Kiến nghị Sở GTVT Trà Vinh xem lại quyết định đóng cửa bến phà

09:07 16/05/2017
Do 1 trong 2 chủ phà không chấp hành pháp luật, dẫn tới mâu thuẫn kéo dài nhiều năm. Thay vì giải quyết mâu thuẫn để đảm bảo quyền lợi của người dân thì Giám đốc Sở GTVT tỉnh Trà Vinh lại ban hành quyết định đóng cửa bến phà, khiến cho hàng ngàn người lâm cảnh bế tắc, không có phương tiện qua sông…


Ông Hứa Văn Lến (ngụ tại xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) phản ánh, năm 2005, ông Lến và ông Ngô Văn Chót (ngụ tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) hợp tác với nhau mở tuyến phà từ huyện Kế Sách (Sóc Trăng) sang huyện Cầu Kè (Trà Vinh) theo hình thức đối lưu. Tỉnh Trà Vinh cấp phép cho ông Chót hoạt động phía bờ Trà Vinh (bến phà phía Trà Vinh của Nhà nước), còn tỉnh Sóc Trăng cấp phép hoạt động cho ông Lến phía bờ Sóc Trăng.

Tháng 4-2011, hợp đồng thuê bến của mình chấm dứt, ông Lến đã thuê đất của một người dân khác cách bến cũ 50m mở bến mới và được giấy phép. Tuy nhiên, thay vì vẫn chạy đối lưu như cũ, ông Chót lại thuê bến cũ của ông Lến và được UBND huyện Kế Sách cấp phép (!?).

Việc cấp phép mở bến cho ông Chót bị phản ứng vì gây khó khăn cho người dân và cho ông Lến. Vì vậy, Sở GTVT Sóc Trăng đã có công văn chỉ đạo cơ quan chức năng tổ chức quản lý hoạt động bến khách ngang sông Trà Ếch - Đường Đức theo hướng hợp nhất hai bến tạo thuận lợi cho hành khách qua lại.

Ngày 20-6-2013, Sở GTVT Sóc Trăng, UBND huyện Kế Sách họp với ông Lến, ông Chót, thống nhất sáp nhập vào một bến do ông Lến chịu trách nhiệm thuê đất và ông Chót  đồng ý. Sau đó, UBND huyện Kế Sách không cấp phép hoạt động cho bến của ông Chót, tuy nhiên sau đó ông Chót vẫn sử dụng bến đón khách này.

Nhu cầu đi lại của người dân qua phà Trà Ếch – Đường Đức là chính đáng.

Tiếp đó, ngày 21-5-2014, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Kế Sách lại họp với ông Chót, ông Lến để thống nhất mở một bến tại vị trí bến do ông Lến đầu tư xây dựng. Thế nhưng, việc hợp nhất bến không thành do ông Chót không chịu đưa phà của mình vào hoạt động tại bến của ông Lến mà tiếp tục đưa đón khách ở bến không phép…

Ngày 4-5-2017, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng đã chủ trì cuộc họp để giải quyết một số vướng mắc trong hoạt động của bến khách ngang sông do ông Lến phụ trách.Tại cuộc họp, lãnh đạo địa phương đề nghị Sở GTVT Sóc Trăng xem xét tất cả các phương án để nhanh chóng giải quyết; yêu cầu huyện Kế Sách phối hợp với các đơn vị chức năng tỉnh tiến hành làm các thủ tục theo quy định của pháp luật; riêng đối với phương tiện của ông Lến vẫn được quyền hoạt động tại bến khách ngang sông Trà Ếch - Đường Đức.

Tuy nhiên, ngày 3-5-2017, Giám đốc Sở GTVT Trà Vinh Phan Anh Quốc, ký Quyết định số 62/QĐ-SGTVT, chấm dứt hoạt động đối với bến khách ngang sông Đường Đức của ông Ngô Văn Chót, lý do chủ bến chấm dứt hoạt động; xóa tên bến khách ngang sông Đường Đức trong danh mục cảng, bến thủy nội địa… Việc Giám đốc Sở GTVT Trà Vinh ban hành quyết định đóng bến phà nói trên đã gây bức xúc trong dư luận người dân tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh và Vĩnh Long.

Ông Nguyễn Văn Út (ngụ huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh), cho biết: “Bà con chúng tôi là dân làm ăn luôn sử dụng phà Đường Đức – Trà Ếch để qua lại. Nay Sở GTVT Trà Vinh đóng bến Đường Đức, gây rất nhiều khó khăn cho người dân chúng tôi. Bây giờ muốn đi Sóc Trăng, Bạc Liêu chúng tôi phải vòng xuống Cầu Quan hơn 20km, phải qua thêm 2 chuyến phà là Cầu Quan - Cù Lao Dung và Cù Lao Dung – Đại Ngãi. Ông Chót không hoạt động thì cho ông ấy nghỉ chứ tại sao lại đóng cửa bến phà Đường Đức, bởi bến phà này là của Nhà nước.

Chúng tôi kiến nghị UBND tỉnh Trà Vinh yêu cầu Giám đốc Sở GTVT Trà Vinh hủy bỏ quyết định và mở lại bến phà Đường Đức phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Không vì cá nhân ông Chót mà làm khổ người dân”.

Đ.Văn – C.Xuân

Xu hướng tiêu dùng thay đổi, thay vì thuê cửa hàng truyền thống với chi phí cao, nhiều doanh nghiệp, người kinh doanh thu hẹp và đóng cửa nhiều cửa hàng và chuyển dần sang bán hàng online qua các kênh, nền tảng thương mại điện tử, nhất là trong dịp Tết Ất Tỵ 2025.

Ngày 24/12, tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, Công an tỉnh Sơn La chủ trì, phối hợp với Công an huyện Mai Sơn và Đội Quản lý thị trường (khu vực Mai Sơn, Yên Châu) đã kiểm tra, phát hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo Châu Sơn La sản xuất, kinh doanh bánh mỳ tươi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Châu Âu đang đối mặt với những thách thức kinh tế và địa chính trị nghiêm trọng có thể làm xói mòn nền tảng thịnh vượng đã xây dựng suốt hàng thập niên qua. Sự trở lại của ông Donald Trump, cùng với căng thẳng thương mại gia tăng và sự suy thoái trong đổi mới, đang đẩy Liên minh châu Âu (EU) đối diện với bài toán sống còn.

Đội tuyển Việt Nam đang chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi ASEAN Cup 2024. Lúc này cái tên Nguyễn Xuân Son được quan tâm nhiều hơn cả. Nhưng nên nhớ rằng, đội tuyển là một tập thể vẫn còn nhiều nhân tố quan trọng.

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Liên quan vụ truy bắt đối tượng trộm cắp xe ô tô ở Ninh Thuận, chiều 24/12 Phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết, vừa nhận được thư cảm ơn của ông Võ Tấn Long (SN 1976, trú ở 126 Hải Thượng Lãn Ông, phường Tấn Tài, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文