Lo ngại về an ninh nguồn nước của đồng bằng sông Cửu Long

08:52 19/10/2019
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở tận cùng sông Me kong, nơi dòng nước chia thành các nhánh lớn đổ vào biển Đông. Vùng châu thổ này vốn trù phú và tồn tại nhờ sự bồi đắp không ngừng của phù sa dồi dào dòng sông mẹ Me kong, nhất là vào mùa lũ hàng năm. Nhờ đó, hàng thập kỷ qua, ĐBSCL đã trở thành vựa nông, thủy sản lớn nhất cả nước…

Những ngày cuối tháng 9 và đầu tháng 10-2019, TP Cần Thơ chịu tác động mạnh từ đợt triều cường, mực nước lên cao nhất lịch sử trong vòng 40 năm gần đây, gây ngập lụt đường phố, nhà cửa, ảnh hưởng giao thông, sinh hoạt, kinh doanh… của người dân địa phương.

Theo Sở TN&MT TP Cần Thơ, năm nay, mực nước thượng nguồn sông Me kong đổ về rất thấp. Tại trạm thủy văn ở Châu Đốc, mực nước chỉ vượt báo động 1, do đó, đợt ngập lụt đô thị TP Cần Thơ và các địa phương vừa qua được nhận định là do ảnh hưởng của nước biển dâng, triều cường và tình trạng sụt lún ngày càng tăng ở khu vực ĐBSCL.

Không chỉ với vai trò đảm bảo an ninh lương thực, ĐBSCL còn nổi tiếng bởi giá trị sinh thái với nhiều quần thể sinh vật đặc thù, nhiều loài đặc hữu, như: sếu đầu đỏ, cá tra dầu, cá hô, rái cá... Tuy nhiên, những năm gần đây, ĐBSCL ngày càng bị tác động từ hiệu ứng thời tiết cực đoan gây ra bởi hiện tượng biến đổi khí hậu (BĐKH). Quan ngại hơn, sự phát triển của các đập thủy điện ở thượng nguồn dòng chính Me kong những năm qua, khiến cho vấn đề an ninh nguồn nước ở hạ châu thổ sông Me kong nói chung, ĐBSCL của Việt Nam nói riêng, trở nên bức bách.

Theo Th.s Nguyễn Hữu Thiện (chuyên gia độc lập về sinh thái ĐBSCL), đối với những năm khô hạn cực đoan, xâm nhập mặn vào sâu thì không có cách nào tốt hơn là cảnh báo sớm và né, tránh thiệt hại.

“Về lâu dài, để tăng cường sức chống chịu của ĐBSCL thì cần khôi phục không gian của dòng sông, để nước có thể vào lại ruộng đồng, bắt đầu bằng việc giảm bớt một vụ lúa trong mùa lũ ở Tứ Giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười. Lũ vào được 2 vùng này thì bên dưới sẽ bớt ngập, bớt nhu cầu đê bao khép kín và để nước có thể vào ruộng, vườn. Như vậy, sang mùa khô sẽ bớt hạn và xâm nhập mặn sâu”, Th.s Nguyễn Hữu Thiện cho biết.

Triều cường dâng cao khiến nhiều tuyến đường nội đô của TP Cần Thơ bị ngập lụt đầu tháng 10 vừa qua.

Theo nhận định của các chuyên gia, nhà khoa học, việc khai thác tài nguyên nước trên thượng nguồn làm thay đổi dòng chảy nước về ĐBSCL; giảm lượng phù sa; giảm nguồn lợi thủy sản; xâm nhập mặn sâu vào nội đồng… Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu (BĐKH) là yếu tố tác động lên nguồn nước ở ĐBSCL.

Để đảm bảo nguồn nước phục vụ trồng trọt, sản xuất, sinh hoạt tại ĐBSCL, các nhà khoa học cho rằng, cần tăng cường quan trắc, dự báo sớm tình hình hạn, mặn cho nhân dân biết để chủ động triển khai các giải pháp trữ nước ngọt phục vụ sản xuất…

Đức Văn

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

Để chứng minh năng lực kinh nghiệm của mình, Liên danh Công ty cổ phần Xây lắp Thủy sản II và Công ty cổ phần Xây dựng vận tải đầu tư kinh doanh nhà Hải Đăng đã “phù phép” biến dự án xây dựng mà liên doanh đã thực hiện có tổng trị giá khoảng 59 tỷ đồng thành dự án 147 tỷ đồng để đủ điều kiện dự thầu và sau đó trúng thầu dự án có tổng trị giá hơn 190 tỷ đồng ở huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文