Lãng phí hàng trăm công trình cấp nước sinh hoạt tập trung

07:59 19/03/2019
Hàng trăm tỷ đồng vốn đầu tư không phát huy hiệu quả, gây lãng phí lớn cho ngân sách Nhà nước. Trong khi các công trình cấp nước nằm mục nát, hoen gỉ thì người đồng bào dân tộc thiểu số hằng ngày phải sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh từ sông suối để sinh hoạt... 


Câu chuyện các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông không phát huy hiệu quả đã được các cơ quan, ban, ngành phản ánh rất nhiều nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp khắc phục triệt để. Trong khi đó, nhiều công trình mới vẫn được tiếp tục xây dựng, đầu tư và lâm vào tình cảnh “đắp chiếu” gây lãng phí tiền của…

Chưa kịp vui đã tàn…

Cũng như nhiều bon (theo cách gọi của đồng bào Mạ và Mnông; đồng bào Êđê gọi là buôn; tương đương ấp, thôn của người Kinh – PV) làng khác trên địa bàn các tỉnh Tây nguyên nói chung, tỉnh Đắk Nông nói riêng, năm 2015, bon NJiêng, xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa được hỗ trợ 700 triệu đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia để xây dựng một công trình cấp nước sinh hoạt tập trung phục vụ nước sạch cho 98 hộ.

Dẫn chúng tôi đi thăm công trình cấp nước này, ông KKhiêm (người trú bon NJiêng, xã Đắk Nia) cho biết, khi mới nghe thông tin cho đến lúc tận mắt nhìn thấy hệ thống nước sạch dẫn đến từng nhà, bản thân ông và hàng trăm người dân trong bon ai nấy đều rất phấn khởi, vui mừng vì từ nay không phải lo về việc hằng ngày phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm nữa.

Một công trình nước sạch tập trung tại thị xã Gia Nghĩa được đầu tư hàng tỷ đồng nhưng không phát huy tác dụng.

“Tuy nhiên, niềm vui đó của người dân chúng tôi cũng chỉ kéo dài hơn một năm vì tính từ đầu năm 2017 đến thời điểm này, công trình này liên tiếp bị hư hỏng và không thể sử dụng”, ông KKhiêm buồn bã nói.

Tương tự, năm 2016, bon Bu Prâng, xã Đắk NĐrung, huyện Đắk Song được Nhà nước đầu tư 500 triệu đồng cũng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia để xây dựng một công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nhằm giúp cho 50 hộ dân trong bon tiếp cận được nguồn nước sạch, đảm bảo vệ sinh.

Thế nhưng, công trình trên cũng chỉ hoạt động được khoảng một năm đầu, sau đó bị hư hỏng thường xuyên, các hộ dân phải tự góp tiền để sửa chữa nhưng do mức độ hư hại ngày càng lớn nên đến thời điểm hiện tại, công trình này đang bị bỏ hoang, các hệ thống thiết bị đã  hoen gỉ, mục nát gần hết.

Theo số liệu thống kê của tỉnh Đắk Nông, hiện toàn tỉnh có 242 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung được xây dựng với số tiền ước tính lên hàng trăm tỷ đồng để cung cấp nước sạch cho trên 25.350 hộ. Tuy nhiên, trong số này chỉ còn 56 công trình đang hoạt động hiệu quả (chiếm 23%), còn lại 186 công trình đã ngưng hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả (chiếm 77%).

Vẫn chưa có phương án xử lý dứt điểm

Trao đổi với PV Báo CAND, ông Lê Hoàng Vinh, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đắk Song cho biết, thời gian qua, địa phương có nắm được tình trạng các công trình cấp nước sinh hoạt bị xuống cấp, hư hỏng, một số đã ngừng hoạt động hoàn toàn.

“Tuy nhiên, do kinh phí khắc phục, sửa chữa quá lớn, vượt ngoài khả năng của địa phương nên chưa có biện pháp cụ thể. Hiện huyện đang rà soát tổng thể để phân loại, đối với công trình có khả năng khắc phục sẽ tiếp tục kiến nghị tỉnh cấp kinh phí sửa chữa, còn các công trình hư hỏng không thể khắc phục đề nghị tỉnh cho thanh lý sớm tránh lãng phí nguồn vốn đầu tư”, ông Vinh chia sẻ thêm.

Ông Lê Viết Thuận, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão - Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Nông cho biết qua một số kết quả kiểm tra từ các ngành chức năng tỉnh Đắk Nông, nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng các công trình nước sinh hoạt tập trung sớm bị hư hỏng là do lỗ hổng ngay từ khi tiến hành đầu tư ban đầu cho đến việc thiếu kinh phí duy tu, bảo dưỡng trong thời gian vận hành cho đến công tác tổ chức quản lý còn nhiều bất cập, hạn chế.

Hàng trăm tỷ đồng vốn đầu tư không phát huy hiệu quả, gây lãng phí lớn cho ngân sách Nhà nước. Trong khi các công trình cấp nước nằm mục nát, hoen gỉ thì người đồng bào dân tộc thiểu số hằng ngày phải sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh từ sông suối để sinh hoạt. Đã đến lúc tỉnh Đắk Nông cần phải xem xét quy định trách nhiệm cụ thể của cá nhân, tập thể khi để xảy ra lãng phí trong lĩnh vực đầu tư công này.

V.Thành-H.Hải

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文