Kiến nghị giải quyết vướng mắc việc giao 249 lô đất trái quy định

15:36 12/12/2015
Từ năm 2006 đến 2010, UBND xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng tạm giao 249 lô đất trái thẩm quyền với diện tích 26.471m², số tiền tạm thu trong việc giao đất là 19.023.300.000 đồng.

Tuy nhiên, UBND xã Tú Sơn chỉ nộp kho bạc 6.367.150.000 đồng, trong đó 1.537.000.000 đồng tiền cấp quyền sử dụng đất 35 lô và 4.830.150.000 đồng tiền đóng góp xây dựng. Số tiền còn lại, UBND xã Tú Sơn không nộp vào Kho bạc Nhà nước mà chi tiêu ở địa phương, trong đó xây dựng một số công trình công cộng như trường học, sân vận động là 12.656.150.000 đồng.

Sau khi phát hiện những vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai, tài chính tại xã Tú Sơn, Huyện ủy, UBND huyện Kiến Thụy đã thanh tra và kết luận những sai phạm của tổ chức, cá nhân. Đồng thời, UBND huyện Kiến Thụy chuyển hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra Công an TP Hải Phòng.

Hiện trạng đất và nhà đã xây dựng tại xã Tú Sơn. 

Ngay sau khi kết thúc điều tra, xử lý vụ việc này, ngày 10/3/2011, UBND huyện Kiến Thụy đã ra Quyết định 236/QĐ-UBND thu hồi 249 lô đất UBND xã Tú Sơn tạm giao đất ở trái thẩm quyền từ năm 2006-2010 và báo cáo UBND thành phố Hải Phòng về thực hiện thu hồi 249 lô đất tại xã Tú Sơn. Các cơ quan tư pháp TP Hải Phòng tiến hành điều tra, truy tố, xét xử hình sự đối với 7 cá nhân có vi phạm về quản lý đất đai, thu, chi tài chính ở xã Tú Sơn. 

Cụ thể, ông Bùi Nhân Tông, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã 5 năm tù; ông Trần Văn Nhân, nguyên Bí thư Đảng ủy xã 3 năm tù; ông Bùi văn Thiết, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã 2 năm tù; ông Nguyễn Đức Hữu, nguyên Chủ tịch UBND xã 3,5 năm tù; ông Nguyễn Đức Cường, nguyên cán bộ địa chính xây dựng 3 năm tù; ông Phạm Văn Thanh, nguyên Phó chủ tịch UBND xã 4 năm tù; ông Phạm văn Nghi, nguyên cán bộ tài chính kế toán 3 năm tù. 

Tuy nhiên, đến nay việc xử lý sai phạm đối với các cá nhân đã được giải quyết nhưng những tồn tại liên quan đến 249 lô đất được giao trái thẩm quyền cho dân vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. 

Nhiều người dân được UBND xã Tú Sơn tạm giao đất tập trung khiếu kiện kéo dài, gây mất ANTT tại địa phương. Hiện trạng sử dụng 249 lô đất này gồm: số lô đất đã có công trình xây dựng trên đất là 74, số lô đất đã san lấp mặt bằng là 162, số lô đất đang sản xuất nông nghiệp là 13, trong đó có 75 trường hợp đã chuyển nhượng cho người khác.

Theo ông Phạm Văn Thép, Phó Chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng, để giải quyết kiến nghị và đảm bảo quyền lợi cho các hộ dân, đến nay UBND huyện Kiến Thụy tập trung xử lý những tồn tại nhưng chính quyền đang gặp phải những vướng mắc, nếu căn cứ vào Điều 23 Nghị định số 43/2014/NĐCP; Điều 9 Nghị định số 45/NĐ-CP; Điều 18, Thông tư số 02/2015 của Bộ tài nguyên & Môi trường về quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ- CP thì những trường hợp đủ điều kiện (phù hợp với quy hoạch, đất đã sử dụng ổn định không có tranh chấp, đã xây dựng công trình, hộ gia đình, cá nhân không có đất ở, nhà ở nào khác trên địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất) phải nộp 100% tiền sử dụng đất vào ngân sách tại thời điểm công nhận quyền sử dụng đất, cấp GCNQSD đất. Tong 249 lô đất đã giao, có 74 lô đất các hộ dân đã xây dựng công trình, nhà ở đủ điều kiện về tiêu chí có công trình trên đất, lập hồ sơ chi tiết để thẩm định, xem xét công nhận quyền sử dụng đất theo pháp luật hiện hành; Trên thực tế, 162 lô đất đã san lấp mặt bằng và 13 lô đất hiện đang sản xuất nông nghiệp không đủ điều kiện để xem xét giải quyết theo quyết định hiện hành.

