Từ vụ sập lò vôi khiến 3 người tử vong ở Hải Phòng:

Lò vôi hoạt động "chui": Đừng để vỡ bát mới kê cầu ao

08:25 22/11/2015
Trên địa bàn TP Hải Phòng hiện có 82 cơ sở sản xuất vôi, chủ yếu tập trung tại địa bàn huyện Thủy Nguyên (81 cơ sở) và huyện Vĩnh Bảo 1 cơ sở). Nhiều lò vôi hoạt động không có giấy phép, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn...

Trong đó, có 2 cơ sở sản xuất vôi theo công nghệ bán cơ giới hóa, còn lại 80 cơ sở với tổng số 111 lò (102 lò thủ công liên hoàn và 9 lò thủ công gián đoạn). Công suất sản xuất của các cơ sở sản xuất vôi khoảng 500.000 tấn/năm. 

Các lò vôi thủ công chủ yếu bán cho các đơn vị thu mua xuất khẩu tại các tỉnh: Hải Dương, Thái Bình, Quảng Ninh…, phần lớn không có hợp đồng mua bán. Nguyên liệu chủ yếu mua đá vôi trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc xuất xứ, cơ sở pháp lý. Các cơ sở sản xuất vôi thủ công hầu hết không được cấp có thẩm quyền cho phép sản xuất; đất sử dụng xây lò đa số là đất công ích, một số ít có hợp đồng thuê đất của UBND xã.

Thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên có tới 54 lò vôi, trong đó 24 lò đang hoạt động (không rõ công suất), 10 lò không đốt và 20 lò đã phá. Do ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, một số người dân sống gần lò vôi đã phản ứng quyết liệt nên UBND thị trấn Minh Đức không ký tiếp hợp đồng cho thuê đất. Hầu hết các lò vôi thủ công tồn tại từ nhiều năm qua, địa phương chưa có phương án di dời đi nơi khác.

Theo phản ánh của nhân dân, có một số lò vôi vừa xây dựng mới, với công suất “khủng” nhưng không có giấy tờ cấp phép hoạt động và môi trường. Theo chính quyền địa phương, đây là lò vôi cũ, mới được cải tạo nâng cấp thành 2 lò vôi đứng, không phải xây mới nên không thể đình chỉ hoạt động hoặc cưỡng chế phá dỡ. Theo quy định, với tài sản vi phạm hành chính từ 5 triệu đồng trở lên thuộc thẩm quyền của UBND huyện. Được biết, từ nhiều năm qua, thị trấn Minh Đức có nghề khai thác đá, nung vôi.

 Đây là lò vôi thủ công gây ô nhiễm môi trường. Địa phương thường xuyên kiểm tra, nghiêm cấm việc xây mới hoặc cơi nới, mở rộng tăng công suất lò. Mới đây, do áp dụng công nghệ “lò đứng, lò vòm” vừa đốt vôi vừa nạp nguyên liệu (đá xanh, than), hàng chục lò vôi thủ công hoạt động 24/24h/ngày, công suất 10h/mẻ vôi. Trong khi đó, người dân sinh sống tại thị trấn Minh Đức ngày đêm phải ngửi khói, bụi độc hại…

Hiện trường vụ sập lò vôi tại xã Lại Xuân làm 3 người tử vong.

Từ thực trạng trên, việc sản xuất vôi thủ công chủ yếu mang tính tự phát, không tuân thủ quy định pháp luật, tuy giải quyết được một số lao động có thu nhập song có nhiều mặt trái tác động không tốt đến việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững của thành phố như: Gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, canh tác nông nghiệp và mất mỹ quan khu vực.

Việc sử dụng đất không đúng quy định pháp luật, nguồn nguyên liệu đá vôi không có nguồn gốc là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lấn chiếm đất đai và khai thác đá trái phép, ảnh hưởng đến việc quản lý nguồn tài nguyên khoáng sản. Việc bán sản phẩm vôi cho các đơn vị thu mua vôi xuất khẩu của các địa phương không có hợp đồng, không thực hiện việc kê khai thuế dẫn đến thất thu nhiều tỷ đồng thuế mỗi năm trong việc tiêu thụ vôi của các cơ sở sản xuất vôi thủ công trên địa bàn thành phố.

Theo Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 9/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản, tiến tới xoá bỏ các cở sở sản xuất vôi tự phát, thủ công thiếu quy hoạch, gây ô nhiễm môi trường; Công văn số 2135/BXD-VLXD ngày 11/10/2013 của Bộ Xây dựng về việc tạm dừng cấp phép đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất vôi, những lò vôi thủ công hoạt động “chui”á, thị trấn Minh Đức có thể kiểm tra công tác quản lý nhà nước và ra quyết định đình chỉ hoạt động của các lò vôi không phép.

Đồng thời, địa phương có thể báo cáo đề nghị UBND huyện Thủy Nguyên ra quyết định và thành lập tổ công tác cưỡng chế phá dỡ lò vôi không phép. Trước thực trạng trên, đề nghị các cơ quan chức năng của huyện Thuỷ Nguyên và TP Hải Phòng sớm vào cuộc kiểm tra, đình chỉ hoạt động của những lò vôi thủ công.

Đăng Hùng

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文