trả công gần 2.000 đồng. “Chẻ đá vất vả nhưng thu nhập vẫn khá hơn đi làm thuê các công việc khác!”, người này nói.

Đặc biệt, những công nhân chẻ đá ở đây cho hay, họ không biết ông chủ thực sự của những khu mỏ này là ai. Công việc hằng ngày của họ là tới chẻ đá, làm ra sản phẩm, ăn uống được nấu nướng tại các lán tạm được lập lên kề đó. Theo tìm hiểu của PV Báo CAND, hầu hết đá chẻ khai thác trái pháp luật tại đây được các công ty xây dựng ở Đà Lạt nhận bao tiêu, vận chuyển lên trung tâm thành phố bằng đường 725, qua đèo Tà Nung. Thời gian vận chuyển thường vào sáng sớm và chiều tối.

Tại khu vực giáp ranh giữa xã Tà Nung, TP Đà Lạt và xã Mê Linh, huyện Lâm Hà hiện đang tồn tại ít nhất 4 điểm khai thác đá xây dựng với quy mô lớn. Trong đó có cả điểm khai thác, tác động vẫn đang nằm trên đất lâm nghiệp. Theo người dân địa phương, hoạt động khai thác đá xây dựng trái pháp luật tại đây đã xảy ra từ nhiều năm qua, gây biến dạng địa hình rừng núi và có nguy cơ sạt lở đất khi gặp mưa lớn. Việc vận chuyển đá ra vào khu mỏ này cũng đang tiềm ẩn về an toàn giao thông, gây hư hỏng đường sá do người dân tự đóng góp tiền làm nên.

Trước đó, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý, giám sát hoạt động khai thác khoảng sản, kiên quyết xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm, khai thác khoáng sản không phép, trái phép.

Ngày 17/12, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 5 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản với hàng loạt vi phạm, gồm: Công ty TNHH Hưng Nguyên, Công ty TNHH Hà Thanh, Công ty TNHH xây dựng thương mại và dịch vụ Hà Hưng, Công ty Cổ phần đầu tư và khai thác khoáng sản Đức Phú, Công ty Cổ phần Minh Định. Tổng số tiền các doanh nghiệp trên bị UBND tỉnh Lâm Đồng xử phạt và nộp lại số tiền bất hợp pháp có được do khai thác khoáng sản ngoài ranh được cấp trên 5,3 tỷ đồng. 

Khắc Lịch

Dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) vừa được Quốc hội bấm nút thông qua với số phiếu tuyệt đại đa số, có quy mô siêu lớn và đương nhiên cùng với đó là rất nhiều thách thức. Có thể nói, đây là dự án đầu tư công lớn nhất trong lịch sử đất nước với sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án khoảng 1.713.548 tỷ đồng (khoảng 67,34 tỷ USD).

Sau hơn bốn thập niên hoạt động, vai trò của Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) tại Lebanon, hay còn gọi là Lực lượng Lâm thời của LHQ ở Lebanon (UNIFIL), đang được xem xét kỹ lưỡng, đặc biệt khi xung đột giữa Israel và Hezbollah leo thang và vừa tạm thời hạ nhiệt nhờ lệnh ngừng bắn vào ngày 26/11.

Với dữ liệu gốc từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Đề án 06 của Chính phủ, TP Hà Nội đã phát triển các ứng dụng nền tảng thuộc Đề án 06 trong đó có ứng dụng công dân Thủ đô số - iHaNoi. Chỉ trong thời gian ngắn, ứng dụng này đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của người dân Thủ đô bởi những tiện ích từ ứng dụng mang lại.

Quyết tâm của lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh, sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan, ban ngành, đặc biệt là sự chủ công của lực lượng Công an trong việc xử lý vi phạm về môi trường ở Bắc Ninh đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Đến ngày 29/11, UBND tỉnh Bắc Ninh đã xử phạt 67 cơ sở tại CCN làng nghề Mẫn Xá với số tiền phạt gần 31 tỷ đồng. Bên cạnh đó, đến ngày 28/11, đã có 96 hộ dân ở làng nghề Mẫn Xá đã tự tháo dỡ lò cô đúc nhôm, chuyển đổi nghề nghiệp. Dù đã chấp hành nghiêm các quy định, tháo dỡ lò cô đúc, chấp hành nghiêm quy định của tỉnh nhưng người dân trên địa bàn Mẫn Xá vẫn canh cánh nỗi lo về công ăn việc làm và sinh kế lâu dài.

Ngày 30/11, Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Công an tỉnh Thái Bình về thành tích đấu tranh, triệt phá đường dây mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy số lượng lớn từ Lào, Sơn La về Thái Bình tiêu thụ, bắt giữ, khởi tố 13 đối tượng, thu giữ tổng cộng hơn 43kg ma túy các loại cùng nhiều vật chứng khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文