Trước tình hình trên, UBND huyện Kiến Thụy đề xuất TP Hải Phòng giải quyết sự việc theo hướng: Cho phép giao đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân đã được UBND xã Tú Sơn tạm giao đất từ năm 2005-2010, đã nộp đủ số tiền sử dụng đất vào Kho bạc Nhà nước và ngân sách xã (kể cả có công trình xây dựng và chưa xây dựng công trình trên đất). Số tiền sử dụng đất hộ gia đình, cá nhân đã nộp vào ngân sách UBND xã Tú Sơn tại thời điểm giao đất, đề nghị xem xét công nhận áp dụng theo điểm b, khoản 1, Điều 8 của Nghị định số 45/2014/ NĐ - CP về thu tiền sử dụng đất và công nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời, UBND huyện Kiến Thụy đề nghị TP Hải Phòng đề xuất với Trung ương cho chủ trương, biện pháp giải quyết những tồn tại, vướng mắc trong việc giao đất tại xã Tú Sơn; chỉ đạo các sở, ngành liên quan hướng dẫn UBND huyện Kiến Thụy, UBND xã Tú Sơn thực hiện và giải quyết kiến nghị phức tạp, đảm bảo quyền lợi cho người dân.

Theo ông Lê Văn Quý, Bí thư huyện ủy Kiến Thụy, đây là bài học trong công tác quản lý, sử dụng đất đai tại địa phương. Vụ việc đã được điều tra, xử lý, làm rõ trách nhiệm của những cán bộ liên quan. Huyện Kiến Thụy mong muốn vụ việc sớm được giải quyết. Tuy nhiên, sự việc này vượt quá thẩm quyền giải quyết của huyện.

Đăng Hùng

Sau gần 1 tháng xét xử và nghị án, sáng 21/4, HĐXX phúc thẩm, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã tuyên giảm mức án cho bị cáo Trương Mỹ Lan từ chung thân xuống 30 năm tù, giữ nguyên  hình phạt 12 năm tù về tội “Rửa tiền” và 8 năm tù tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Sáng 21/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Hoàng Quốc Vượng (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) cùng 11 bị cáo khác về tội tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan Công ty Trung Nam Thuận Nam. Bị cáo Hoàng Quốc Vượng chịu cáo buộc làm trái nghị quyết của Chính phủ, giúp các Công ty Trung Nam Thuận Nam và Công ty Solar Farm Nhơn Hải hưởng lợi bất chính hơn 1.043 tỷ đồng. Đổi lại, cựu Thứ trưởng được “lót tay” 1,5 tỷ đồng.

Chúng tôi đến với Lạng Sơn những ngày đầu tháng 4, dọc đường hoa gạo vẫn chưa hết rực đỏ. Chỉ hơn 2 tiếng đồng hồ trên đường cao tốc từ Hà Nội tới thành phố Lạng Sơn, đi tiếp chừng 30 cây số nữa, chúng tôi đến với địa bàn xã biên giới Tân Thanh, huyện Văn Lãng - nơi mà trong ký ức của chúng tôi chục năm về trước, Tân Thanh luôn tấp nập, nhộn nhịp bởi những khu chợ biên giới sầm uất, mà bất cứ ai khi ghé thăm Lạng Sơn, dù đường đi có vất vả đến mấy cũng vẫn muốn được đến chợ cửa khẩu Tân Thanh để tranh thủ mua sắm.

Ngày 21/4, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư khai thác và chế biến khoáng sản là Bentonite tại xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và khai khoáng Bảo Nguyên.

Với chiều dài hơn 60km, tổng mức đầu tư 4.600 tỷ đồng, dự án đường ven biển Nghi Sơn - Cửa Lò đoạn qua địa bàn tỉnh Nghệ An đến nay còn vướng mắc ở nhiều đoạn, tuyến do vướng khâu mặt bằng, buộc nhà thầu phải thi công “nhảy cóc”. Mặc dù chính quyền đã quyết liệt vào cuộc, song nhiều hộ gia đình vẫn cố thủ, không chấp thuận các phương án đền bù dẫn đến dự án chậm tiến độ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.